Tổng quan về thực trạng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 32)

ý kiến kim toán ca các công ty niêm yết

NCS thực hiện trình bày sơ bộ về thực trạng cũng như lịch sử các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề ý kiến kiểm toán ở mục này (2.1.1). Các phân tích về kết quả nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, biến và chiều ảnh hưởng sẽ được phân tích sâu hơn ở mục 2.1.2 và 2.1.3, từ đó sẽ làm rõ dần khoảng trống nghiên cứu thông qua 3 phần: 2.1.1, 2.1.2 và 2.1.3.

Khởi đầu của các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán là công trình nghiên cứu của Altman và McGough (1974). Nghiên cứu này đã phát hiện ra 46,4% trong số lượng mẫu công ty phá sản là đã nhận được ý kiến kiểm toán có đoạn nhấn mạnh liên quan đến giả định hoạt động liên tục trước khi xảy ra sự kiện phá sản một năm. Mục đích của nghiên cứu dự báo về sự phá sản của công

13

ty. Cụ thể, một tập hợp các tỷ lệ tài chính và kinh tế sẽ được điều tra trong bối cảnh dự báo phá sản, trong đó sử dụng nhiều phương pháp phân tích biệt số. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này chỉ giới hạn ở các tập đoàn sản xuất. Các biến được tác giả sử dụng trong mô hình bao gồm: vốn lưu động/tổng tài sản, lợi nhuận/tổng tài sản, EBIT/tổng tài sản, vốn hóa thị trường/giá trị sổ sách của nợ, doanh thu/tổng tài sản. Như vậy có thể thấy, khởi đầu, nghiên cứu về chủ đề này chỉ được bắt đầu bằng các biến tài chính và giới hạn quy mô ở các tập đoàn sản xuất ở Hoa Kỳ. Mô hình này có khả năng dự báo chính xác lên đến 94%. Tiếp theo đó là nghiên cứu của McKee (1975) về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán có đoạn nhấn mạnh liên quan đến giả định hoạt động liên tục. Với phương pháp biệt số, tác giả đã dự báo được một tỷ lệ chính xác đến 87,18% với các nhân tố là các tỷ số tài chính. Trong nghiên cứu này, mặc dù vẫn ở bối cảnh nước Hoa Kỳ nhưng tác giả đã mở rộng thêm biến so với nghiên cứu trước đây của Altman.

Năm 1985, Mutchler đã sử dụng phương pháp biệt số và thực hiện nghiên cứu trên 119 công ty sản xuất cho mẫu 1 và 42 công ty cho mẫu 2 để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán. Ở nghiên cứu này, Muthcler đã mở rộng thêm biến phi tài chính bên cạnh biến tài chính so với các công trình nghiên cứu trước. Nghiên cứu sử dụng các biến tài chính: chỉ số vốn lưu động/Tổng nợ, chỉ số tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn, chỉ số tài sản thuần/Tổng nợ, chỉ số nợ dài hạn/tổng tài sản, chỉ số tổng nợ/tổng tài sản, chỉ số lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần và các biến phi tài chính: ý kiến kiểm toán năm trước, thông tin tốt xấu, sự cải thiện để xác định việc hình thành loại ý kiến kiểm toán. Mô hình chứa chỉ số tài chính và biến ý kiến kiểm toán năm trước dự báo chính xác 89.9%, mô hình chứa chỉ số tài chính và thông tin tốt xấu dự báo chính xác 80.2%. Năm 1986, Mutchler tiếp tục mở rộng thêm biến quy mô công ty kiểm toán và quy mô công ty được kiểm toán và tìm ra công ty có quy mô kiểm toán không phải Big 8 thường không đưa ra ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần (cụ thể trong nghiên cứu là ý kiến kiểm toán có giả định hoạt động liên tục) với công ty nhỏ có hoạt động tài chính suy giảm.

Dopuch và cộng sự (1987) tại Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng phân tích probit và nghiên cứu trên 218 quan sát ngoại trừ và 346 quan sát chấp nhận toàn phần. Nghiên cứu chỉ ra lợi nhuận năm hiện tại, sự thay đổi của lợi nhuận trừ đi lợi nhuận ngành ảnh hưởng theo thứ tự đến ý kiến kiểm toán. Trong nghiên cứu này tác giả tập trung vào nghiên cứu 12 nhân tố tài chính và mối quan hệ của các nhân tố này tới ý kiến kiểm toán. Kết quả tìm ra biến lợi nhuận giữ lại là biến có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý kiến kiểm toán. Các biến khác cũng ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán bao gồm: vốn chủ sở

nhập ròng/tổng tài sản, vốn lưu động/tổng tài sản, doanh thu thuần/tổng tài sản. Tác giả mở rộng thêm biến phi tài chính so với công trình trước đây bao gồm: số năm niêm yết đồng thời thêm các biến về chỉ số thị trường như: hệ số beta, thay đổi độ của lệch chuẩn giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư, sự thay đổi của lợi nhuận trừ đi lợi nhuận ngành. Như vậy so với công trình của Mutchler thì nghiên cứu không chỉ mở rộng ra ở bối cảnh nước Thổ Nhĩ Kỳ mà còn phát triển thêm các biến phi tài chính mới.

Nghiên cứu được phát triển thêm một bước bằng cách bổ sung thêm các biến phi tài chính trong nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988) tại bối cảnh mới. Nghiên cứu này được thực hiện trên 540 công ty nhỏ tại Vương quốc Anh trong khoảng thời gian từ 1980-1982 đồng thời sử dụng phân tích logistic đa biến với các biến tài chính và phi tài chính cho kết quả các công ty được kiểm toán bởi công ty kiểm toán có quy mô lớn, lợi nhuận giảm, có độ trễ trong phát hành BCKiT, cổ đông không tham gia điều hành ít, có khoản vay đảm bảo, ý kiến kiểm toán năm trước là ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần thì có nhiều khả năng sẽ nhận ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần hơn. Như vậy, so với các công trình nghiên cứu trước (Mutchler) thì nghiên cứu này cũng tìm ra kết quả là biến ý kiến kiểm toán năm trước có ảnh hưởng cùng chiều với ý kiến kiểm toán năm nay.

Laitinen và Laitinen (1998) cũng phân tích logistic đa biến với cả biến tài chính và phi tài chính và thực hiện nghiên cứu trên số lượng mẫu là 111 BCKiT đã chỉ ra các công ty có mức độ tăng trưởng thấp hơn, vốn chủ sở hữu thấp hơn, số lao động ít hơn thì có khả năng nhận ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần cao hơn. Độ chính xác của mô hình là 94.6%. So với các công trình trước thì tại bối cảnh Phần Lan, tác giả đã kiểm định và cũng tìm ra kết quả tương tự với Keasey và cộng sự (1988) tại Anh là lợi nhuận có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Tác giả lần đầu tiên kiểm định thêm biến tăng trưởng được đo lường bằng tăng trưởng doanh thu và tìm ra tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Tuy nhiên kết quả tại Phần Lan lại cho ra trái chiều với nghiên cứu Keasey và cộng sự (1988) tại Anh là độ trễ BCKiT tại Phần Lan không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán.

Spathis (2003) thực hiện phân tích hồi quy logistic và thêm phương pháp OLS cho 100 công ty tại Hy Lạp cho ra kết quả tình hình tài chính và bổ sung biến kiện tụng có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Mô hình dự báo chính xác khoảng 78%. Kết quả chỉ ra có sự tương đồng với Mutchler tại

15

Hoa Kỳ là hệ số thanh toán ngắn hạn có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Ireland (2003) nghiên cứu trên một lượng mẫu lớn của các công niêm yết và không niêm yết (9.304 công ty với 8.289 công ty không niêm yết và 1.015 công ty niêm yết) tại Anh và cho kết quả về ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và có đoạn nhấn mạnh về khả năng tổ chức/pháp nhân hoạt động liên tục cùng với ý kiến không phải chấp nhận toàn phần. Với loại ý kiến này thì các công ty có tỷ lệ nợ, nhận được ý kiến loại này của năm trước thì nhiều khả năng nhận được cùng loại ý kiến trong năm nay. Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét tỷ lệ nợ dài hạn và tìm ra mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Tuy nhiên kết quả về mối quan hệ giữa quy mô công ty kiểm toán với ý kiến kiểm toán lại không được xác nhận như Keasey và cộng sự (1988) tại Anh.

Caraman và Spathis (2006) vẫn áp dụng hai phương pháp là hồi quy logistic và OLS nhưng với mẫu là 185 công ty tại Hy Lạp chỉ ra (i) Phí kiểm toán cũng như loại công ty kiểm toán không ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán (ii) Ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần có mối quan hệ với tỷ lệ lợi nhuận hoạt động và tài sản hiện tại. Nghiên cứu này cũng tìm ra kết quả tương đồng với Mutchler (1985) tại Hoa Kỳ và Spathis (2003) tại Hy Lạp về mối quan hệ ngược chiều giữa hệ số thanh toán ngắn hạn với với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Mối quan hệ giữa lợi nhuận và ý kiến kiểm toán cũng được tìm ra kết quả tương đồng với Keasey và cộng sự (1988) và Laitinen, E. K., & Laitinen, T. (1998). Biến quy mô kiểm toán được kiểm định không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán như nghiên cứu của Ireland (2003) tại Anh trong khi đó Keasey và cộng sự (1988) tại Anh lại tìm thấy mối quan hệ giữa quy mô công ty kiểm toán và ý kiến kiểm toán. Điều này cho thấy có một sự khác biệt về kết quả nghiên cứu ở cùng một bối cảnh và cả khác bối cảnh.

Habib (2013) sử dụng phương pháp phân tích meta trên một lượng mẫu lớn từ 73 nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn 1982 đến 2011 (154.452 quan sát) và kết luận (i) Độ trễ kiểm toán và liên kết Big N có mối quan hệ tích cực với ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần, (ii) Phí dịch vụ “non-audit” có mối quan hệ tiêu cực với ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần. Kết quả nghiên cứu của Habib (2013) tại Hoa Kỳ tìm ra cũng tương đồng với Mutchler (1985) tại Hoa Kỳ, Keasey và cộng sự (1988) tại Anh và Ireland (2003) tại Anh, đều khẳng định ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần năm trước có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần năm nay. Về biến quy mô kiểm toán thì khác với Ireland (2003) tại Anh và Caraman và Spathis (2006) tại Hy Lạp kết luận là không có

nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988) tại Anh.

Năm 2014, Spathis và Maria Tsipouridoua nghiên cứu trên 845 quan sát từ 2005 - 2011 tại Hy Lạp để tìm kiếm mối quan hệ giữa biến tài chính và phi tài chính với ý kiến kiểm toán. Kết quả: (1) Tác giả đã phát hiện ra biến vòng quay tài sản cố định có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán. Kết quả này là tương đồng với Gaganis và cộng sự (2007) tại Anh. (2) Lỗ có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần, tương tự như các công trình nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988) tại Anh, Laitinen, E. K., & Laitinen, T. (1998) tại Phần Lan….(3) Chỉ

số nợ không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán, điều này là trái ngược với các kết quả nghiên cứu của Ireland (2003) tại Anh, Ballesta và GarciaMeca (2007) tại Tây Ban Nha, (4) Quy mô công ty kiểm toán có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán, tương đồng với Keasey và cộng sự (1988) tại Anh, Caraman và Spathis (2006) tại Hy Lạp…

Zureigat (2014) nghiên cứu trên 153 công ty niêm yết được thu thập vào cuối năm 2013 tại Ả Rập với phương pháp hồi quy đã chỉ ra (i) Chỉ số nợ có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán như các nghiên cứu của Ireland (2003) tại Anh và Ballesta và GarciaMeca (2007) tại Tây Ban Nha, (ii) Lợi nhuận không ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán. Kết quả này không tương đồng với các nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988) tại Anh, Laitinen, E. K., & Laitinen, T. (1998) tại Phần Lan, Caraman và Spathis (2006) tại Hy Lạp, (3) Quy mô công ty kiểm toán cũng được tìm thấy có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần giống các nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988) tại Anh, Caraman và Spathis (2006) tại Hy Lạp…

Năm 2015, Yasar và cộng sự nghiên cứu trên 110 dữ liệu năm từ 2010-2013 tại Thổ Nhĩ Kỳ đã mở rộng nghiên cứu bằng việc sử dụng cả 3 phương pháp là: Phân tích biệt số, Hồi quy logit, Mô hình cây quyết định C4.5 cho kết quả với tỷ lệ chính xác lên đến 98.2%. Nghiên cứu kết luận: (i) Lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản ảnh hưởng mạnh nhất đến ý kiến kiểm toán. Đây là biến hiệu quả để dự báo ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Kết quả này rất tương đồng với đa số các nghiên cứu phía trên, (ii) Chỉ số nợ không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán. Kết quả này khác với Ireland (2003) tại Anh, Ballesta và GarciaMeca (2007) tại Tây Ban Nha, Zureigat (2014) tại Ả Rập, (iii) Hệ số thanh toán ngắn hạn không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán. Kết quả này khác với các kết quả trong nghiên cứu của Muchler (1985) tại Hoa Kỳ, Spathis (2003) tại Hy Lạp, Ballesta và GarciaMeca (2007) tại Tây Ban Nha.

17

Như vậy, các kết quả nghiên cứu lại tiếp tục cho thấy một sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu trong cùng hay khác bối cảnh.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ozcan (2016) đã sử dụng mô hình logit và thực hiện nghiên cứu 180 công ty từ 2005 đến 2014. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy và cho kết quả có độ chính xác là 93.89%. Nghiên cứu đã thêm vào một biến phi tài chính là tỷ lệ thành viên không điều hành và kiểm định tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và cho kết quả có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Kết quả này được ủng hộ bởi Keasey và cộng sự (1988) tại Anh. Tác giả cùng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa vòng quay tài sản cố định, lợi nhuận có mối quan hệ giống với nghiên cứu của Maria Tsipouridoua và Charalambos Spathis tại Hy Lạp. Điểm mới nữa trong nghiên cứu của tác giả là tiếp tục kiểm định biến mới tăng trưởng tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và kết quả cho thấy biến này có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán như nghiên cứu của Laitinen, E. K., & Laitinen, T. (1998) tại Phần Lan.

Tại Việt Nam, Thuy Thi Ha và cộng sự (2016) tại Việt Nam sử dụng phương pháp phân tích hồi quy trên quy mô mẫu là 133 công ty từ 2011-2014. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng các biến được lựa chọn từ tổng quan nghiên cứu. Nghiên cứu chưa sử dụng phương pháp định tính để xác định các biến ở nước ngoài phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán có giả định về hoạt động liên tục. Đồng thời nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại ở việc khám phá một số biến bao gồm: (1) Chỉ số nợ có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán, kết quả cho ra tương đồng với nghiên cứu của Ireland (2003) tại Anh, Ballesta và GarciaMeca (2007) tại Tây Ban Nha, Zureigat (2014) tại Ả Rập…, (2) Hệ số thanh toán ngắn hạn không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán, kết quả này khác với các nghiên cứu của Muchler (1985) tại Hoa Kỳ, Spathis (2003) tại Hy Lạp…nhưng tương đồng với Alpaslan Yasar và cộng sự (2015) tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu được thực hiện trên một quy mô mẫu khá lớn nhưng trong một phạm vi thời gian ngắn chỉ từ 2011-2014. Như vậy có thể thấy tại Việt Nam, công trình nghiên cứu nổi bật về chủ đề này mới chỉ có rất ít tác giả và vẫn còn nhiều hạn chế trong phương pháp sử dụng, trong biến được kiểm định cũng như thời gian, phạm vi kiểm định cũng như loại ý kiến kiểm toán được nghiên cứu.

Abbaszadeh và cộng sự (2017) sử dụng thuật toán heuristic và hồi quy logistic trên 980 quan sát từ 2009-2015 tại Ba Tư và khám phá ra mô hình dự báo ý kiến kiểm toán với độ chính xác là 94.98%. Kết quả đã chỉ ra: Luân chuyển KTV độc lập, Loại ý kiến kiểm toán của năm trước, Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, Hệ số thanh toán ngắn

báo loại ý kiến của KTV độc lập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w