Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Trang 72 - 77)

Bên cạnh những mặt làm được thì công tác QT CP của SHB Hà Nội vẫn còn tồn tại những vấn đề sau:

a) Những hạn chế:

Công tá C xây dựng Kế h oạ ch CP còn nh í ều h ạ n ch ế

Việc xây dựng Kế hoạch CP hoạt động chưa được xây dựng từng mảng huy động, dịch vụ, tín dụng.... , mà mới kế hoạch CP hoạt động đến toàn Chi nhánh/ PGD. Vì vậy công tác đánh gi á kế hoạch thực hiện CP hoạt động mất nhiều thời gian để tổng hợp lên số liệu của toàn Chi nhánh/ Toàn PGD.

Công tác lập kế hoạch tuy đã thực hiện trên cơ sở của 2 phương pháp từ trên xuống và từ dưới lên, tuy nhiên vẫn chưa có một số điểm chưa có điểm chung giữa hai phương pháp này. Tuy nhiên việc lập kế hoạch CP của SHB vẫn là sự thỏa thuận giữa Đơn vị Kinh doanh và Ban Kế hoạch để đưa ra số liệu thực tế của Đơn vị Kinh doanh . Đối với kế hoạch CP tiền lương thì căn cứ vào định biên nhân sự dự kiến và mức lương QĐ hiện hành nhưng lại không căn vào biến động trên thị trường cho nên vẫn có độ chênh lệch giữa CP thực tế và CP tuyển mới.

Việc lập kế hoạch CP vẫn căn vào số liệu quá khứ và định mức. Có một số định mức đã không còn phù hợp với tình hình thực tế: như giấy in, mực in. vì vậy hàng năm s phải có các tờ trình phê duyệt ngoài kế hoạch.

Kế hoạch CP nói riêng cũng như kế hoạch CP nói chung thường được xây dựng mất nhiều thời gian, chưa có phương pháp thống nhất trong việc xây dựng kế hoạch vì vậy phải mất thời gian làm đi làm lại rất nhiều và thường đến cuối quý I của năm tiếp theo mới ra được kế hoạch cho cả năm

Tại chi nhánh hiện nay, chưa tách bạch giữa người thực hiện CP với người kiểm soát CP. Tất cả công việc quản lý CP đều do một đơn vị là phòng Ke toán của chi nhánh thực hiện . Điều này không đảm bảo tính độc lập trong khâu thực hiện và dễ xảy ra sai sót.

Hiện tại Bộ phận Kế toán Tổng hợp tại Chi nhánh đảm nhiệm khâu tổng hợp số liệu, đánh gi á tình hình thực hiện kế hoạch CP của các Phòng giao dịch trực thuộc và gửi cho Trưởng phòng Kế to án Chi nhánh . Trưởng phòng Kế toán CN sẽ căn cứ vào tình hình của từng đơn vị đưa ra c ác giải pháp, kiến nghị để tham mưu cho Gi ám đốc Chi nhánh . Năm 2018 bộ phận Kế toán Tổng hợp tại Chi nhánh có 4 nhân sự ( nhưng 2 nhân sự đang nghỉ sinh) vì vậy để thực hiện đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cho 14 PGD chi nhánh mất khoản một tuần và trong khi còn thực hiện các công việc khác của mảng kế toán Tổng hợp vì vậy không chuyên sâu và phần kiến nghị giải pháp chỉ tập trung ở Trưởng phòng Kế toán.

Vì vậy cũng còn rất nhiều hạn chế trong Kế toán QT tại đơn vị. Thực chất Kế toán QT tại chi nhánh mới chỉ dừng lại ở khâu kiểm soát số liệu của chi nhánh so với Kế hoạch trong năm chứ chưa thực hiện được chuyên sâu QT CP.

Một số CP C h ưa kiểm soá t đ ược

Đối với mảng CP dự phòng là Đơn vị chưa thực hiện kiểm so át được số liệu do thứ nhất báo cáo dự phòng của c ác Đơn vị tại SHB đều do bộ phận Hỗ trợ tín dụng tại Đơn vị thực hiện với ngành dọc sau đó mới gửi lại cho Phòng Kế toán tại Đơn vị. Phòng Kế toán tại đơn vị thực hiện lưu và theo dõi số liệu trích dự phòng do Ban Kế toán tại Hội sở chính thực hiện hạch toán. Vì vậy không chủ động được số liệu về CP dự phòng. CP này nó phụ thuộc vào nhóm nợ thực tế của Chi nhánh và đối với phần dự phòng thì Phòng Kế to n Chi nh nh chưa dự kiến được khoản vay nào có thể chuyển nhóm từ đó dưa ra c ác giải pháp phù hợp. Mảng CP này chiếm tỷ lệ cũng khá cao trong tổng CP của Đơn vị chẳng hạn như năm 2017 CP dự phòng của Chi nh nh tăng đột biến làm lợi nhuận của Chi nhánh bị giảm sút.

Phần CP thứ hai Chi nh nh chưa kiểm so t được đó là c c CP phân bổ do Hội sở thực hiện Đó là c c CP chung của toàn hàng và hàng tháng Hội sở thực hiện

phân bổ cho c ác đơn vị. Mảng phân bổ này có rất nhiều QĐ vì vậy các Đơn vị chưa nắm rõ được tiêu thức phân bổ như thế nào để có thể dự kiến chính xác trong kế hoạch CP của Đơn vị.

Phần thứ ba chi nhánh không kiểm so át được CP đó là CP xử lý nợ: hàng năm CP để trang trải cho các khoản xử lý nợ phải thu khó đòi cũng lớn nhưng nó lại phụ thuộc vào từng địa bàn và từng vụ kiện cho nên khoản CP này khó có thể kiểm soát được CP trong năm phát sinh mà thường căn vào CP thực tế . Tuy đã có QĐ tại Hội sở chính là CP xử lý nợ của từng mỗi món không vượt quá 3% số tiền thu hồi nhưng thực tế vẫn còn một số món vượt đinh mức và vẫn phải chi để có thể thu hồi được tài sản đảm bảo.

Đối vớ v í ệ C h ạ C h toá n, g h í nh ận, t h eo dõi CP

SHB Hà nội đ thực hiện hạch toán, ghi nhận CP hoạt động quản l đến từng Khối/Ban/Trung tâm/Phòng/Bộ phận tại CN/ PGD nhưng chưa ghi nhận được chi tiết cho từng NV do vậy CP chưa tính được mỗi NV có thể mang lại hiệu quả bao nhiêu mà chỉ có thể tính trung bình của mỗi NV hàng năm .

Một số CP chưa được ghi nhận chi tiết theo yêu cầu của QT nội bộ ví dụ như tài sản cố định hiện nay gắn cho các bộ phận không chính xác chủ yếu là gắn cho Gi m đốc của phòng Hành chính chứ không phải gắn cho cá nhân sử dụng tài sản vì vậy CP khấu hao cho các phòng ban thì có thể kiểm so t được nhưng cho từng NV là không chính xác. Mặt khác không tách rời được là CP nào có thể sử dụng cho mảng ngân quỹ, dịch vụ, Công nghệ Thông tin, TTQT . . Điều này cũng gây khó khăn trong việc đ nh gi hiệu quả của từng mảng nghiệp vụ.

b) Nguyên nhân

Một là tại SHB hầu như chưa có văn bản nào hướng dẫn chính thức về công tác QT CP để định hướng cho NV. Hầu hết c ác văn bản đều là đơn lẻ, rời rạc và chưa thống có sự thống nhất giữa các quyết định.

Hai là, hệ thống công nghệ thông tin vẫn còn một số mặt hạn chế: Tuy Ngân hàng đầu tư vào hệ thống công nghệ tuy nhiên hệ thống vẫn chưa đ p ứng được về việc phân bổ CP hoặc quản lý CP đến từng NV vì vậy gây khó khăn trong công t c

đánh giá hiệu quả mang lại đến từng NV đặc biệt là bộ phận back. Mặt khác trong năm 2017-2018 sự biến động rất lớn của Khối CNTT dẫn đến các yêu cầu hỗ trợ về mặt hệ thống chưa được xử lý kịp thời, mất nhiều thời gian cho c ác đơn vị.

Ba là, hệ thống tài khoản hiện tại đang phân tách chi tiết theo cá nhân, KHDN, KHDN lớn nhưng lại không có tiêu chí rõ ràng để có thể bóc tách được các CP trên. Chẳng hạn như CP về ngân quỹ để bóc tách cho từng mảng cá nhân, KHDN, KHDN lớn lại gặp khó khăn vì chi ngân quỹ là chi chung cho toàn bộ bộ khách hàng như tiêu chí phân bổ thì lại phân bổ cho doanh thu ngân quỹ của từng đối tượng tuy nhiên có những đơn vị doanh thu của c ác đối tượng trên chưa phát sinh vậy việc phân bổ CP như thế nào. Nhìn chung mảng phân bổ tại Đơn vị đang thực hiện phân bổ theo các tiêu thức của Tài chính đưa ra nhưng vẫn chưa chính xác và còn rất nhiều hạn chế. Việc xây dựng quy trình quản lý tạo điều kiện cho Hội sở quản lý dễ dàng việc thực hiện hạch toán, theo dõi tình hình thực hiện CP của đơn vị, nhưng gây khó khăn cho Chi nhánh. SHB Hà Nội không quản lý được số liệu hạch toán của mình, bị động trong việc theo dõi CP.

Việc hạch toán theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán, có một số khoản mục do Chi nhánh Hà Nội tự chủ động hạch to án, nhưng có những khoản mục s ẽ do Kế toán hội sở hạch toán. Điều này gây khó khăn cho CN Hà Nội trong công tác kiểm so t được CP đặc biệt là các ngày cuối tháng, cuối năm.

Bốn là, tiêu thức tính định mức CP do Hội sở QĐ, không phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị như CP taxi đi lại khi đi công tác, CP phòng nghỉ, CP mực in, giấy in...

Năm là, do hệ thống phần mềm của SHB chưa có khả năng ghi nhận CP chi tiết đến mức độ khách hàng, sản phẩm. Mặt khác do SHB chưa xây dựng được một nguyên tắc phân bổ CP thống nhất đến cấp độ khách hàng, sản phẩm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dựa trên các lý thuyết về QT CP, hiệu quả sử dụng QT CP ở chương 1, chương này tác giả giới thiệu về cơ cấu tổ chức, khái quát về tình hình kinh doanh của SHB Hà Nội trong giai đoạn năm 2016-2018. Mặt khác tác giả cũng đưa ra các công cụ để đánh giá hiệu quả sử dụng CP tại SHB Hà Nội so với các Chi nhánh nằm trong top đầu của SHB.

Từ thực trạng thực tế của Chi nhánh, tác giả đã đánh giá c ác mặt làm được, các mặt hạn chế trong công tác QT tại Chi nhánh cũng như chỉ rõ được nguyên nhân để không phát huy được công tác hiệu quả QT tại Đơn vị. Từ đó để có thể đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QT CP tại chi nhánh SHB Hà Nội trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆ N QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI NHTMCP SÀI G ÒN - HÀ Nộ I , ĐƠN VỊ CHI NHÁNH HÀ NỘ I

Một phần của tài liệu (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w