Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 73 - 75)

Nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân hiện do cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ thẩm định và cán bộ hỗ trợ tín dụng thực hiện. Để nâng cao hiệu quả cho vay về lâu dài, việc củng cố và xây dựng các bộ phận này là tất yếu.

- Đối với cán bộ quan hệ khách hàng: Cán bộ khách hàng (tiếp xúc trực tiếp với khách hàng) đóng vai trò quyết định đến việc phát triển khách hàng tại chi nhánh, thông qua nhiệm vụ tiếp thị và phục vụ khách hàng. Tuy nhiên cán bộ RM hiện nay tại chi nhánh là phần lớn những nhân viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiêm và trình độ vì

vậy nhiệm vụ trong thời gian tới của BIDV Đông Hà Nội là cần phải liên tục bổ sung, nâng cao kiến thức chuyên ngành trên nhiều lĩnh vực cho cán bộ quan hệ khách hàng, để có thể hỗ trợ khách hàng hiệu quả nhất, mang lại những khoản vay có chất lượng, đạt hiệu quả cao.

- Đối với cán bộ thẩm định: Khâu thẩm định là khâu đặc biệt quan trọng trong quy trình cho vay, nó quyết định đến chất lượng và hiệu quả các khoản cho vay. Cán bộ thẩm định đòi hỏi phải vừa có trình độ, kinh nghiệm vừa phải có tinh thần làm việc và trách nhiệm cao. Việc đào tạo được đội ngũ thẩm định đáp ứng đầy đủ được các tiêu chuẩn như vậy là hết sức khó khăn và không thể thực nhanh chóng một sớm một chiều. Hiện tại, cán bộ phận thẩm định của BIDV chủ yếu là những cán bộ tín dụng đã có kinh nghiệm, tuy nhiên với số lượng giao dịch khách hàng cá nhân tương đối nhiều và khoản vay nhỏ lẻ thì bộ phận thẩm định hiện đang bị quá tải công việc, dẫn đến chất lượng thẩm định bị ảnh hưởng. BIDV Đông Hà Nội cần b ắt tay ngay vào việc bổ sung nhân lực cũng như nâng cao trình độ bộ phận thẩm định, có thể bổ sung từ các cán bộ quan hệ khách hàng và tuyển dụng từ các ngân hàng hác

- Đối với cán bộ hỗ trợ tín dụng: bộ phận hỗ trợ tín dụng có vai trò hết sức cần thiết và quan trọng. Cán bộ hỗ trợ tín dụng như một cán cân thăng bằng đồng thời như bộ phân giám định nhằm tránh những rủi ro tín dụng phát sinh cho ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng minh bạch và an toàn hơn. Ngoài ra, cán bộ hỗ trợ tín dụng

thường phải đối mặt với các áp lực về thời gian, độ chính xác, trách nhiệm công việc, cường độ công việc và áp lực về doanh số... hỗ trợ tín dụng là công việc khá đặc thù và

đòi hỏi nhiều tố chất để có thể làm tốt công việc. Chính vì vậy, BIDV cần bổ sung nhân lực vững mạnh cho bộ phận hỗ trợ tín dụng và lên kế hoạch đào tạo những nhân tố vững ch c cho chi nhánh BIDV Đông Hà Nội để giúp các hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đạt hiệu quả và giảm thiểu rủi ro tối đa.

Việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực có thể thực hiện qua các biện pháp đào tạo tại chỗ như sau:

phòng ban tại hội sở sẽ là đầu mối hướng dẫn đào tạo và đào tạo lại cán bộ về kỹ năng nắm b ắt thông tin sản phẩm, nghiệp vụ của từng sản phẩm. Thời điểm thực hiện công tác đào tạo có thể là tranh thủ trong giờ làm việc, ngoài giờ làm việc, chỉ dẫn thông qua kinh nghiệm giao dịch trực tiếp với khách hàng, hoặc đào tạo tập trung hàng tuần vào sáng thứ 7. Phòng Tổ chức hành chính sẽ là đầu mối tiếp nhận các thông tin nhu cầu đào tạo, những trường hợp chi nhánh không tự đào tạo được sẽ gửi văn bản nhờ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam hỗ trợ.

- Đào tạo về marketing: Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, cần phải nâng cao kỹ năng bán hàng, kỹ năng tư vấn đối với đội ngũ bán hàng trực tiếp. Những nhân viên này đóng vai trò tạo nên bộ mặt của chi nhánh, do đó ngân hàng phải chú trọng đào tạo công tác Marketing cho cán bộ sao cho khi khách hàng cảm thấy đang được đón tiếp nồng nhiệt, niềm nở. Đây là một nghệ thuật trong giao tiếp, đánh vào tâm lý của khách hàng. Làm cho khách hàng hài lòng đó chính là một trong những kênh quảng bá hiệu quả nhất .

Có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời những cán bộ, phòng ban làm tốt công tác tìm iếm hách hàng, phát triển cho vay hách hàng cá nhân tạo động lực cho cán bộ phấn đấu.

Kiểm soát chặt chẽ trong quá trình tác nghiệp của các cán bộ, tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp, tình thần trách nhiệm cao, tránh rủi ro đạo đức. Chất lượng nhân lực hông những được thể hiện qua trình độ nghiệp vụ mà còn qua thái độ làm việc cũng như tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Chi nhánh cần đưa ra các chỉ tiêu phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp làm việc hông có trách nhiệm, hoặc cố tình vi phạm các quy định của ngân hàng để làm lợi cho bản thân, cho dù là nhỏ nhất, tăng cường việc quản lý nội quy lao động cơ quan để tạo tác phong chuyên nghiệp cho các cán bộ.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w