tranh chấp nhằm hài hòa lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Hiện nay, chưa có một chế tài chính thức và đủ mạnh để ràng buộc và xử lý các bên tham gia liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ. Do đó, dẫn đến tình trạng phá vỡ liên kết và làm cho các mối liên kết trở nên lỏng lẻo, thiếu tin cậy. Tình trạng hộ nông dân không tuân thủ hợp đồng đã ký với doanh nghiệp vẫn xảy ra, một số hộ nông dân mặc dù đã ký hợp đồng với cho doanh nghiệp, nhưng khi giá bên ngoài do thương lái thu mua cao thì hộ sẵn sàng không tuân thủ hợp đồng mà bán cho thương lái. Đây là khó khăn, trở ngại rất lớn đối với nông dân cũng như doanh nghiệp khi ký hợp đồng liên kết. Những quy định về trách nhiệm của chính quyền Thành phố cũng chưa rõ ràng, không có chức năng xử lý các tranh chấp. Do đó:
Cần chính quyền thành phố cùng các Hội, đoàn thể vào cuộc để giúp nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, tạo niềm tin chiến lược lâu dài giữa các chủ thể phát triển nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là chủ thể nông dân và doanh nghiệp. Chính quyền Thành phố và các Hội đoàn thể cần kịp thời nắm bắt, hỗ trợ khi các chủ thể gặp khó khăn cũng như có tranh chấp phát sinh. Củng cố xây dựng các HTX, THT đảm bảo năng lực điều hành, thật sự là cầu nối có hiệu quả giữa nông dân và doanh nghiệp, tránh tình trạng hình thức trong phát triển HTX.
Cần các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ chủ động, tích cực, minh bạch trong thực hiện vai trò, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình, làm tốt nhất khâu mình đảm nhiệm. Điều đó vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế được nâng cao, vừa đảm bảo được uy tín trong kinh doanh. Khi có tranh chấp xảy ra, cần bình tĩnh xử lý, ưu tiên hòa giải, tự thương lượng.
Đặc biệt, cần sự tham gia của một bên thứ ba trung gian như Tòa án, một tổ chức được các chủ thể trong hợp đồng liên kết ủy quyền xử lý tranh chấp xảy ra. Và bên thứ ba này được các chủ thể đồng thuận đồng ý.
KẾT LUẬN
Phát triển nông nghiệp hữu cơ là con đường tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển của nông nghiệp Việt Nam và là hướng đi bền vững trong hiện tại và tương lai. Để phát triển nông nghiệp hữu cơ thì vấn đề quan trọng nhất là hài hòa các quan hệ lợi ích của các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Qua nghiên cứu, tác giả đã xây dựng khung lý thuyết để làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của phát triển nông nghiệp hữu cơ trên phạm vi của một địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tác giả cũng đã xây dựng được nội dung, tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ để làm căn cứ đánh giá thực trạng. Đồng thời, qua nghiên cứu thực tiễn của các nước như Nhật Bản, Philipine và các tỉnh Lâm Đồng và Hòa Bình của Việt Nam tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội có thể học tập để giải quyết tốt quan hệ lợi ích tạo động lực cho phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố.
Qua đánh giá thực trạng quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến 2020, tác giả đã chỉ rõ những kết quả đã đạt được và làm rõ những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế. Đây chính là căn cứ, cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp cho phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội tới năm 2030. Luận án đã đưa ra dự báo về xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ của thế giới và Việt Nam trong những năm tới, trên cơ sở đó đưa ra quan điểm về phát triển nông nghiệp hữu cơ của chính quyền thành phố Hà Nội làm cơ sở đề xuất các giải pháp cụ thể như:
Một là, Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách của Nhà nước để giải quyết
quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ; Hai là, Giải pháp về liên kết các bên trong giải quyết lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ; Ba là, Nâng
và các cơ quan chức năng về phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ; Bốn là, Đào
tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Năm là, Nâng cao nhận thức của người dân về áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt cho phát triển nông nghiệp hữu cơ; Sáu là, Nâng cao năng lực công nghệ và tài chính cho các dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tác giả cho rằng nếu các giải pháp được thực hiện một cách triệt để sẽ có những tác động to lớn để giải quyết quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn Thành phố và xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.