thông qua
phát mại tài sản đảm bảo
Biện pháp thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng đuợc uu tiên đặt lên hàng đầu. Cán bộ ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các khách hàng có những khoản nợ xấu. Nếu hoàn cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, cán bộ ngân hàng có thể tìm hiểu, để có thể đề xuất ra các phuơng án, giải pháp giúp họ có thể vuợt qua . Từ đó họ có thể cải thiện đuợc tình hình sản xuất kinh doanh, thu hồi lại đuợc vốn, có thể hoàn trả đuợc nợ ngân hàng.
Ngân hàng cũng có thể xem xét, cơ cấu lại nợ cho khách hàng theo chủ truơng xử lý nợ xấu gắn với tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng truởng kinh tế theo Đề án xử lý nợ xấu của Chính phủ. Thông tu
39/2016/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành mới đây quy định rõ về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng. Theo Thông tư này, tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Đối với các khoản nợ xấu không thể cơ cấu, khách hàng không còn khả năng trả nợ, chi nhánh chủ động xử lý các TSĐB. Mới đây, Nghị quyết xử lý nợ xấu được Quốc hội thông qua (Nghị quyết 42/2017/QH14) đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để Chính phủ có khuôn khổ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu.