vào và đầu ra của phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Cũng như các loại hình sản xuất vật chất khác, sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần có sự phát triển đồng bộ của thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như: thị trường vốn, thị trường khoa học công nghệ, thị trường sức lao động và thị trường đầu ra cho sản phẩm hữu cơ. Việc phát triển đồng bộ thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất sẽ cung cấp đầy đủ về chủng loại, số lượng, chất lượng các loại cây giống, con giống và các loại vật tư nông nghiệp với giá thành cạnh tranh. Đây là những điều kiện cần thiết cho quá trình mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó, việc phát triển tốt thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần đưa sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tới tay người tiêu dùng với thời gian ngắn nhất giúp nông sản hữu cơ giữ được nguyên sự tươi sống để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Cùng với việc hoàn thiện đồng bộ các loại thị trường, hoạt động xúc tiến
thương mại, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng. Thực tế cho thấy, việc quảng bá giới thiệu sản phẩm sẽ giúp cho người tiêu dùng nhận diện đầy đủ thông tin về sản phẩm để đưa ra quyết định tiêu dùng, đồng thời việc cung cấp thông tin còn giúp người tiêu dùng tiếp cận và giám sát quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ để từ đó tạo lập lòng tin, xây dựng thói quen cho người tiêu dùng về các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
2.2.3.6.Mức độ hoàn thiện, phù hợp của thể chế, chính sách của nhà nước cho phát triển nông nghiệp hữu cơ
Có thể nói cơ chế, chính sách của nhà nước và công tác quản lý của chính quyền các cấp có tác động vô cùng mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng. Hệ thống các văn bản quy định của nhà nước là cơ sở pháp lý để một mặt thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển, một mặt giải quyết quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp hữu cơ đối với sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ như: Nghị định số 109/2018/NĐ-CP, ngày 29 tháng 8 năm 2018 về nông nghiệp hữu cơ. Nghị định đã làm rõ các khái niệm “nông nghiệp hữu cơ”; Để triển khai thực hiện Nghị định 109/2018/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 16/2019/TT- BNNPTNT, ngày 01 tháng 11 năm 2019 về quy định chi tiết một số điều của nghị định số 109/2018/NĐ-CP của chính phủ về nông nghiệp hữu cơ. Các văn bản trên đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Cùng với việc ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát của chính quyền các cấp mà
trước hết là chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giữ vai trò rất quan trọng. Việc thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước ở cấp địa phương sẽ đảm bảo các quy định về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được thực hiện nghiêm túc, vừa bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng được sử dụng đúng sản phẩm hữu cơ với chất lượng cao, vừa bảo vệ cho các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ tránh bị các chủ thể kinh doanh sản xuất hàng giả, hàng nhái trà trộn thiệt hại về kinh tế và suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm hữu cơ.
2.2.3.7.Các nhân tố khác
Hội nhập quốc tế diễn có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nông
nghiệp Việt Nam nói chung và cho phát triển nông nghiệp hữu cơ nói riêng. Hội nhập quốc tế tạo ra thị trường mới, mở rộng thị trường truyền thống, thúc đẩy các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Hội nhập quốc tế tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong nước có cơ hội liên kết sản xuất với các doanh nghiệp nước ngoài để từng bước tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp hữu cơ toàn cầu, đồng thời thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong nước tạo thành các chuỗi sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đa dạng, phong phú, có giá trị gia tăng cao. Không những vậy, hội nhập quốc tế còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiếp thu những công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, sự đa dạng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu về quy mô sản xuất của các chủ thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế còn cho phép các chủ thể sản xuất học tập kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất theo các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiên tiến của các nước trên thế giới. Hội nhập kinh tế cũng đặt ra những yêu cầu, thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Để tránh
được những rủi ro, thiệt hại khi tham gia vào thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và nắm rõ những quy định pháp luật trong nước và quốc tế đối với lĩnh vực mình tham gia sản xuất để có thể hành xử theo đúng chuẩn mực quốc tế, vừa nâng cao uy tín của doanh nghiệp và bảo vệ mình trước những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp khác.
Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu...
đều có tác động đến hoạt động của của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ. Từ đó, có ảnh hưởng đến lợi ích các bên tham gia. Ví dụ như, điều kiện tự nhiên thuận lợi, thời tiết ổn định, mưa gió thuận hòa, đất đai phù hợp… thì năng suất cây trồng, vật nuôi sẽ gia tăng dẫn đến gia tăng sản lượng, do đó, các chủ thể tham gia sẽ trực tiếp và gián tiếp có thu nhập cao hơn. Đối với nhà nước, xây dựng được một nền nông nghiệp hữu cơ hiệu quả. Đối với các chủ thể nắm giữ khâu chế biến, phân phối và tiêu thụ thì sẽ có nguồn cùng ổn định và đảm bảo chất lượng qua đó có thể đáp ứng được các đơn hàng đã ký kết và có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, qua đó giúp các chủ thể ổn định thị trường, gia tăng lợi nhuận...