Đặc điểm quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Một phần của tài liệu 2032022 Toa蘮 va_n lua騙n a靚 l2 newest 28 TIE_霳-đã chuyển đổi (Trang 43 - 46)

Như vậy, thực chất quan hệ lợi ích trong phát triển NNHC chính là hài hòa về lợi ích giữa các chủ thể tương ứng với vị trí, vai trò của từng chủ thể trong các khâu sản xuất NNHC.

2.1.2. Đặc điểm quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ hữu cơ

Thứ nhất, đối tượng phát sinh quan hệ lợi ích là các sản phẩm gắn với sản

xuất nông nghiệp hữu cơ. Trong nông nghiệp, có nhiều loại sản phẩm khác nhau, được sản xuất với quy trình và yêu cầu khác nhau như: sản phẩm nông nghiệp truyền thống (không bị ràng buộc bởi các quy định sản xuất cụ thể nào, cũng như không bị kiểm soát quy trình kỹ thuật), sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn nhất định (có những ràng buộc nhất định về quy trình canh tác, chăn nuôi) và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Các mỗi quan hệ lợi ích ở đây chỉ được nghiên cứu trong sự liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Với trình độ hiểu biết, mức sống dân cư ngày càng được nâng cao, mối quan tâm cũng như nhu cầu về hàng nông sản hữu cơ cũng ngày càng tăng lên. Do đó, các mối quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng ngày càng gia tăng theo cả chiều sâu và chiều rộng.

Thứ hai, phạm vi ảnh hưởng của quan hệ lợi ích trong phát triển nông

nghiệp hữu cơ khá rộng, liên quan tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Các chủ thể tham gia vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ để tìm kiếm lợi ích kinh tế bao gồm nhiều lĩnh vực: lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ (hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp kinh doanh trong nông nghiệp); lĩnh vực công nghiệp (doanh nghiệp chế biến, bảo quản nông sản); lĩnh vực dịch vụ (tín dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, thu gom và phân phối

sản phẩm nông nghiệp…). Do đó, các quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ không chỉ ở một không gian bó hẹp mà là một mối liên kết rộng, có thể không chỉ là trong phạm vi một địa phương, một vùng, một quốc gia mà còn mở rộng phạm vi ra quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.

Thứ ba, mỗi chủ thể trong từng khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp

hữu cơ (đầu vào - sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng) đều là mắt xích cần thiết trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xuất phát điểm, là mắt xích đầu tiên để quan hệ lợi ích diễn ra nên đặc biệt quan trọng, tuy trình độ tổ chức còn nhiều hạn chế. Mặc dù theo lý thuyết, chủ thể nắm vai trò chủ động và tốt nhất nên là chủ thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, trên thực tế, chủ thể trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nông sản hữu cơ là chủ thể chịu nhiều rủi ro nhất. Vì trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chủ thể sản xuất chịu ảnh hưởng nhiều của những điều kiện khách quan như thiên tai, dịch bệnh, mặt khác, còn phải tuân thủ những quy trình sản xuất nghiêm ngặt như: Ecocert, USDA, Natureland, PGS,... Điều đó dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, trong khi giá bán sản phẩm phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên ngoài (tâm lý, niềm tin người tiêu dùng vào sản phẩm hữu cơ...). Ngoài ra, nông nghiệp là lĩnh vực có tính thời vụ cao nên khi nông sản tới vụ thu hoạch nếu không bán được sẽ gây thất thoát và thiệt hại lớn, trong khi chủ thể sản xuất phần lớn không có các điều kiện cần thiết để bảo quản nông sản nên thường bị chủ thể thu mua sản phẩm chèn ép về giá bán nông sản. Vì vậy, lợi ích của chủ thể sản xuất chịu nhiều rủi ro hơn các chủ thể khác trong mối quan hệ lợi ích này. Với đặc điểm trên, có thể thấy có sự chênh lệch nhất định giữa các chủ thể và vai trò của từng chủ thể trong quan hệ lợi ích. Chế biến, tiêu thụ là các khâu tiếp theo tạo nên giá trị gia tăng cho hàng nông sản hữu cơ, thậm chí tạo ra mức chênh lệch

lớn hơn rất nhiều so với giá trị ban đầu. Vì vậy, sự chi phối của chủ thể chế biến, tiêu thụ trong chuỗi giá trị hàng nông sản là rất lớn.

Thứ tư, quan hệ lợi ích giữa các chủ thể không thể tránh khỏi tình trạng bất

cân xứng. Lý do chính là sự đa dạng của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ về mức độ và thực thi sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ, thể hiện ở trình độ của các chủ thể, sự chênh lệch về quy mô và tiềm lực kinh tế giữa các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ, có thể kể ra là sự chênh lệch giữa chủ thể sản xuất chủ yếu là nông dân sản xuất nhỏ và hạn chế về nguồn lực tài chính với chủ thể là doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với quy mô lớn,...

Thứ năm, trong điều kiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn chưa phổ biến,

hệ thống thể chế chưa đồng bộ, đầy đủ và đủ mạnh thì tính bền vững của quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ thấp hơn các lĩnh vực khác. Có nhiều nguyên nhân khác nhau từ phía các chủ thể tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp hữu cơ dẫn tới tính bền vững của quan hệ lợi ích trong phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ thấp, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do một số chủ thể thường đơn phương phá vỡ cam kết vì lợi ích cá nhân bị ảnh hưởng do sản xuất nông nghiệp hữu cơ chịu nhiều rủi ro. Bên cạnh đó là các cam kết còn lỏng lẻo, chế tài xử lý các vi phạm cam kết khó thực hiện và ý thức thực hiện các cam kết trong sản xuất nông nghiệp của các chủ thể còn thấp đặc biệt là chủ thể sản xuất và chủ thể thu mua sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Thứ sáu, các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ (bao gồm:

nhà sản xuất, nhà chế biến, tiêu thụ, nhà tư vấn, nhà khoa học và các thành phần khác) đều có thể tham gia giám sát các khâu quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo lợi ích của mình được thực hiện minh bạch và đúng đắn.

Một phần của tài liệu 2032022 Toa蘮 va_n lua騙n a靚 l2 newest 28 TIE_霳-đã chuyển đổi (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w