Nhóm các nhân tố phi tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 93 - 98)

3.3.2.1 Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành

Một HĐQT hiệu quả theo lý thuyết đại diện là nên bao gồm phần đa số thành viên HĐQT không điều hành, bởi vì những người được cho rằng sẽ tạo ra kết quả hoạt động vượt trội do tính độc lập của họ so đối với hoạt động quản lý của công ty.

Nhiều nghiên cứu cũng ủng hộ điều này, Keasey và cộng sự (1988) nghiên cứu trên 540 BCKiT từ 1980-1982 tại Anh và kết luận số lượng thành viên không điều hành có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Ishak và Yusof (2015) đã cho thấy tỷ lệ các thành viên không điều hành trên tổng thành viên hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần tại thị trường của Malaysia và nghiên cứu này là phù hợp với các nghiên cứu trước. Nghiên cứu được ủng hộ bởi Ozcan (2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ. Gần đây là nghiên cứu của Saaydah (2019) đã chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ lệ thành viên không điều hành với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Do đó, NCS sẽ kiểm định giả thuyết tỷ lệ thành viên không điều hành tác động cùng chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Giả thuyết H7- Tỷ lệ thành viên không điều hành tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.

67

Lý thuyết người tín hiệu chỉ ra rằng ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần làm cho các công ty chậm trễ công bố BCTC do không thống nhất với KTV vì họ biết thông tin này được đưa ra là tin xấu cho các nhà đầu tư.

Habib (2013) tại Anh chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa độ trễ của BCKiT với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Theo Habib thì độ trễ của BCKiT được định nghĩa là khoảng thời gian từ ngày kết thúc năm tài chính của công ty đến ngày lập BCKiT và là một trong số ít các biến đầu ra kiểm toán có thể quan sát được từ bên ngoài cho phép người ngoài đánh giá hiệu quả kiểm toán (Bamber và cộng sự, 1993). Nghiên cứu này được ủng hộ bởi Ireland (2003) tại Anh.

Mối liên hệ tích cực được mong đợi giữa độ trễ BCKiT và xác suất nhận được ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần vì: (i) Thứ nhất, độ trễ của BCKiT lâu hơn có thể phản ánh các cuộc đàm phán kéo dài giữa KTV và khách hàng trong khi họ cố gắng giải quyết các bất đồng. (ii) Thứ hai, độ trễ của BCKiT đánh giá lâu hơn có thể thể hiện công việc bổ sung mà KTV cần phải thực hiện để giải quyết các vấn đề đã xác định. (iii) Thứ ba, độ trễ của BCKiT dài hơn có thể phản ánh rủi ro kiểm soát và/hoặc rủi ro vốn cao của khách hàng do đó đòi hỏi phải thực hiện thêm công việc kiểm toán (Ireland, 2003) dẫn đến phát hành BCKiT trễ. Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia cũng cho các ý kiến và lý do tương đồng.

Do đó, NCS sẽ kiểm định giả thuyết độ trễ của BCKiT tác động ngược chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Giả thuyết H8- Độ trễ của BCKiT tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.

3.3.2.3 Ý kiến kiểm toán năm trước

Trong quá trình phỏng vấn sâu, các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng nếu năm trước đơn vị nhận được ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần thì có một xác suất cao hơn năm nay sẽ nhận ý kiến tương tự, đặc biệt trong trường hợp vấn đề được nêu ra đã có trong nhiều năm mà đơn vị vẫn chưa tiến hành giải quyết triệt để thì mức độ KTV đưa ra ý kiến ngoại trừ sẽ ngày một trọng yếu hơn.

Theo Habib (2013) thì đối với biến ý kiến kiểm toán trước đây, với tư cách là một yếu tố quan trọng quyết định đối với các ý kiến kiểm toán giai đoạn hiện tại, đã nhận được sự tập trung nghiên cứu mạnh mẽ. Mutchler (1984) đã tiến hành phỏng vấn các kiểm toán viên hành nghề và nhận thấy rằng các KTV coi tình trạng của công ty

không phải dạng chấp nhận toàn phần cho năm hiện tại. Nogler (1995) cho thấy rằng một khi một ý kiến kiểm toán có giả định về hoạt động liên tục được đưa ra, khách hàng sẽ phải chứng minh sự cải thiện đáng kể về hiệu suất để tránh nhận được một ý kiến kiểm toán có giả định về hoạt động liên tục khác trong năm hiện tại. Giả thuyết sau này được phát triển để kiểm tra ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán năm trước đối với xu hướng chấp nhận ý kiến của KTV trong năm nay.

Keasey và cộng sự (1988) nghiên cứu trên 540 công ty nhỏ tại Vương quốc Anh, tác giả sử dụng 20 biến tài chính và phi tài chính để giải thích ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Tác giả kết luận việc nhận một ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần năm trước có ảnh hưởng đến việc nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần năm nay. Nghiên cứu này được ủng hộ bởi Ireland (2003) khi nghiên cứu trên một lượng mẫu rất lớn là 9.304 công ty với 8.289 công ty không niêm yết và 1.015 công ty niêm yết tại Anh, hay như các nghiên cứu của Muchler (1985), Thuy Thi Ha và cộng sự (2016) kiểm định với VN133 công ty tại Việt Nam cũng cho kết quả tương đồng.

Do đó, NCS sẽ kiểm định giả thuyết ý kiến kiểm toán năm trước (chấp nhận toàn phần, không phải chấp nhận toàn phần) tác động cùng chiều với ý kiến kiểm toán năm nay (chấp nhận toàn phần, không phải chấp nhận toàn phần).

Giả thuyết H9- Ý kiến kiểm toán năm trước tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán năm nay.

3.3.2.4 Chuyển đổi kiểm toán viên

Lý thuyết đại diện minh họa mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện đã được thỏa thuận và hiện thực hóa trong hợp đồng làm việc. Ban giám đốc với tư cách là bên hiểu rõ tình trạng của công ty thường có những lợi ích và mục tiêu khác nhau với các cổ đông (Lesmana và Kurnia, 2016). Mối quan hệ này tạo ra xung đột lợi ích là một trong những yếu tố kích hoạt sự thay đổi của KTV. Sự kết hợp giả định giữa các ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần và việc chuyển đổi KTV dựa trên các giả định rằng: (a) Có các chi phí liên quan đến việc nhận được các ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần, (b) các nhà quản lý muốn tránh những chi phí này và (c) điều này có thể đạt được bằng cách chuyển đổi KTV. Đây cũng là biến mà chuyên gia gợi ý NCS thay cho biến nhiệm kỳ kiểm toán vì sẽ phù hợp hơn ở Việt Nam.

69

Chow và Rice (1986) nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và việc chuyển đổi KTV. Mẫu nghiên cứu là 141 công ty từ 1973-1974 tại Hoa Kỳ. Tác giả đã chỉ ra chuyển đổi kiểm toán có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Yulius Kurnia Susanto (2018) nghiên cứu trên 122 công ty niêm yết tại Indonesia từ 2011 đến 2015 đã chỉ ra việc không hài lòng với ý kiến của KTV có thể dẫn đến căng thẳng giữa Ban Giám đốc và Công ty kiểm toán và có thể dẫn đến công ty quyết định chuyển đổi KTV. Ban lãnh đạo sẽ hài lòng nếu công ty kiểm toán có thể đưa ra những ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần vì với những

ý kiến này có thể thu hút được các nhà đầu tư. Nếu công ty kiểm toán không thể thực hiện mong muốn của người quản lý và đưa ra ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần, thì người quản lý sẽ chuyển đổi KTV. Zarei H và cộng sự (2020) chỉ ra sự chuyển đổi KTV là đáng kể ở mức độ tin cậy 90% và có mối quan hệ yếu với loại ý kiến kiểm toán. Phát hiện này phù hợp với kết quả của Haniffa và cộng sự (2006), người cho rằng có mối quan hệ giữa vòng quay KTV và loại ý kiến kiểm toán. Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia cũng cho một quan điểm tương đồng.

Do đó, NCS sẽ kiểm định giả thuyết việc chuyển đổi kiểm toán tác động ngược chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Giả thuyết H10- Chuyển đổi KTV tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

3.3.2.5 Quy mô công ty kiểm toán

Trên cơ sở lý thuyết nền tảng là lý thuyết đại diện thì trong nghiên cứu của Francis & Wilson (1988) đã chỉ ra chi phí ủy nhiệm ảnh hưởng đến việc lựa chọn thương hiệu kiểm toán có uy tín, chất lượng. Do đó, các công ty có bất đồng trong uỷ nhiệm càng cao thì chi phí dành cho việc lựa chọn kiểm toán chất lượng sẽ càng cao hơn. NCS lựa chọn biến quy mô công ty kiểm toán để đưa vào mô hình dưới sự giải thích của lý thuyết đại diện với kỳ vọng quy mô công ty kiểm toán có tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Do bất đồng trong uỷ nhiệm càng cao thì có khả năng xác suất xảy ra việc trình bày báo cáo không trung thực hợp lý, từ đó dẫn đến việc các công ty kiểm toán có quy mô lớn sẽ có xu hướng phát hành ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần cao hơn.

Mối liên hệ của lý thuyết tín hiệu với danh tiếng của KTV là các KTV có uy tín được cho là có uy tín và năng lực tốt để kết quả kiểm toán có chất lượng và có thể

doanh thu, vốn hóa thị trường, số lượng công nhân… Quy mô lớn của công ty sẽ có các hoạt động kinh doanh phức tạp đòi hỏi các KTV có kinh nghiệm, những người có cam kết kiểm toán với khách hàng trong thời gian dài vì họ đã biết hoạt động kinh doanh hoặc ngành. Biến quy mô công ty kiểm toán được lựa chọn dựa trên lý thuyết này với giả thuyết các KTV có kinh nghiệm sẽ có khả năng phát hiện ra các sai sót trọng yếu hơn, do đó gia tăng xác suất phát hành một ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

Việc sử dụng thang đo biến chất lượng công ty kiểm toán là theo: (i) DeAgelo (1981) đã xem xét tác động của quy mô các công ty kiểm toán đến chất lượng của các cuộc kiểm toán. Nghiên cứu lấy các công ty quốc tế, các công ty vừa và nhỏ làm mẫu. Tác giả nhận thấy rằng chất lượng KTV gắn liền với quy mô doanh nghiệp kiểm toán. Trong các nghiên cứu trong và ngoài nước, biến chất lượng kiểm toán đều được các nghiên cứu lựa chọn quy mô công ty kiểm toán và phân loại thành Big 4 và Non big 4 để đại diện cho biến chất lượng kiểm toán. (ii) Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia. Mặc dù có một tỷ lệ nhỏ các chuyên gia cho rằng việc sử dụng Big 4 và Non Big 4 là chưa thể hiện phân loại hợp lý nhất chất lượng kiểm toán vì có một số đơn vị trong nước tuy không phải Big 4 nhưng cũng có chất lượng cao. Tuy nhiên, các chuyên gia đều đồng tình rằng việc sử dụng thang đo Big

4 và Non Big 4 là phù hợp với các dữ liệu thu thập được công khai tại Việt Nam. Do đó trong luận án này, kế thừa cách thức của các nghiên cứu trước và phỏng vấn sâu chuyên gia tại Việt Nam, NCS cũng thực hiện chọn Big 4 và Non Big 4 đại diện cho nhân tố thuộc về chất lượng và quy mô công ty kiểm toán.

Zureigat (2014) tại Ả Rập đã chỉ ra quy mô công ty kiểm toán có mối quan hệ

cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Điều này có nghĩa là các công ty kiểm toán có quy mô lớn (Big N) có xu hướng phát hành ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần hơn các công ty kiểm toán khác. Kết quả này phù hợp với các kết quả trước đây (Keasey và cộng sự (1988) tại Anh, Reynolds và Francis (2001), Caramanis và Spathis (2006), DeFond và cộng sự (2002), Masyitoh and Se.Ak (2010), Habib (2013), Penas và cộng sự (2017)).

Do đó, NCS sẽ kiểm định giả thuyết quy mô công ty kiểm toán tác động ngược chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

71

Giả thuyết H11- Quy mô công ty kiểm toán tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

3.4 Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w