Kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TỎNG HỢP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CỦA CƠ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC (Trang 62 - 107)

5. Kết cấu luận văn

2.1.4. Kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

Đây là bước cuối cùng của một cuộc kiểm toán, nó còn được xem như một bước để minh chứng cho những kiến nghị kiểm toán, kiểm chứng tính khả thi của mỗi kiến nghị kiểm toán được nêu lên trong báo cáo kiểm toán và các biên bản kiểm toán chi tiết. Giai đoạn nầy bao gồm các công việc sau:

- Theo dõi đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán - Lập, phê duyệt và thông báo kế hoạch kiểm tra

- Tiến hành kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Tuy nhiên trong phạm vi của luận văn này tác giả không đi sau vào phân tích nội dung trong mục 2.1.3 lập báo cáo kiểm toán và 2.1.4 kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị của kiểm toán.

2.2. Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán tổng hợp báo cáo quyết toán NSĐP

Trong bất kỳ một cuộc kiểm toán nào kiểm toán tổng hợp luôn là tiền đề, là nền móng của cuộc kiểm toán đó. Thông thường kiểm toán tổng hợp báo cáo quyết toán NSĐP trong thời gian qua được quy định thực hiện ngay từ khi bắt đầu kiểm toán và đan xem trong suốt quá trình kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán, cũng đủ để cho thấy tầm quan trọng của kiểm toán tổng hợp. Do vậy đánh giá được những mặt đạt được và những hạn chế của công tác kiểm toán tổng hợp báo cáo quyết toán NSĐP trong thời gian qua của của cơ quan Kiểm toán Nhà nước Khu vực I sẽ giúp chúng ta đưa ra được những giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm toán tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách địa phương của cơ quan Kiểm toán Nhà nước.

Trong những năm gần đây, hằng năm KTNN đã tổ chức thực hiện kiểm toán quyết toán NSĐP của 40% đến 50% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hoạt động kiểm toán NSĐP đã từng bước được hoàn thiện, chất lượng kiểm toán ngày càng được nâng cao, kết quả kiểm toán quyết toán NSĐP các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã góp phần quan trọng trong báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN, kiến nghị tăng thu, giảm chi NSNN nhiều tỷ đồng, đóng góp nhiều ý kiến hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, ngân sách cho các địa phương được kiểm toán; kiến nghị với các cơ quan chức năng của Nhà nước bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về quản lý tài chính, ngân sách; dần tiến tới kết quả kiểm toán là cơ sở

cho HĐND các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách và hoạt động kiểm toán quyết toán NSĐP trở thành một công việc thường niên đối với tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của Luật NSNN cũng như Luật KTNN.

2.2.1 Kết quả đạt được trong công tác kiểm toán tổng hợp báo cáo quyết toán NSĐP

Về góc độ chuyên môn, kiểm toán tổng hợp quyết toán NSĐP đã đạt được những thành công nhất định:

Thứ nhất về kế hoạch kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán đều được lập

theo đúng kết cấu và đủ những nội dung cơ bản theo mẫu quy định của KTNN. Một số kế hoạch kiểm toán có chất lượng tốt, các nội dung, mục tiêu, phương pháp kiểm toán được xác định cụ thể rõ ràng và phân công hợp lý, làm cơ sở tốt cho việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra các nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị phù hợp; các kế hoạch kiểm toán chi tiết đã bám sát vào kế hoạch tổng quát đã xác định được trọng yếu, rủi ro kiểm toán và những nội dung kiểm toán phù hợp với thực tế của đơn vị, phù hợp với mục tiêu kiểm toán Nhà nước hướng dẫn, tuân thủ chuẩn mực, quy trình kiểm toán. Khi tiến hành kiểm toán tổng hợp tại các cơ quan quản lý tổng hợp tài chính, ngân sách cấp tỉnh các Tổ trưởng tổ kiểm toán đều xây dựng đề cương chi tiết phù hợp với các nội dung của quy trình ngân sách và trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán theo đúng quy trình, chuẩn mực quy định của KTNN. Do đó làm căn cứ tốt cho việc tổ chức thực hiện kiểm toán.

Thứ hai về quy trình kiểm toán NSĐP nói chung và quy trình kiểm toán tổng hợp báo báo cáo quyết toán NSĐP nói riêng

Quy trình kiểm toán NSĐP trình tự tiến hành các công việc của một cuộc kiểm toán ngân sách phù hợp với diễn biến khách quan của quá trình

thu- chi ngân sách nhà nước, được áp dựng chung cho các cuộc kiểm toán ngân sách các cấp, hiện tại quy trình kiểm toán này tuân thủ và phù hợp với quy trình kiểm toán của KTNN nói chung và quy trình kiểm toán NSNN nói riêng bao gồm 4 bước: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và lưu giữ hồ sơ kiểm toán, kiểm tra theo dõi việc thực hiện kiến nghị của KTNN.

Quy trình kiểm toán tổng hợp quyết toán NSĐP hiện đang áp dụng về cơ bản đã đáp ứng được một số yêu cầu của một quy trình kiểm toán kiểm toán nhà nước đối với tất cả các hình thức kiểm toán: kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động. Xây dựng quy trình kiểm toán NSĐP nói chung và kiểm toán tổng hợp quyết toán NSĐP nói riêng là phát huy kế thừa những thành tựu và khắc phục những tồn tại của các quy trình, cách thức tiến hành hiện tại, nhằm góp phần hoàn thiện các quy định hiện có của quy trình. Trên cơ sở đó giúp KTV hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán với chất lượng, hiệu quả cao hơn.

Quy trình kiểm toán tổng hợp quyết toán NSĐP về cơ bản đã bám sát quá trình ngân sách, luật ngân sách nhà nước hiện hành, quy trình kiểm toán ngân sách địa phương hiện hành. Đã phản ánh đúng tính quy luật vận động của quá trình ngân sách. Quy trình kiểm toán tổng hợp quyết toán NSĐP đã thể hiện được trình tự các bước công việc của kiểm toán, như: xác nhận tính chính xác và hợp pháp của số liệu, tài liệu trong các báo cáo quyết toán thu, chi NSĐP; các trình tự tập hợp các thông tin về dự toán thu- chi ngân sách; quản lý các khoản thu nộp, cấp phát ngân sách;...

Ngoài ra quy trình này còn thể hiện được trình tự các bước công việc của kiểm toán, như : xác nhận tính chính xác và hợp pháp của số liệu, tài liệu trong các báo cáo quyết toán thu , chi NSĐP; các trình tự tập hợp các thông

tin về dự toán thu- chi ngân sách; quản lý các khoản thu nộp, cấp phát ngân sách;...

Thứ ba về Báo cáo quyết toán

Đa số các Báo cáo kiểm toán được lập đúng thời hạn, đúng nội dung, mẫu biểu quy định. Báo cáo kiểm toán cơ bản đã đánh giá một cách khái quát tình hình quản lý, điều hành ngân sách của địa phương, phát hiện ra những sai phạm tồn tại trong quá trình điều hành ngân sách. Từ đó đưa ra các kiến nghị xử lý sai phạm. Chất lượng các ý kiến đánh giá ngày càng cao, các kiến nghị ngày càng có tính khả thi cao, được đơn vị nghiêm chỉnh thực hiện.

Chính những thành công trong công tác chuyên môn đã góp phần làm cho kết quả kiểm toán ngày càng cao. Kể từ ngày thành lập đến nay cơ quan KTNN Khu vực I đã thực hiện 124 cuộc kiểm toán trong đó có 84 cuộc kiểm toán ngân sách địa phương. Hầu hết các địa phương đã được kiểm toán ít nhất là 2 lần, thậm chí có địa phương đã kiểm toán đến lần thứ 3, thứ 4. Qua công tác kiểm toán đã phát hiện ra những khoản tăng thu, tiết kiệm chi cho NSNN và đưa vào quản lý qua ngân sách hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể, từ khi Luật KTNN có hiệu lực thi hành (năm 2006) đến nay KTNN khu vực I đã kiến nghị xử lý tài chính: 4.723 tỷ đồng, trong đó:

Kiến nghị tăng thu NSNN: 839 tỷ đồng Kiến nghị giảm chi NSNN: 852 tỷ đồng

Kiến nghị ghi thu ghi chi đưa vào quản lý ngân sách: 627,9 tỷ đồng

Kiến nghị thu hồi các khoản cho vay, tạm ứng sai quy định: 593,1 tỷ đồng

Kiến nghị khác: 1.811 tỷ đồng

Riêng kiểm toán NSTP Hà Nội năm 2009, ngoài những kiến nghị về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, đoàn kiểm toán đã kiến nghị tăng thu NSNN 481,5 tỷ đồng, Giảm chi NSNN 199 tỷ đồng.

Những con số trên phần nào nói lên kết quả của công tác kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực I, đây cũng là những số liệu để minh chứng cho những sai sót trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN của các địa phương. Ngoài ra trong các Báo cáo kiểm toán do KTNN khu vực I thực hiện đã đánh giá khái quát tình hình quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách của các địa phương, phát hiện ra các sai sót trong công tác điều hành, quản lý, từ đó đưa ra các kiến nghị. Ngoài các kiến nghị về xử lý tài chính, KTNN Khu vực I cũng đã kiến nghị địa phương, cơ quan Nhà nước hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hàng trăm văn bản pháp luật để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thông qua hoạt động kiểm toán của mình KTNN đã góp phần tích cực tạo ra nề nếp quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại các địa phương. Công tác quản lý tài chính, kế toán, trình độ cán bộ làm công tác quản lý tài chính ngân sách tại địa phương được nâng lên một bước.

KTNN không chỉ cung cấp thông tin cho UBND và các sở ban ngành là những cơ quan quản lý ngân sách địa phương mà còn cung cấp thông tin thiết thực cho việc quyết định ngân sách, giám sát ngân sách và đặc biệt là phê chuẩn quyết toán ngân sách của HĐND. Hoạt động của các Đoàn kiểm toán nhà nước tại địa phương, nhất là từ khi có Luật KTNN được ban hành đã có sự phối hợp chặt chẽ với HĐND, quan tâm tới việc trao đổi thông tin để nắm bắt tình hình quản lý ngân sách địa phương, cung cấp thông tin kịp thời về hoạt động kiểm toán cũng như kết quả kiểm toán sơ bộ để tham vấn ý kiến của HĐND. Đây chính là những hoạt động thiết thực không chỉ góp phần vào nâng cao chất lượng kiểm toán mà còn tạo điều kiện để HĐND có nguồn thông tin tin cậy, kịp thời phục vụ cho hoạt động của mình.

Thông qua kết quả kiểm toán, KTNN cung cấp những thông tin về tình hình c hấp hành ngân sách và đề xuất những giải pháp với Quốc hội, Chính

phủ nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, lập và phân bổ dự toán NSNN, phê chuẩn Tổng quyết toán NSNN.

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân trong công tác kiểm toán tổng hợp báo cáo quyết toán NSĐP

2.2.2.1 H ạn chế

Tuy được đánh giá là có hiệu quả trong quá trình làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, nhưng công tác kiểm toán quyết toán NSĐP sau một thời gian hoạt động đã bộc lộ không ít thiếu sót. Những hạn chế đó bao gồm cả những hạn chế ngay trong cách tổ chức làm việc của cơ quan KTNN và các hạn chế do điều kiện khách quan mang lại. Và quá trình kiểm toán tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách địa phương cũng không nằm ngoài những hạn chế đó.

Thứ nhất về kế hoạch kiểm toán

Chưa có sự phù hợp giữa kế hoạch kiểm toán tổng hợp với kế hoạch chi tiết của tổ kiểm toán.

Công tác khảo sát thu thập thông tin lập kế hoạch kiểm toán tổng hợp mới chủ yếu tiến hành ở việc tổng hợp từ các báo cáo, tài liệu do các cơ quan quản lý tổng hợp cấp tỉnh cung cấp do vậy chưa xem xét, đánh giá thỏa đáng về tình hình thu chi ngân sách cũng như hiệu lực, độ tin cậy, những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, nội dung, mục tiêu kiểm toán còn chung chung, chưa gắn với các số liệu và tình hình cụ thể của đơn vị được kiểm toán. Do vậy một số kế hoạch kiểm toán chi tiết khó khăn trong việc xác định nội dung mục tiêu cụ thể để bố trí thời gian và nhân lực phù hợp.

Kế hoạch của kiểm toán tổng hợp quyết toán NSĐP của nhiều cuộc kiểm toán chưa có phần đánh giá hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ, phân tích những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý tài chính, kế toán cũng như những vấn đề nổi cộm về tình hình tài chính của đơn vị được kiểm

toán làm căn cứ xác định trọng yếu, rủi ro kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán; Thời gian kiểm toán tổng hợp ít và chưa hợp lý, mặc dù theo quyết định kiểm toán thì thời gian thực hiện kiểm toán từ khi bắt đầu kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán (60 ngày nhưng thực tế chỉ khoảng 7 ngày làm việc vào cuối đợt, trước khi kết thúc cuộc kiểm toán) thời gian chủ yếu kiểm toán chi tiết tại các đơn vị, trong khi nội dung kiểm toán tổng hợp tại các cơ quan quản lý tổng hợp như cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nước, cơ quan Kế hoạch Đầu tư, cơ quan Hải quan là những nội kiểm toán cơ bản của cuộc kiểm toán ngân sách địa phương.

Việc phổ biến kế hoạch kiểm toán tổng hợp cho kiểm toán viên trước khi triển khai thực hiện kiểm toán còn chưa kịp thời đầy đủ; thậm chí có nhiều đoàn kiểm toán không thực hiện dẫn tới các tổ kiểm toán thực hiện kiểm toán không bám sát các mục tiêu, trọng yếu và nội dung kiểm toán cụ thể.

Hạn chế trên đây của kế hoạch kiểm toán tổng hợp cũng làm hạn chế tác dụng trong triển khai, chỉ đạo hoạt động kiểm toán và hạn chế đến chất lượng kiểm toán.

Thứ hai về thực hiện kiểm toán

* về nội dung và hồ sơ kiểm toán tổng hợp chưa tốt

Qua xem xét hồ sơ một số cuộc kiểm toán cho thấy: kế hoạch kiểm toán chi tiết của các tổ kiểm toán khi tiến hành kiểm toán tổng hợp tại các cơ quan quản lý không thể hiện đầy đủ mục tiêu, nội dung kiểm toán quan trọng đã xác định trong kế hoạch kiểm toán tổng quát; kế hoạch kiểm toán chi tiết của các tổ kiểm toán tổng hợp còn chưa phù hợp với nội dung hoạt động, chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan đơn vị cấp tỉnh trong hệ thống quản lý tài chính ngân sách của địa phương; nhật ký kiểm toán còn mang tính hình thức, sơ sài, không đúng yêu cầu “ hồi ký”.

Mặt khác do chưa có mẫu biểu cụ thể về biên bản kiểm toán, biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán đối với các cơ quan quản lý tổng hợp nên khi kiểm toán tổng hợp tại các cơ quan này đoàn kiểm toán, các tổ kiểm toán chưa có sự chỉ đạo và kiểm soát thống nhất về hồ sơ và tài liệu làm việc của đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán cũng như của các kiểm toán viên.

Bên cạnh đó kế hoạch kiểm toán tổng thể ban đầu của một địa phương hiện nay chưa xác định đủ, cụ thể các nội dung kiểm toán tổng hợp. Do vậy quá trình thực hiện kiểm toán còn khá nhiều nội dung quan trọng chưa được thực hiện. Nhiều tổ kiểm toán không lập kế hoạch chi tiết kiểm toán tổng hợp, không lập biên bản xác nhận số liệu kiểm toán tổng hợp và kiểm toán viên không ghi nhật ký kiểm toán tổng hợp. Việc không thực hiện kiểm toán đầy đủ các nội dung kiểm toán tổng hợp, đặc biệt là nội dung về điều hành thu, chi ngân sách và không có biên bản xác nhận số liệu kiểm toán, dẫn tới không có đủ bằng chứng thuyết phục cho các nhận xét, kết luận, kiến nghị kiểm toán về các nội dung, mục tiêu kiểm toán tổng hợp và xác nhận tính đúng đắn, hợp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TỎNG HỢP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CỦA CƠ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC (Trang 62 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w