Giải pháp nhằm tiếp tục phát huy những thuận lợi vốn có trong hoạt động Vay Tiêu Dùng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP:" HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002 " doc (Trang 34 - 37)

IV. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHO VAY TIÊU DÙNG T ẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ĐÀ NẴNG.

1. Giải pháp nhằm tiếp tục phát huy những thuận lợi vốn có trong hoạt động Vay Tiêu Dùng của ngân hàng.

động Vay Tiêu Dùng của ngân hàng.

a. Tiếp tục mở rộng Vay tiêu dùng đối với những doanh nghiệp, cơ quan mà ngân hàng đã thiết lập quan hệ, trong đó lựa chọn những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Như đề cập ở phần thuận lợi, ngân hàng Á Châu Đà Nẵng có được những

khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả

cao hoạt động trên địa bàn, điều này hỗ trợ rất nhiều cho việc xúc tiến hình thức vay tiêu dùng đối với các cán bộ công nhân viên làm việc tại đó. Do đặc điểm của hình thức cho vay tiêu dùng nên việc tăng dư nợ của loại hình này hoàn toàn phụ thuộc vào sự hợp tác của lãnh đạo của các cơ quan, doanh nghiệp; vì chỉ sau khi có được sự đồng ý của Ban lãnh đạo, ngân hàng mới có thể xúc tiến cho vay từng CBCNV làm việc trong đơn vị đó. Trong khi các doanh nghiệp luôn bận bịu với công việc sản xuất kinh doanh của mình thì họ sẽ không nhiệt tình trong sự hợp tác này lắm nhưng mối

quan hệ tốt đẹp đã có từ trước với ngân hàng thì sự hợp tác này sẽ được diễn ra suôn

sẽ hơn.

Bên cạnh các quan hệ kinh tế đã được thiết lập từ trước, ngân hàng Á Châu Đà

Nẵng phải tiếp tục tạo dựng mối quan hệ mới đối với những doanh nghiệp lớn khác trên địa bàn. Trên cơ sở cung cấp các nghiệp vụ mạnh của ngân hàng như dịch vụ

chuyển tiền, dịch vụ thẻ, thanh toán..., ngân hàng Á Châu thiết lập nên những quan hệ

kinh tế tốt đẹp, qua đó có cơ hội hướng khách hàng sử dụng những dịch vụ phong phú

khác của ngân hàng, trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng.

b. Tập trung vào đối tượng chủ yếu là nhóm khách hàng có thu nhập cao, ổn định để nâng cao doanh số cho vay.

Dựa trên những đặc điểm chung của các đối tượng vay tiêu dùng hiện nay của

ngân hàng, có thể chia làm 2 tập khách hàng lớn, đó là:

- Nhóm những người lao động có thu nhập trung bình, mức vốn vay tương đối

thấp và trình độ giới hạn.

- Nhóm những người có thu nhập khá, ổn định, với một trình độ học vấn nhất định. Làm việc trong doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh, hoạt động hiệu quả. Họ thường rơi vào nhóm công nhân kỹ thuật, cán bộ văn phòng, các chủ hộ sản xuất kinh

doanh..., rất ít trường hợp là những người lao động chân tay, công nhân không có chuyên môn. Những người này có nhu cầu tiêu dùng cho cuộc sống tương đối cao.

Với những lý do trên, tập khách hàng này trở thành đối tượng chủ yếu ngân hàng nên

hướng đến. Do quỹ tài chính của họ không hình thành cùng một lúc với nhu cầu mà

thường là được hình dần sau đó, vì thế mà họ cần đến ngân hàng với vai trò là người

cung ứng trước quỹ tài chính mà họ sẽ có trong tương lai.

Đây là một tập khách hàng đầy tiềm năng, chính vì ở chỗ họ có thu nhập trung

bình hàng tháng ở mức cao, điều này còn thể hiện được phần nào sự phát triển và kết

quả kinh doanh của đơn vị họ đang làm việc. Một triển vọng tốt về việc làm ổn định

cộng thêm với mức lương tương đối, sẽ làm người lao động không muốn thay đổi về

chỗ làm, gắn bó hơn với công việc và nơi công tác. Đây là yếu tố tạo điều kiện thuận

lợi cho cán bộ tín dụng ngân hàng trong việc xét duyệt cho vay tiêu dùng. Hơn thế

nữa, tập khách hàng này đạt trình độ nhất định nên họ sẽ ý thức hơn về trách nhiệm

của mình đối với món nợ vay ngân hàng, từ đó dẫn đến khả năng thu hồi nợ vay của

ngân hàng, nói rộng hơn là chất lượng của món vay sẽ đạt mức cao. Đứng về phía

rất nhiều, những vấn đề khách hàng thắc mắc được giải toả một cách nhanh chóng vì họ có khả năng nắm bắt vấn đề nhanh hơn. Trong khi những người có trình độ hạn chế

thì càng gặp nhiều vướng mắc khi tiếp xúc với công nghệ ngân hàng, cán bộ tín dụng

sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để giải đáp với họ một cách cặn kẽ, nhiều lần cho

một vấn đề, dẫn đến kém hiệu quả trong giao dịch của hoạt động Cho vay tiêu dùng. Ta có mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng của người dân; khi thu nhập tăng

tiêu dùng cũng tăng với tỷ lệ tương ứng. Khi thu nhập càng tăng, tiêu dùng cũng sẽ tăng theo, nhưng khi thu nhập tăng vượt qua một ngưỡng nhất định thì tỷ lệ trên có sự thay đổi. Hay nói cách khác, bấy giờ mức tăng tiêu dùng giảm dần so với mức tăng

thu nhập. Đặc điểm của nhóm khách hàng này là có thu nhập cao nhưng chưa vượt

qua ngưỡng nói trên nên việc tăng chi tiêu tỷ lệ tương ứng với sự tăng lên của thu

nhập. Chính vì thế mà với mức thu nhập cao hơn những tập khách hàng khác thì nhu cầu vốn vay của họ cũng cao hơn. Việc phát vay trên một hợp đồng lớn, sẽ giúp ngân hàng nâng được doanh số cho vay lên đáng kể. Cho dù theo cách này thì có thể dẫn đến tình trạng tốc độ tăng số lượng khách hàng thấp hơn so với việc cho vay với mức

vay thấp và không tập trung vào một đối tượng khách hàng cụ thể nào, nhưng có thể có được tốc độ tăng doanh số, dư nợ cho vay tiêu dùng khá cao. Như thế sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý, nhân công, chi phí in ấn, giấy tờ... từ việc giảm số lượng khách

hàng trong khi vẫn tăng thu nhập do việc tăng dư nợ. Đây là bằng chứng chứng tỏ tính

hiệu quả của phương án mở rộng doanh số cho vay tập trung vào những đối tượng

nhất định.

Như vậy việc cho vay tập trung vào những khách hàng có mức thu nhập khá,

cụ thể bằng việc tăng qui mô vốn vay đối với một khách hàng và mở rộng số lượng

khách hàng vay sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động Tín dụng tiêu dùng của ngân hàng. Tăng được DSCV đối với tập khách hàng này đồng thời sẽ làm tăng về mặt chất lượng của món vay với xác suất rủi ro được đánh giá là thấp nhất, và ít tốn kém chi

phí nhất.

c. Mở rộng thời hạn vay vốn cho món vay có giá trị lớn.

Đồng thời với việc mở rộng DSCV đối với những đối tượng có mức thu nhập

cao, ngân hàng nên mở rộng thời hạn vay vốn cho các món vay có giá trị lớn nhằm

làm giảm sức ép của việc trả nợ hàng tháng lên tình hình tài chính của khách hàng.

Đa số khách hàng đều muốn vay với thời hạn dài, để cùng với một mức thu

nhập nhất định họ vừa có thể thực hiện trả nợ cho ngân hàng, vừa đủ để chi phí cho

cuộc sống hàng ngày. Mặc khác, cùng một thời hạn vay, nếu một món vay có qui mô

vốn vay lớn hơn món vay có mức vốn vay thấp thì số tiền gốc và lãi phải trả hàng tháng cho ngân hàng cũng cao hơn theo tỷ lệ. Chính vì thế với món vay có giá trị lớn,

khi thời hạn vay bị khống chế sẽ gây ra khó khăn cho người vay trong quá trình trả nợ. Thông thường thì những người cho vay mong muốn khách hàng của mình có tỷ lệ tiền

thanh toán hàng tháng nằm trong giới hạn từ 25-30% () so với thu nhập để có thể đảm

bảo được cuộc sống và thực hiện tốt hợp đồng vay tiêu dùng. Vì vậy ngân hàng có thể

mở rộng thời hạn vay cho các món vay từ 10 triệu trở lên, nhất là những món vay có

như hiện nay lên thành mức tối đa là 60 tháng, như vậy sẽ thuận lợi hơn cho khách

hàng trong quá trình trả nợ. Trong từng trường hợp sẽ xác định thời hạn vay cụ thể,

phụ thuộc vào qui mô của món vay, thu nhập trung bình mỗi tháng và sự lựa chọn thời

hạn vay theo khách hàng là phù hợp với họ nhất để thực hiện việc trả góp hàng tháng. Nếu như có nhiều khách hàng vay vốn với thời hạn dài thì sẽ làm dư nợ của ngân hàng

đạt mức cao hơn, và việc thu lãi từ số dư nợ này sẽ đem lại cho ngân hàng món lợi

lớn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP:" HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002 " doc (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)