IV. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHO VAY TIÊU DÙNG T ẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ĐÀ NẴNG.
4. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế những rủi ro trong hoạt động cho
vay tiêu dùng.
a. Trường hợp xảy ra những rủi ro dẫn đến giảm sút thu nhập hay mất việc làm của người vay vốn.
Để phòng tránh rủi ro trên, trước khi thực hiện cho vay tiêu dùng ngân hàng phải có được những thông tin đầy đủ và đúng nhất về lợi nhuận của doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất kinh doanh, thu nhập bình quân của CBCNV, xu hướng phát triển trong tương lai, thị trường cạnh tranh và tiềm năng phát triển... Qua đó có thể lựa chọn
những doanh nghiệp tốt nhất để tiến hành cho vay tiêu dùng. Đồng thời nhằm hạn chế
tổn thất cho ngân hàng do rủi ro trên xảy đến với doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất
kinh doanh trong khi đã tiến hành cho vay tiêu dùng, trong từng trường hợp cụ thể
ngân hàng có những phương án xử lý như:
- Khi thu nhập người lao động bị giảm sút làm khả năng trả nợ của người vay
bị ảnh hưởng, cán bộ ngân hàng sẽ làm việc trực tiếp với từng cá nhân cụ thể. Dựa
trên mức thu nhập đã điều chỉnh, kết hợp với các nguồn thu nhập khác nếu có, cán bộ
tín dụng sẽ xây dựng phương án trả nợ mới phù hợp cho người đó. Tạo điều kiện để
họ có thể tiếp tục trả nợ cho ngân hàng, nhưng vẫn đảm bảo cho cuộc sống.
- Khi người lao động bị mất việc làm thì khả năng thu nợ của ngân hàng là rất
thấp chính vì nguồn đảm bảo cho việc trả nợ đã mất. Trong trường hợp ngoài lương, người vay còn có những khoản thu nhập thường xuyên khác đủ khả năng trả nợ cho
ngân hàng thì cán bộ tín dụng làm việc với người đó để họ vẫn duy trì việc trả nợ cho
ngân hàng, bên cạnh đó bắt buộc thực hiện các biện pháp đảm bảo bằng tài sản như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nếu người lao động không còn nguồn thu nhập nào
khác ngoài lương thì do quá trình đóng BHXH trước đó nên khi người lao động nghỉ
việc sẽ được hưởng một khoản trợ cấp từ quỹ BHXH, đây sẽ trở thành nguồn để ngân
hàng có thể thu hồi được món nợ vay đó. Trong thời gian sắp đến, khi hoạt động của
Quỹ trợ cấp thất nghiệp được triển khai thì đây sẽ là nguồn thu nợ chính của ngân hàng trong trường hợp này.
Mặc dù vẫn có thể thu hồi được nợ, nhưng hiệu quả của việc thu nợ thể hiện ở
cách thức thu như thế nào, nên tốt hơn hết ngân hàng phải phòng tránh những rủi ro
trên ngay từ đầu bằng việc xem xét về tiềm năng và xu hướng phát triển của doanh
nghiệp đó trong tương lai để có được các món vay tiêu dùng thật sự có chất lượng.
b.Trường hợp xảy ra các rủi ro khách quan dẫn đến ốm đau, tai nạn, hay thiệt hại đến tính mạng của người vay vốn.
Trong trường hợp này tầm quan trọng của lãnh đạo doanh nghiệp được thể hiện
cho mình. chính vì vậy trong biên bản thoả thuận giữa ngân hàng và người đại diện
doanh nghiệp phải có điều khoản về trách nhiệm doanh nghiệp trong việc cung cấp các thông tin có liên quan đến tình hình vay tiêu dùng một cách kịp thời cho ngân
hàng biết để xử lý nếu có rủi ro xảy ra.
- Nếu người vay bị ốm đau, tai nạn ở mức nhẹ thì cán bộ tín dụng không cần điều chỉnh lại phương án trả nợ vì sự mất cân bằng về tài chính này chỉ xảy ra trong
thời gian ngắn, và họ đã có 75% lương làm nguồn trả nợ nên không ảnh hưởng nhiều đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng . Trong trường hợp tai nạn, bệnh nghề nghiệp
xảy ra làm ảnh hưởng đến khả năng lao động, thu nhập của người vay trong thời gian
dài thì ngân hàng phải có phương án điều chỉnh kỳ hạn cũng như số tiền trả nợ cho
phù hợp dựa trên thu nhập thực tế tại doanh nghiệp và cụ thể số tiền trợ cấp từ Quỹ
bảo hiểm. Người bị rủi ro sẽ được hưởng từ Quỹ bảo hiểm số tiền trợ cấp 1 lần từ 4-12
tháng lương nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 5-30% và được hưởng mức trợ
cấp hàng tháng từ 0,4-1,6 tháng lương tương ứng với mức suy giảm khả năng lao động là từ 31-100%.
- Trường hợp thiệt hại tính mạng người lao động do rủi ro khách quan đem lại,
thì nguồn thu nợ chủ yếu của ngân hàng là từ Quỹ BH của người đó, ngoài ra ở một số
doanh nghiệp còn có các quỹ tại doanh nghiệp khác hình thành từ thâm niên, tiền thưởng của người lao động, đây là nguồn thu nợ của ngân hàng trong trường hợp có
rủi ro xảy ra. Lãnh đạo doanh nghiệp phải có trách nhiệm khi xác nhận cho người lao động vay vốn ngân hàng bằng việc thông tin nhanh nhát cho ngân hàng về rủi ro xảy
ra và cùng phối hợp với ngân hàng để giải quyết tronh trường hợp này. Ngoài số tiền
tuất của người đó, Quỹ BHXH sẽ trợ cấp thêm số tiền bằng 24 tháng tiền lương tối
thiểu. Số tiền này và số tiền trích từ các quỹ của người lao động tại doanh nghiệp được dùng để thanh toán hết các nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Và lãnh đạo doanh nghiệp là người có nghĩa vụ trích tất cả các khoản thu mà người đó được để thanh toán trong trường hợp này. Tuỳ vào thương lượng của doanh nghiệp và ngân hàng mà ngân hàng chỉ thu số tiền gốc còn lại thôi, không thu tiền lãi đối với khoản vay đó. Xem như đây
là sự chia sẻ từ phía ngân hàng trong rủi ro không may này.
c. Trường hợp xảy ra rủi ro từ phía chủ quan của người đi vay.
- Trường hợp người vay cố tình không trả nợ: đi kèm với hồ sơ vay vốn có sự
xác nhận của doanh nghiệp, nên có thêm phần cam kết bắt buộc người đi vay thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, nếu không sẽ chịu các hình thức xử phạt
về lợi ích vật chất tại doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp với tư cách là người đại
diện chấp nhận cho CBCNV của mình vay vốn phải có những qui định cụ thể về việc
xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng tiêu dùng giữa người vay với ngân hàng
và đã có sự chấp nhận từ phía người vay, ví dụ:
+ Qui định các CBCNV nào có tên trong danh sách không trả nợ nữa và
ngân hàng được báo về đơn vị sẽ bị cắt thưởng của tháng đó. Thông thường đây là những người không trả nợ vay từ 3 tháng trở lên.
+ Trường hợp nặng hơn, nếu người đó tiếp tục không trả nợ và ngân hàng
+ Ở một số doanh nghiệp, đơn vị khi mà giá trị tiền thưởng không lớn hay
yếu tố thi đua không được coi trọng, thì doanh nghiệp nên áp dụng phương thức “giam lương” của người đó cho đến khi họ thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Đây là hình thức có thể nói phù hợp nhất trong việc xử lý các loại rủi ro như thế này.
- Nếu trường hợp người vay tiêu dùng nghỉ việc tại doanh nghiệp đó và chuyển
sang làm việc tại đơn vị mới thì doanh nghiệp đó phải có trách nhiệm thông báo với
ngân hàng về danh sách số người này, đồng thời doanh nghiệp chỉ ký chấp nhận đơn
xin chuyển công tác nếu người đó chứng minh được là đã hoàn thành xong việc trả nợ
cho ngân hàng. Ta thấy rằng trong trường hợp này, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro
hoàn toàn phụ thuộc vào sự hợp tác của đơn vị với ngân hàng. Hoạt động tín dụng
này thực sự có hiệu quả xuất phát từ sự đóng góp không nhỏ của phía lãnh đạo doanh
nghiệp. Đây là điều mà ngân hàng cần chú trọng để có thể tiếp tục phát huy những
mối quan hệ tốt đẹp với các doanh nghiệp.
- Trong trường hợp người vay nghỉ hay bỏ việc bất thường, không có sự đồng ý
của lãnh đạo doanh nghiệp thì người đại diện doanh nghiệp phải có trách nhiệm với món vay đó. Người đại diện cho đơn vị hoàn toàn có quyền ký chấp nhận để trích quỹ
bảo hiểm của người mang nợ đó trả nợ cho ngân hàng. Vì theo điều 4 Điều lệ BHXH
thì quyền hưởng BHXH của người lao động có thể bị đình chỉ hoặc cắt giảm hoặc huỷ
bỏ khi người lao động vi phạm pháp luật.
d. Trường hợp xảy ra rủi ro do tình hình biến động kinh tế.
Khi những nguyên nhân khách quan như biến động về bất động sản, làm cho giá của các tài sản mà người vay thế chấp cho ngân hàng khi vay giảm thấp so với tại
thời điểm ngân hàng định giá tài sản. Và vào lúc này người vay không trả nợ thì dẫu
cho ngân hàng phát mại tài sản cũng không thu hồi đủ nợ của người đó. Đây là rủi ro
rất hiếm xảy ra, nhưng để tránh trường hợp này xảy ra thì ngân hàng phải làm tốt công
tác thẩm định trước khi quyết định cho vay như: xem xét giấy tờ sở hữu tài sản của
người vay, tình hình tài chính của người bảo lãnh, định giá tài sản đó. Nhưng nếu trường hợp này đã xảy ra rồi thì tiền thu được do phát mại tài sản thế chấp thanh toán
theo thứ tự sau: Trả nợ gốc và lãi vay, trả các chi phí bảo quản, phát mại, tố tụng;
phần còn thiếu mà ngân hàng chưa thu đủ thì tiếp tục tìm các nguồn khác để trả nợ.