Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chovay đối với khách

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 29)

khách

hàng cá nhân

1.4.1. Yếu tố khách quan

Yếu tố môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến cả ngân hàng và khách hàng vay tiền. Khi nền kinh tế mở cửa, các hoạt động kinh doanh phát triển thì khách hàng có nhu cầu vay tiền nhiều hơn, mặt khác khi nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thâp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, do đó nhu cầu vay tiêu dùng cũng tăng. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nền kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế giảm, do đó dư thừa ứ đọng vốn, không những hoạt động cho vay không được mở rộng mà còn bị thu hẹp.

Yếu tố môi trường pháp lý

Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động NH nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Không có pháp luật hoặc các chính sách ban hành không phù hợp sẽ tạo khe hở cho các bên tham gia quan hệ tín dụng. Lĩnh vực cho vay chịu chi phối không chỉ bởi luật các tổ chức tín dụng mà còn rất nhiều bộ luật liên quan như: Luật dân sự, luật đất đai, . . . .Nếu hệ thống pháp luật ban hành không đầy đủ,

chưa thật phù hợp với các ban ngành, các đơn vị có liên quan đến hoạt động tín dụng thì có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Một hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ, khoa học, không rườm rà cùng các cơ quan luật pháp thực thi nghiêm minh, công bằng sẽ là điều kiện cho mọi đối tượng làm ăn chân chính được bảo vệ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng được diễn ra thông suốt và hiệu quả.

Yếu tố môi trường xã hội - chính trị

Khách hàng và Ngân hàng thực hiện quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tín nhiệm giữa hai bên. Vì vậy sự tín nhiệm là cầu nối mỗi quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng. Uy tín của Ngân hàng trên thị trường ngày càng cao thì sẽ thu hút được lượng khách hàng ngày càng đông. Mối quan hệ xã hội thể hiện cụ thể giữa Ngân hàng và khách hàng là nhân tố không kém phần quan trọng quyết định tới quy mô, phạm vi hoạt động của mỗi Ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.

Nhân tố chính trị cũng có ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động tín dụng. Thật vậy, một quốc gia không có sự biến động về chính trị hay không xảy ra chiến tranh là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú trọng tới an toàn của vốn đầu tư. Tình hình kinh tế chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đất nước. Riêng đối với Ngân hàng, nó có ảnh hưởng tới việc huy động, cho vay và đầu tư vốn của Ngân hàng. Điều đó có ý nghĩa là nhân tố này ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Yếu tố khách hàng

Thứ nhất, năng lực tài chính của khách hàng. Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định.

Thứ hai, nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng. Ngoài những nhân tố trên còn kể đến nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay khách hàng cá nhân, đó là đạo đức khách hàng. Nếu như khách hàng là người có ý thức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, các quy định cũng sẽ không quá khắt khe.

1.4.2. Yeu tố chủ quan

Thứ nhất, chiến lược kinh doanh: Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến quy mô hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Bởi chiến lược kinh doanh là đường lối, chủ trương quyết định đến sự thành bại của ngân hàng. Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới . . . Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh được xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra; đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay như: kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự

Thứ hai, các chính sách, quy định của ngân hàng: Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có chu kỳ đáo hay không; Các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay hông; Các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu ...

Thứ ba, chất lượng cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ. Do đó, mỗi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn được những khách hàng

có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt . . . Nhờ có những cán bộ như vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Thứ tư, khả năng thu thập và xử lý thông tin: Trên cơ sở nguồn thông tin nhận được, ngân hàng thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Từ đó làm cơ sở để ra quyết định tín dụng, chấp thuận hay không chấp thuận cho vay.

Thứ năm, công nghệ của ngân hàng: Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là giao dịch với số lượng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay. Do đó, hệ thống công nghệ của ngân hàng hiện đại vừa tiết kiệm được thời gian công sức của cán bộ tín dụng, vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch với khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan lý luận cơ bản về cho vay đối với khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng thương mại. Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân, các sản phâm tín dụng cá nhân. Chương 1 cũng nêu lên các tiêu chí đánh giá phát triển cho vay khách hàng cá nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay cá nhân như: môi trường kinh tế - xã hội, năng lực cạnh tranh của ngân hàng, chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước.

Những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV - Chi nhánh Đông Hà Nội

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là

Joint Stock Commercial Bankfor Investment and Development of Vietnam.

BIDV là Ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam thành lập ngày 26/04/1957. Với mạng lưới hoạt động tiếp tục được mở rộng với 190 chi nhánh trong nước, 01 chi nhánh tại Myanmar và 854 phòng giao dịch, 1.822 ATM, 15.962 POS đảm bảo đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam — chi nhánh Đông Hà Nội

thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, được thành lập vào năm 2005 với với định hướng cung cấp toàn diện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tài chính cho cộng đồng DN, dân cư ở khu vực 3 huyện Đông Anh, Sóc Sơn và Mê Linh. Chi nhánh đã xây dựng được hình ảnh ngân hàng uy tín, gần gũi với nhân dân, tạo được niềm tin đối với khách hàng.

Trải qua gần 13 năm xây dựng và phát triển, đến nay chi nhánh đã có bước phát triển vượt bậc tại địa bàn khu vực 3 huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động chung của BIDV, tự hào trở thành một ngân hàng có vị thế, uy tín thương hiệu số 1 trên địa bàn. Chi nhánh đã đạt được những kết quả nổi trội trên nhiều mặt hoạt động kinh doanh như: Huy động vốn tăng trưởng mạnh cả 3 đối tượng khách hàng; Tín dụng tăng trưởng cao; Cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, hiện đại, được hách hàng đánh giá cao.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Căn cứ Quyết định số 3166/QĐ- BIDV ngày 30/11/2016 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc phê duyệt mô hình tổ chức

mẫu của Chi nhánh và ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ chính của các Phòng/Tô, Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của chi nhánh Đông Hà Nội

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính BIDV Đông Hà Nội)

Bộ máy tô chức của Chi nhánh Đông Hà Nội với các chức năng, nhiệm vụ:

Ban Giám đốc: bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Đây là bộ phận lãnh đạo cao nhất, trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của Chi nhánh.

> Phòng Khách hàng doanh nghiệp

- Tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. - Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại.

> Phòng Khách hàng cá nhân

- Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng cá nhân. - Bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

- tín dụng bán lẻ.

> Phòng Quản lý rủi ro

- Công tác quản lý rủi ro tín dụng.

- Quản lý rủi ro tác nghiệp; phòng chống rửa tiền. - Quản lý hệ thống chất lượng ISO và kiểm tra nội bộ.

> Phòng Quản trị tín dụng

- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. - Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng. - Thực hiện quản lý thông tin khách hàng, mẫu dấu, chữ ký khách hàng.

> Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng.

> Phòng Tài chính - Kế toán

- Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán.

TT m

2015 m2016 2017 2016/2015 2017/2016

- Thực hiện quản lý, giám sát tài chính và nhiệm vụ tài chính kinh doanh và lập báo cáo.

> Phòng Kế hoạch — Tổng hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp

- Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh

- Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận.

> Phòng Tổ chức Hành chính

- Đầu mối tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh.

- Thực hiện công tác văn thư theo quy định: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, công văn theo đúng quy trình, quy chế bảo mật . . .

> Phòng giao dịch

Là đại diện theo uỷ quyền của Chi nhánh có chức năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn tiết kiệm, cho vay khách hàng là các cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trên địa bàn và các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi của các pháp nhân.

Giữa các phòng ban tại Chi nhánh Đông Hà Nội luôn có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và phối hợp với nhau để quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh. Quy trình làm việc trong nội bộ Chi nhánh được tiến hành chính xác như một dây chuyền mà mỗi phòng ban là một m t xích, tạo nên một khối thống nhất trong toàn chi nhánh. Các phòng giao dịch được đặt ở nhiều địa điểm khác nhau, không tập trung cùng địa điểm với chi nhánh nhưng hoạt động luôn có liên kết với phòng ban khác thực hiện các nghiệp vụ một cách nhanh nhất.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Đông Hà Nội

2.1.3.1. Kết quả hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2015 - 2017

giả

m giảm giảm giảm

1 Tổ chức inh tế 1330 2453 2782 1123 84,4% 329 13,4%

2 Các định chế

tài chính 3988 3600 4100 -388 -9,7% 500 13,9% 3 Bán lẻ 3204 4447 5762 1243 38,8% 1315 29,6%

Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) M c tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) Dư nợ KHDN 4.491 5.569 6.314 1.078 24% 745 13,38% Dư nợ KHCN 1.259 1.931 2.371 672 53,34% 440 22,78% Tổng 5.750 7.500 8.685 1.750 30,43% 1.185 15,8%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDVĐông Hà Nội giai đoạn 2015 - 2017)

Ngay từ khi mới được thành lập, BIDV Đông Hà Nội đã xác định hoạt động huy động vốn là hoạt động có tính trung tâm bởi vì nó là yếu tố tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh, quyết định đến quy mô, cũng như khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Tuy nhiên, huy động vốn là một trong những nhiệm vụ khó khăn trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng hiện nay. Ngoài việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp cùng với việc triển khai các chương trình khuyến mãi để nâng cao khả năng cạnh tranh huy động vốn, BIDV Đông Hà Nội còn giao chỉ tiêu huy động vốn cụ thể đến từng nhân viên, đưa ra các chương trình thi đua theo từng tuần để mỗi cán bộ phấn đấu. Kết quả là nguồn vốn tại chi nhánh luôn tăng đều qua các năm:

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 29)