GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU NHẬP CH

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU NHẬP - CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH HÀ NỘI NGÂN HÀNG VID PUBLIC (Trang 80 - 91)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU NHẬP CH

PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

3.2.1. Đổi mới công nghệ Ngân hàng

Xu thế phát triển tất yếu của hệ thống ngân hàng Việt nam là phải nhanh chóng hội nhập với các cộng đồng Tài chính quốc tế. Một tiêu chuẩn quan trọng nhất cho sự hội nhập đó là hệ thống ngân hàng Việt nam phải đuợc hiện đại hoá trên tất cả các lĩnh vực, từ tu duy đến hoạt động thực tiễn, từ thao tác thủ công đến công nghệ hiện đại. Trọng tâm đổi mới công nghệ ngân hàng đuợc xác định trên hai mặt :

- Một là, phát triển mạnh mẽ các nghiệp vụ ngân hàng, tạo lập sự hoạt động toàn diện của ngân hàng hiện đại.

- Hai là, xây dựng cơ sở kỹ thuật hiện đại để hoà nhập quốc tế. Truớc hết là về thanh toán quốc tế, kế toán, thống tin và điều hành.

Trong điều kiện hiện nay, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng chỉ có thể thực hiện bằng các ứng dụng rộng rãi các thành tựu tin học và đuờng truyền dẫn liên thông quốc tế. Tuy nhiên, để hệ thống thanh toán hiện đại đi vào hoạt động và phát huy hết các lợi ích của nó thì việc hoàn thành thiết kế, lắp đặt xong hệ thống mới chỉ là buớc đầu, buớc tiếp theo đóng vai trò vô cùng quan trọng là:

- Xây dựng cơ chế chính sách, phuơng pháp quản lý phù hợp với hê thống hiện đại. Ví dụ: hệ thống thanh toán điện tử cho từng hệ thống cũng nhu thanh toán liên hàng của các hệ thống ở nhiều cấp độ với những nội dung mới vè thanh toán, chứng từ điện tử, bảo mật, chữ kí điện tử, cơ chế hạch toán, cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các thành viên tham gia thanh toán, ban điều hành và cơ chế điều hành.

- Hệ thống hạ tầng về cơ sở viễn thống phải đủ đảm bảo để hệ thống thanh toán vận hành thông thoáng, trôi chảy mà không bị ngừng hoạt động do sự cố đuờng truyền không đảm bảo, tuơng thích. Nếu sự cố đuờng truyền xảy ra sẽ làm tắc nghẽn dòng chảy vốn. Tuy nhiên, đuờng viễn thông lại phụ thuộc vào ngành buu chính viễn thông - ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng. Đây cũng là một vấn đề khó khăn, phức tạp, các thành viên tham gia hệ thống Ngân hàng cần luờng truớc các phuơng án dự phòng tuơng thích khi sự cố xảy ra.

- Tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ chuyên sâu về lĩnh vực thanh toán này để tiếp cận và chủ động điều hành hệ thống

3.2.2. Lành mạnh hoá tình hình tài chính

Lành mạnh hoá tài chính và nâng cao năng lực tài chính là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn 8% và giảm tỷ lệ nợ xấu truớc hết VID Public cần tập trung giải quyết những vấn đề sau :

3.2.2.1 Cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính

Khi phát sinh các khoản nợ xấu, VID Public ngay lập tức cần có những phản ứng thích hợp nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra, những phản ứng của ngân hàng đuợc thể hiện qua những buớc sau:

- Bước 1: Đánh giá khả năng trả nợ: Đây là sự xác định nhanh khả năng của

khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề dẫn đến nợ xấu.

Khi khách hàng không thể trả đuợc bất kỳ khoản nợ nào đến kỳ hạn, các thẻ tín dụng phải liên hệ với khách hàng để xác định lý do không trả nợ từ đó quyết định liệu khách hàng có thể hoàn trả nợ hay không và liệu khách hàng có khả năng trả nợ hay không. Mục đích của buớc này là để quyết định nhanh chóng liệu khách hàng có thích hợp và có đủ điều kiện để tái cơ cấu nợ hay không. Từ đó xác định khoản nợ có thể cứu vãn hay không thể cứu vãn, khoản nợ có thể hay không thể cứu vãn phải bị xuống hạng thích hợp cho tới khi các khoản nợ đuợc xử lý bằng tái cơ cấu hoặc bằng việc hoàn thành chiến luợc từ bỏ khách hàng.

+ Nếu khách hàng có thể và sẽ thực hiện hoàn trả nợ thì khoản vay đó đuợc coi là khoản vay có thể cứu vãn đuợc, từ đó yêu cầu khách hàng có kế hoạch trả nợ cụ thể và xây dựng kế hoạch chủ động của ngân hàng.

+ Nếu khách hàng không thể và sẽ không thể thực hiện hoàn trả nợ thì khoản vay đó đuợc coi là khoản vay không thể cứu vãn và cần xác định chiến luợc tốt nhất để từ bỏ khách hàng.

- Bước 2: Đánh giá khả năng tồn tại: Cán bộ tín dụng tiến hành phân tích chi

tiết toàn bộ các nội dung liên quan đến khách hàng để khẳng định các quyết định đã đua ra ở buớc 1.

- Bước 3: Biện pháp xử lý:

+ Biện pháp xử lý đối với khoản nợ không thể cứu vãn khi khoản nợ không thể cứu vãn, về nguyên tắc không có nghĩa là ngân hàng từ bỏ khoản nợ mà ngân

hàng thực hiện các quyền của chủ nợ nhằm thu hồi tối đa khoản nợ đã cho vay, giảm tối thiểu thiệt hại cho ngân hàng. Buớc đầu tiên cần là xác định vị thế của ngân hàng đối với tài sản đảm bảo,tài sản hiện có của khách hàng vay vốn và các chủ nợ khác của khách hàng và xem xét các tài sản đó có đủ để đảm bảo chi phí khởi kiện pháp lý hay không, các tài sản đó có đủ để trả nợ hay không, trách nhiệm của bên bảo lãnh đến đâu, pháp nhân hay cá nhân nào sẽ phải thừa kế khoản nợ theo quy định của pháp luật. Từ đó đua ra các giải pháp phù hợp để thu hồi nợ.

+ Biện pháp xử lý đuợc thực hiện trên cơ sở kế hoạch xử lý của ngân hàng đối với các khoản nợ có thể cứu vãn. Kế hoạch của ngân hàng đuợc xây dựng trên cơ sở:

. Báo cáo về tài chính hiện hành của khách hàng. . Nguyên nhân của việc chua trả đuợc nợ.

. Kế hoạch tái cơ cấu của khách hàng: Giảm chi phí, bán tài sản, phuơng án sản xuất kinh doanh mới. ... Để khôi phục khả năng tồn tại, trong đó nêu rõ nguồn vốn nào để đua khách hàng/ khoản nợ về trạng thái bình thuờng.

. Mức độ hỗ trợ của ngân hàng đến đâu. . Tài sản đảm bảo đuợc bổ xung ra sao.

Bản kế hoạch tái cơ cấu của ngân hàng cần đuợc thống nhất giữa hai bên nhằm thu hồi tối đa khoản nợ cho ngân hàng.

- Bước 4: Phê duyệt của lãnh đạo ngân hàng: Các công việc trên đuợc thực

hiện trên cơ sở có sự phê duyệt lãnh đạo của ngân hàng.

- Bước 5: Giám sát và kiểm soát: Cán bộ tiến dụng luôn thực hiện việc giám

sát và kiểm soát khách hàng vay vốn trong việc thục hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh mới, theo các nội dung đã đuợc hai bên chấp thuận đuợc nêu tại kế hoach của

ngân hàng.

- Bước 6: Thu nợ: Cán bộ tín dụng tiến hành thu nợ;

Tăng cuờng và mở rộng hoạt động của bộ phận xử lý nợ để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: Sở Giao dịch cần phải xây dựng một cơ chế thuởng hấp dẫn trong việc thu hồi nợ tồn đọng, nợ xấu với tất cả các đối tuợng bao gồm cán bộ nhân viên ngân hàng cũng nhu các cá nhân và tổ chức khác co tham gia. Để tối đa hoá khối luợng giá trị thu hồi. Sở Giao dịch cần xây dựng nguyên tắc thuởng theo phần trăm giá trị thu hồi nợ. Mặt khác, cần kiên quyết buộc cán bộ nhân viên tín dụng làm sai phải thu hồi đuợc nợ, nếu không thu hồi đuợc phải có phuơng án hoặc bù tiền cá nhân, truờng hợp nặng thì xử dụng các biện pháp nhu kiện ra toà, sa thải.

Bên cạnh đó Sở Giao dịch cần phối hợp các biện pháp xử lý nợ khác có tính chủ động và linh hoạt cao như: Tư vấn về tài chính cho khách hàng nợ có khả năng trả nợ ngân hàng, đẩy mạnh việc chuyển nợ vay vốn thành góp vốn vào những doanh nghiệp có triển vọng, ngân hàng có thể chuyển từ hình thức cho vay vốn sang hình thức vốn góp và tham gia vào điều hành hoạt động của doanh nghiệp hoặc chọn thời điểm thích hợp để chuyển nhượng cổ phần.

Tăng cường xử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo các quy định của NHNN VN: Dự phòng bù đắp rủi ro là cách tốt nhất, chủ động nhất tạo ra nguồn tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho các NHTM trong việc bù đắp thất thoát từ các khoản nợ không thể thu hồi, phát mại tài sản không đủ bù đắp vốn hoặc tài sản cố định không xử lý được.

Thực tế trong những năm qua, việc giải quyết nợ xấu bằng giải pháp này chiếm tỷ trọng lớn trong các giải pháp xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Đồng thời việc sử dụng hiệu quả biện pháp này sẽ làm giảm những khoản nợ xấu phát sinh. Do vậy Sở Giao dịch cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả của giải pháp này bằng việc thực hiện trích lập và xử lý đúng, sử dụng đúng, đủ và kịp thời dự phòng rủi ro. Sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp đối với các khoản nợ cần thực hiện theo đúng quy định của NHNN VN và thực hiện theo thứ tự ưu tiên:

- Những khoản nợ không có khả năng thu hồi. - Những khoản nợ có khả năng thu hồi thấp. - Những khoản nợ có khả năng thu hồi cao hơn.

Với những khoản nợ có khả năng thu hồi cao hơn thì hạn chế tối đa việc sử dụng dự phòng, ngân hàng có thể định ra một khoảng thời gian tối đa để xử lý nợ bằng giải pháp thu hồi nợ trực tiếp trước khi sử dụng dự phòng.

Để sử dụng dự phòng rùi do bù đắp đối với các khoản nợ xấu một cách hợp lý, Sở Giao dịch cần phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để đảm bảo tín chính xác và kịp thời. Thực hiện phân loại khách hàng hiện có ngay khi khách hàng bắt đầu có quan hệ để có những chính sách định hướng quan hệ tín dụng phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hang. Phân tích đánh giá thực trạng tín dụng thương mại, định kỳ rà xoát, phân loại tín dụng để kịp thời có biện pháp xử lý, hạn chế các khoản tín dụng xấu; xác định các rủi ro tiềm ẩn để quản lý nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro. Thực hiện quản lý danh mục đầu tư và danh mục nợ xấu để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế nợ xấu của từng chi nhánh.

Song song với đó Sở Giao dịch cần nhanh chóng thực hiện phương án xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, phương án xử lý nợ xấu của VID Public cần tập trung vào:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp từ con nợ. Để thực hiện được việc này đòi hỏi Sở Giao dịch cần ra soát lại toàn bộ các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để có được chính sách cho từng khách nợ trên cơ sở đó triển khai các biện pháp, kỹ thuật cơ cấu lại con nợ như: Tái cơ cấu nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi ... . Cấn trừ bằng cổ phần tại doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng để bán lại các khoản nợ xấu với một tỷ lệ thích hợp.

Thứ hai, chủ động xử lý các tài khoản đảm bảo nợ vay (Tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản toà án tuyên giao cho Sở Giao dịch theo bản án, kể cả tài sản là bất động sản bao gồm: Đất tài sản gắn liền với đất thuộc quyết định của ngân hàng thuộc quyền định đoạt của ngân hàng.

Ngân hàng cần xác định, định giá tài sản dảm bao trên phương diện: Tính sở hữu, tính pháp lý và giá trị luân chuyển trên thị trường của từng khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo để lựa chọn hình thức xử lý phù hợp:

- Đối với các tài sản có luân chuyển, chuyển nhượng trên thị trường có đủ điều kiện về mặt pháp lý ,ngân hàng cần xác định kế hoạch thu nợ .

- Đối với các tài sản có đủ điều kiện về mặt pháp lý nhưng tính luân chuyển thấp , ngân hàng cần phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện thanh lý tài sản thu hồi vốn cho ngân hàng qua các hình thức: tự bán trên thị trường; bán qua các trung tâm dịch vụ đấu giá.

- Đối với các tài sản toà tuyên giao cho Sở Giao dịch theo bản án, ngân hàng cần tổng hợp và chủ động phối hợp với cơ quan điêu thi hành án các cấp để có thể nhanh chóng thu hồi và nhận tài sản để xử lý .

Thứ ba, đối với các khoản nợ không có tài sản đảm bảo, khách nợ còn tồn tại và đang hoạt động, cần nhanh tróng xác định khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng thu nợ của ngân hàng đề ra giải pháp xử lý thích hợp.

Thứ tư, Đối với con nợ làm ăn kém hiệu quả Sở Giao dịch cần yêu cầu khách hàng sắp xếp lại doanh nghiệp, trường hợp kinh doanh sau khi sắp xếp lại mà không hoạt động hiệu quả, Sở Giao dịch cần chủ động khởi kiện ra toà án đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

3.2.2.2 Phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lại.

Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, Sở Giao dịch cần nhanh chóng xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm các khoản nợ xấu dựa trên cơ sở hệ thống thông tin ngân hàng lõi, trong đó mức độ thuờng xuyên và chất luợng của thông tin là yếu tố then chốt của quy trình. Căn cứ trên thực tế hoạt động, quy trình cảnh báo sớm các khoản nợ xấu phát sinh tại Sở Giao dịch để thực hiện các buớc sau:

- Giám sát liên tục cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng là nguời có hiểu biết nhất về khách hàng, họ thông thuờng là nguời đầu tiên phát hiện, ghi nhận các vấn đề phát sinh. Do đó, cán bộ tín dụng là hàng rào đầu tiên để phòng chống các khoản nợ xấu, cán bộ tín dụng phải đuợc đào tạo để có thể nhận biết đuợc các dấu hiệu cảnh báo và có khả năng phân tích và đánh giá các dấu hiệu này. Cán bộ tín dụng phải thuờng xuyên liên hệ với khách hàng và cập nhật thông tin, các phản ứng của các cán bộ tín dụng là đặc biệt quan trọng để tiến hành các biện pháp phòng ngừa cảnh báo nợ xấu.

- Rà soát các khoản vay theo lịch trình: Việc rà soát các khoản vay theo lịch trình phải đuợc tiến hành thuờng xuyên một cách khách quan, không để xảy ra truờng hợp ngân hàng bị bất ngờ vì phát hiện ra khoản vay trên có vấn đề.

- Kiểm tra kiểm soát từ bên ngoài: Đây là tuyến bảo vệ cuối cùng nếu nợ xấu đuợc phát hiện ở ngoài giai đoạn này thi thông thuờng là do đã muôn và rất nhiều phuơng án thu hồi lại khoản vay đã không còn tác dụng nữa. Điều này cũng có nghĩa là hai tuyến bảo bệ ban đầu hoạt động không hiệu quả.

- Các dấu hiệu cảnh báo khoản nợ xấu phát sinh.

- Xếp hạng tín dụng, báo cáo các khoản vay giảm cấp (xuống hạng) và phuơng án giảm thiểu rủi ro.

Sở Giao dịch phải thuờng xuyên thực hiện rà soát các khoản vay để xếp hạng tín dụng các bán bộ tín dụng cần phải đua ra đuợc các đề xuất về thay đổi việc xếp hạng khoản vay và sự thay đổi đó cần đuợc báo cáo cập nhật lên ban lãnh đạo để xem xét tổng thể. Ngân hàng cần lập danh sách theo dõi các khách hàng bị giảm cấp/xuống hạng mà ngân hàng có lo ngại, đồng thời các khoản vay nằm trong danh sách này cần phải đuợc theo dõi một cách chặt chẽ, thuờng xuyên. Từ đó xây dựng phuơng án giảm thiểu rủi ro phù hợp.

- Hệ thống thông tin quản trị: Ngân hàng cần xây dựng hệ thống báo cáo thông tin quản trị để phục vụ cho hệ thống cảnh báo sớm (EWS) nhu:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU NHẬP - CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH HÀ NỘI NGÂN HÀNG VID PUBLIC (Trang 80 - 91)