Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0414 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn truyền hình số vệ tinh VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 32 - 35)

nghiệp

trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Muốn tiến hành một quá trình SXKD phải có vốn, số vốn bỏ ra không được để hao hụt, mất mát mà phải sinh lời. Khả năng sinh lời của đồng vốn bỏ ra liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế tổ chức và sử dụng vốn có hiệu quả là một yêu cầu khách quan đối với quá trình SXKD của doanh nghiệp. Việc tăng cường công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả

sử dụng VKD trong các doanh nghiệp xuất phát từ những nguyên nhân sau: - Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn trong quá trình SXKD của doanh

nghiệp, một ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ nào. Ngoài ra, vốn là điều kiện

để sử dụng các nguồn tiềm năng khác, để phát triển SXKD phục vụ cho quá

trình tái sản xuất mở rộng. Với vai trò quan trọng đó, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đó chính là

mục tiêu cần đạt tới của việc sử dụng vốn trong quá trình SXKD của doanh

nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả giúp doanh nghiệp có uy tín huy

động vốn tài trợ dễ dàng. Khả năng thanh toán cao thì doanh nghiệp mới hạn

chế những rủi ro và mới phát triển được.

- Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu đầu tiên của các doanh nghiệp là lợi nhuận, muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động SXKD của doanh nghiệp phải tạo ra lợi nhuận. Vì thế lợi nhuận được coi là yếu tố đòn bẩy, là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Và SXKD như thế nào để thu được lợi nhuận cao là mục tiêu phấn đấu của tất cả các doanh nghiệp. Để đạt được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, có như vậy mới thu được lợi nhuận cao, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình trên thị trường, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên. Khi doanh nghiệp làm ăn có lãi thì tác động tích cực không chỉ đóng góp đầy đủ vào ngân sách nhà nước mà cải thiện việc làm cho người lao động, tạo điều

hiện nay. Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, vốn thất thoát, ứ đọng và nhiều khi xảy ra tình trạng thiếu vốn giả tạo. Do đó, để có cạnh tranh thắng lợi, thực hiện mục tiêu đã đề ra thì các doanh nghiệp phải sử dụng vốn tiết kiệm, hợp lý và tăng cường công tác quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Xuất phát từ yêu cầu của tình hình quản lý mới đối với doanh nghiệp. Trong cơ chế bao cấp trước đây, mọi nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp Nhà nước đều được bao cấp từ Ngân sách nhà nước và qua nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng. Chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước là bộ phận song song cùng tồn tại với các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới, các doanh nghiệp phải năng động nắm bắt nhu cầu thị trường, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tạo quy trình công nghệ và tìm cách hạ giá thành, tạo khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Đồng thời, phải bảo toàn được số vốn của mình trước thay đổi của thị trường và không ngừng đầu tư mở rộng phát triển quy mô SXKD. Do đó vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngày càng trở nên thiết thực, cấp bách. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường, cạnh tranh để tồn tại. Khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, doanh nghiệp mở rộng quy mô, đầu tư vào công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng tay nghề cao,....

Từ những vấn đề nêu trên cho ta thấy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Nó quyết định sự sống còn, sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong cơ chế mới. Bên cạnh đó, các hoạt động SXKD của doanh nghiệp còn chịu tác động, ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố

khác nhau, khách quan như: môi trường kinh tế, xã hội, hệ thống pháp luật.... và chủ quan như: năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vậy, hiệu quả sử dụng vốn không phải lúc nào cũng đạt được như dự định mà bị biến động tùy thuộc vào ảnh hưởng của các yếu tố đó.

Khi hiệu quả sử dụng vốn cao sẽ đem lại cho doanh nghiệp một ưu thế mới. Trước hết làm tăng lợi nhuận, giúp doanh nghiệp đứng vững về mặt tài chính; trên cơ sở đó tạo điều kiện đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh. Nhờ đó, làm tăng sức cạnh tranh trên thương trường. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không những mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích xã hội cho nền kinh tế quốc dân, như thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu xã hội, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người lao động, đóng góp tích cực vào Ngân sách nhà nước ..

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, mở rộng quy mô hoạt động SXKD nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội. Do đó, nó không chỉ là vấn đề riêng của bất kỳ doanh nghiệp nào mà còn được sự khuyến khích của Nhà nước.

Một phần của tài liệu 0414 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn truyền hình số vệ tinh VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w