Vốn là điều kiện cần cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp, nhưng chưa đủ để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường mục đích cao nhất của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chính là lợi nhuận. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải khai thác và sử dụng triệt để mọi nguồn lực sẵn có của mình, trong đó sử dung có hiệu quả nguồn vốn là yêu cầu bắt buộc đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Có vốn mới chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để đạt mục đích kinh doanh. Vấn đề đặt ra có ý nghĩa tiếp theo là phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động. Sử dụng vốn có hiệu quả trước hết là điều kiện để DN bảo đảm đạt được lợi ích của các nhà đầu tư, người lao động, của nhà nước về mặt thu nhập và đảm bảo sự tồn tại phát triển của bản thân. Mặt khác đó cũng chính là cơ sở để DN có thể huy động vốn được dễ dàng trên thị truờng tài chính để mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh.
Xét về bản chất hiệu quả sử dụng vốn, trong các quan điểm trước đây, về lý luận cũng như thực tiễn đều coi giá trị thặng dư là do kết quả của lao động sống sáng tạo ra; yếu tố đất đai, tài nguyên không tính đến, yếu tố vốn bị xem nhẹ. Vì vậy khi xét các yếu tố tác động đến kết quả sản xuất, người ta chỉ đánh giá phân tích theo ba yếu tố cơ bản: Lao động, thiết bị, nguyên vật liệu, trong đó yếu tố lao động là cơ bản nhất. Từ đó đòi hỏi, bản chất về hiệu quả sử dụng vốn được đề cập một cách đầy đủ hơn. Trước hết các DN sản xuất kinh doanh tuân thủ theo quy tắc: "đầu vào" và "đầu ra" được quy định bởi thị trường. Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Không xuất phát từ chủ quan DN hay từ mệnh lệnh cấp trên, mà xuất phát từ nhu cầu thị trường, từ quan hệ cung - cầu và lợi ích DN. Quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau. Hay nói một cách khác mọi yếu tố sản xuất cùng các quan
19
hệ sản xuất của DN đều dựa vào thị trường. Thị trường không chỉ là thị trường hàng hoá, dịch vụ mà còn bao gồm cả thị trường sức lao động, thị trường vốn. Như vậy, bản chất hiệu quả sử dụng vốn là một mặt của hiệu quả kinh doanh, nó là một đại lượng so sánh giữa một bên là kết quả đạt được với bên kia là số vốn bỏ ra; trong đó chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận ròng với số vốn chủ sở hữu được coi là chỉ tiêu tổng hợp có ý nghĩa quan trọng về hiệu quả sử dụng vốn DN.
Tuy nhiên, khi đi vào nghiên cứu các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn DN trong cơ chế thị trường lại có nhiều quan điểm khác nhau.
Thứ nhất, quan điểm của các nhà đầu tư, tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng
vốn như sau:
Với các nhà đầu tư trực tiếp (những người mua cổ phiếu, góp vốn) tiêu chuẩn hiệu quả vốn đầu tư là tỷ suất sinh lời trên một đồng vốn cổ đông và chỉ số tăng giá cổ phiếu mà họ nắm giữ.
Với các nhà đầu tư gián tiếp (những cá nhân, tổ chức cho vay vốn) ngoài tỷ suất lợi tức vốn vay, họ rất quan tâm đến sự bảo toàn giá trị thực tế của đồng vốn cho vay qua thời gian.
Đối với Nhà nước là chủ sở hữu về cơ sở hạ tầng, đất đai, tài nguyên môi trường... tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn DN đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh, đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nghĩa là tiêu chuẩn về hiệu quả được xác định thông qua tỷ trọng về thu nhập mới sáng tạo ra, tỷ trọng các khoản thu về ngân sách, số chỗ làm việc mới tăng thêm... so với số vốn DN đầu tư sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, dựa vào điểm hoà vốn trong kinh doanh có một số quan điểm
cho rằng: Tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn khác với tiêu chuẩn kinh doanh ở chỗ, tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên cơ sở điểm hoà vốn xác định. Tức là kết quả hữu ích thực sự được xác định khi mà thu nhập
20
bù đắp hoàn toàn số vốn bỏ ra. Phần vượt trên điểm hoà vốn mới là thu nhập để làm cơ sở xác định hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ ba, dựa trên lợi nhuận kinh tế một số nhà nghiên cứu lại đưa ra quan
điểm: Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, DN đã bỏ ra những chi phí được phản ánh vào giá thành sản phẩm nhưng còn một số chi phí khác như: tiền lương của chủ DN, đất đai, nhà cửa, lợi thế cửa hàng, uy tín,... của anh ta không được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Tất cả các khoản này gọi là chi phí ngầm. Mặt khác còn một khoản chi phí được xét đến nếu giả thiết số vốn đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh được đầu tư vào một phương án khác có hiệu quả hơn, gọi là chi phí thời cơ hay chi phí cơ hội. Theo quan điểm này tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn của DN được xác định trên cơ sở lợi nhuận kinh tế.
Lợi nhuận Tổng doanh Tổng Chi phí ngầm và
— - -
kinh tế thu kế toán chi phí chi phí thời cơ Hay
Lợi nhuận kinh tế — Tổng doanh thu - Tổng chi phí kinh tế
Đây là quan điểm xác định tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn mang tính chất toàn diện, nhưng nó chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu hoặc quản lý, còn về mặt hạch toán cụ thể thì không thể xác định được chi phí ngầm và chi phí thời cơ.
Thứ tư, dựa trên thu nhập thực tế, một số quan điểm lại đưa ra tiêu
chuẩn hiệu quả như sau: Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, cái mà nhà đầu tư quan tâm là lợi nhuận ròng thực tế chứ không phải lợi nhuận ròng danh nghĩa. Lợi nhuận ròng thực tế được đo bằng khối lượng giá trị hàng hoá có thể mua được từ lợi nhuận ròng để thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của các nhà đầu tư. Do đó, tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn của quan điểm này là tỷ suất lợi nhuận thực tế được xác định bằng cách loại trừ tỷ lệ lạm phát trong tỷ suất lợi nhuận ròng. Với quan điểm này đã phản ánh được tiêu chuẩn đích
21
thực cuối cùng về kết quả lợi ích tạo ra của đồng vốn.
Qua nghiên cứu các quan điểm trên, theo tôi để đi đến thống nhất về bản chất và tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn của DN hiện nay, cần lưu ý các vấn đề sau:
Hiệu quả sử dụng vốn chỉ là một mặt của hiệu quả kinh doanh mà không phải là toàn bộ hiệu quả kinh doanh, do vốn chỉ là một yếu tố của quá trình kinh doanh. Ngược lại, nói đến hiệu quả kinh doanh có thể có một trong các yếu tố của nó không đạt hiệu quả. Còn nói đến hiệu quả sử dụng vốn, không thể nói sử dụng có kết quả nhưng lại bị lỗ vốn. Tức là, tính hiệu quả sử dụng vốn thể hiện trên hai mặt: Bảo toàn được vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đó đặc biệt là kết quả về sức sinh lời của đồng vốn.
Kết quả lợi ích tạo ra do sử dụng vốn phải thoả mãn hai yêu cầu: Đáp ứng được lợi ích của DN, lợi ích của các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất, đồng thời nâng cao được lợi ích của nền kinh tế xã hội. Hai yêu cầu này cùng tồn tại đồng thời phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, bất kỳ một DN nào hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho mình, nhưng làm tổn hại đến lợi ích chung của nền kinh tế xã hội sẽ không được phép tồn tại. Ngược lại, nếu DN đó hoạt động đem lại lợi ích cho nền kinh tế, còn bản thân nó bị thua thiệt lỗ vốn sẽ làm cho DN bị phá sản. Như vậy kết quả tạo ra do việc sử dụng vốn phải là kết quả phù hợp với lợi ích DN và lợi ích của nền kinh tế xã hội.
Trong các quan điểm trước đây, khi xét đầu vào của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ yếu đề cập đến khả năng tối thiểu hoá về số lượng vốn, còn vấn đề thời gian sử dụng dài hay ngắn, ít hoặc không đề cập đến. Thực tế cho thấy, cùng với một kết quả như nhau mà sử dụng một lượng vốn ít hơn nhưng kéo dài thời gian sử dụng thì việc sử dụng số vốn đó chưa hẳn là đã có kết quả. Theo chúng tôi yếu tố đầu vào cần đề cập trên cả hai mặt là: tối thiểu hoá
22
số vốn và thời gian sử dụng.
Từ sự phân tích trên, thì bản chất và tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn DN được hiểu như sau:
Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh, phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn DN trong việc tối đa hoá kết quả lợi ích hoặc tối thiểu hoá số vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiện về nguồn lực xác định phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
Khái niệm này chỉ rõ: Hiệu quả sử dụng vốn là gì? Tiêu chuẩn của nó như thế nào và điều kiện xác định ra sao? Cả ba yêu cầu đó là cơ sở để thống nhất nhận thức về hiệu quả sử dụng vốn DN.