Kiến nghị với Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu (Trang 95 - 98)

- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng

Đây là những vấn đề liên quan tới công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có sự xác minh của bên kiểm toán, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và chuyển nhuợng bất động sản hay các thủ thục phân chia tài sản, phá sản trong các quan hệ dân sự nhu hôn nhân, thừa kế... Hệ thống pháp lý ngày càng thống nhất, đồng bộ thì quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ xấu trở nên nhanh chóng, đơn giản, ngăn ngừa một cách hiệu quả các tiêu cực dẫn đến nợ xấu phát sinh.

- Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo

Chính phủ cần bảo đảm sự đồng bộ trong toàn hệ thống đảm bảo tiền vay, từ khâu thẩm định, xem xét, đánh giá, chấp nhận biện pháp đảm bảo và tài sản bảo đảm cũng như kiểm soát, đánh giá lại các tài sản và giải quyết tài sản khi khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ, lưu ý nhất là hình thức bảo đảm tiền vay bằng quyền sử dụng đất, bất động sản.

Hiện nay, việc cung cấp các văn bản pháp lý về quyền sở hữu tài sản đã được quan tâm. Tuy nhiên, để có được một văn bản đó, chủ sở hữu cũng gặp phải vô số phiền nhiễu vì các thủ tục và sự chậm trễ của cơ quan chức năng. Do vậy cần tạo điều kiện, đẩy nhanh quá trình hoàn thiện các văn bản pháp lý này. Sự điều chỉnh này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong việc phát mại TSĐB để xử lý nợ. Nợ có liên quan đến các vụ án,TSĐB đã được tuyên giao cho ngân hàng nhưng cơ quan Nhà nước vẫn không công chứng quyền sở hữu cho TSĐB do không đủ giấy tờ về quyền sở hữu hoặc quyền sự dụng, giá trị định giá quá cao so với giá thị trường,... Ngoài ra, TSĐB được bàn giao, siết nợ thường rất khó bán hoặc không bán được, bán không đủ thu hồi đủ nợ do TSĐB không hội tụ đủ các yếu tố pháp lý.

Xử lý TSĐB cũng là một trở ngại đối với ngân hàng khi họ chưa được tự phát mại tài sản, nhất là khi khách hàng không hợp tác và cơ quan chức năng nhiều khi chưa hỗ trợ hiệu quả. Chính phủ nên sửa đổi theo hướng ngân hàng được tự bán tài sản , không phụ thuộc cơ quan chức năng và cho ngân hàng cơ chế đặc biệt để hoàn thiện thủ tục pháp lý khi bán TSĐB.

Việc xử lý TSĐB là quyền sử dụng đất phải linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế nhằm đảm bảo lợi ích của các bên, trong đó, chú trọng giải phóng nhanh TSĐB, tạo điều kiện cho các TCTD duy trì hoạt động. Trường hợp các bên liên quan không thỏa thuận được với nhau trong quá trình xử lý TSĐB là quyền sử dụng đất thì phải thông qua tổ chức bán đấu giá chuyên trách. Tuy

nhiên, không nhất thiết bất cứ trường hợp nào cũng phải thông qua tổ chức này,vì như vậy vừa hạn chế khả năng tự xử lý, vừa phát sinh thêm nhiều thủ tục,kéo dài thời gian, tốn kém chi phí.

- Thiết lập hạ tầng tài chính vững chắc

Hạ tầng tài chính bao hàm: các chuẩn mực, quy tắc, quy định về kế toán, kiểm toán, về quản trị doanh nghiệp; các hệ thống thanh toán; khuôn khổ pháp lý điều tiết và giám sát hoạt động của thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng v.v... nhằm tới mục tiêu hỗ trợ cho hệ thống tài chính hoàn thành tốt vai trò trung gian tài chính của mình, bảo đảm về tốc độ và chi phí chu chuyển vốn, về khả năng truyền tải và phân tán rủi ro tài chính.

Một hạ tầng tài chính vững mạnh rõ ràng là điều kiện tiền đề quan trọng bảo đảm cho các định chế tài chính (quan trọng nhất là các NHTM) hoạt động tốt và các thị trường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ) vận hành trôi chảy. Cũng như thế, các cơ quan điều tiết và giám sát tài chính - ngân hàng mới có môi trường hoạt động cần thiết để phát huy đầy đủ vai trò của mình. Nếu thiếu một hạ tầng tài chính vững chắc, các cơ quan điều tiết và giám sát tài chính - ngân hàng dù cố gắng nhưng có thể vẫn thất bại khi thực thi sứ mệnh của mình. Không ai khác, chính Chính phủ và các cơ quan giúp việc liên quan như NHNN, Bộ Tài chính v.v... phải đảm đương vai trò thiết lập hạ tầng tài chính vững mạnh cho hệ thống TCTD có thể hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả.

- Hoàn thiện thị trường mua bán nợ xấu của ngân hàng.

Hiện nay, bên cầu về mua nợ chỉ có DATC, VAMC và khoảng 20 công ty mua bán nợ trực thuộc ngân hàng. Và hiện chỉ có DATC thuộc Bộ tài chính với số vốn 2.481 tỷ đồng là tương đối lớn. Hầu hêt các AMC khác đều có quy mô vốn nhỏ nên gặp nhiều khó khăn khi xử lý những món nợ xấu lớn. Việc cho ra đời VAMC chỉ được coi như biện pháp mang tính chất tạm thời của xử

lý nợ vì bản thân VAMC chỉ sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua bán nợ giúp các ngân hàng làm sạch tạm thời bảng cân đối kế toán mà chua thực sự tham gia trực tiếp vào quá trình xử lý nợ xấu. VAMC cần đuợc giao quyền lực đủ mạnh, cần đuợc giao cụ thể với nguồn ngân sách nhất định gắn với thời hạn cụ thể để giúp xử lý các khoản nợ xấu. Tuy nhiên cần làm rõ rằng VAMC là công ty quản lý tài sản chứ không phải là kho luu trữ nợ xấu của hệ thống tài chính.

- Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai

Ở các quốc gia phát triển đều có hệ thống thông tin quốc gia công khai. Hệ thống này đuợc xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối từ địa phuơng đến trung uơng, do đó dễ dàng cho việc tra cứu,tìm hiểu thông tin. Có những loại thông tin tự do, có những loại thông tin cần phải mua hoặc chỉ những tổ chức nhất định mới đuợc khai thác. Hệ thống này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngân hàng trong việc tra cứu thông tin khách hàng, giảm đuợc thời gian và chi phí tìm kiếm. Ở Việt Nam hiện nay, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan quản lý, thông tin chua đuợc tin học hóa mà chủ yếu luu trữ duới dạng văn bản giấy tờ, do vậy việc tra cứu rất khó khăn, mất thời gian, đôi khi thông tin còn bị thất lạc, mờ, hu hỏng, rách nát. Vì vậy, hầu hết NHTM thuờng không có đầy đủ thông tin về lịch sử khách hàng.

Một phần của tài liệu (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w