Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo mối quan hệ giữa Qui mô

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP:" HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002 " doc (Trang 28 - 30)

vốn vay và Mức thu nhập bình quân hàng tháng của khách hàng vay.

Vay tiêu dùng thực chất là việc sử dụng trước các khoản thu nhập sẽ được hình

thành trong tương lai của người lao động, hình thức cho vay này được đảm bảo bằng

chính thu nhập hàng tháng của họ. Chính vì vậy giưã thu nhập, nhu cầu tiêu dùng và khả năng tài trợ bằng nguồn vốn vay ngân hàng quan hệ với nhau khá mật thiết. Do

hạn chế về thời gian và điều kiện thống kê số liệu nên phần phân tích VTD theo mối

quan hệ giữa thu nhập và qui mô vốn vay chỉ dừng lại ở việc phân tích doanh số cho vay tiêu dùng trong năm 2002.

Theo qui định của ngân hàng, thu nhập tối thiểu của người lao động bình quân trong một tháng ở mức 800000 đồng mới được xét duyệt cho vay tiêu dùng với giá trị

món vay tối đa là 10 triệu đồng. Chính vì vậy, nên ở mức thu nhập từ 800000 đến 1

triệu đồng thì cột doanh số cho vay (DSCV) với qui mô vốn vay từ 10 đến 15 triệu ở

bảng 7 dưới đây không có giá trị.

Bảng 7: Doanh số VTD được chia theo Qui mô vốn vay.

ĐVT:Triệu VNĐ

Doanh số cho vay theo Qui mô vốn vay TỔNG

Mức thu nhập Mức 5 > 5 đến 15 > 15 đến 30 DSCV TT(%) Mức 1: 0,8  1,0 1072 1687 - 2759 23 Mức 2: 1,0  1,8 626 2141 2272 5039 42 Mức 3: trên 1,8 126 1666 2407 4199 35 TỔNG 1824 5494 4679 11997 100 Khi thu nhập ở trong một mức nào đó thì sự tỷ lệ giữa thu nhập, tiêu dùng và nhu cầu vay vốn ngân hàng. Tổng doanh số cho vay ở Mức thu nhập 1 là 2759 triệu đồng, chiếm 23% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, trong đó

DSCV ở mức 5 triệu và trên 5 đến 15 triệu lần lượt là 1072 và 1687 triệu đồng. Ta

nhận thấy khách hàng luôn có xu hướng muốn vay tối đa mình được vay nên ở mức

thu nhập này DSCV ở mức từ 5 đến 15 triệu gấp 1,57 lần ở mức vay 5 triệu.

Chiếm đến 42% trong tổng doanh số cho vay là của những khách hàng có thu nhập mức 2, đây là mức thu nhập mà số lượng khách hàng nhiều nhất và do đó DSCV

cũng đạt mức cao nhất 5039 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là cho vay với mức vốn vay trên 15 đến 30 triệu đạt 2272 triệu đồng; ở mức từ trên 5 đến 15 triệu đồng có tổng

DSCV là 2141 triệu, và mức vay từ 5 triệu trở xuống là 626 triệu đồng. Điều này cho thấy, khi thu nhập nằm trong một giới hạn nào đó thì nhu cầu vay vốn có xu hướng tỷ

lệ với thu nhập người đi vay. Với một mức thu nhập cao thì nhu cầu vay vốn của họ

cũng cao tương ứng, và DSCV ở những mức vay thấp giảm sút hẳn đối với đối tượng

có thu nhập cao. Còn ở Mức thu nhập 3, thì DSCV đạt cao nhất 2407 triệu đồng ở

mức vốn vay trên 15 đến 30 triệu; tiếp theo là qui mô vốn vay trên 5 - 15 triệu cũng đạt doanh số khá 1366 và 1666 triệu đồng; và thấp nhất hầu như rất ít khách hàng có thu nhập ở mức này vay vốn ở mức 5 triệu do đó doanh số cho vay ở đây chỉ có 126

triệu đồng. Khi con người có một mức thu nhập cao thì nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cũng được nâng lên, đồng thời họ cũng đòi hỏi sự thoả mãn cao hơn, vì thế mặc dù số lượng khách hàng có mức thu nhập cao đến vay vốn còn hạn chế nhưng do qui mô của

món vay lớn nên cũng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay lên, chiếm đến hơn

Nếu ở mức thu nhập 1, DSCV đạt cao nhất là ở qui mô vốn vay từ trên 5- 10 triệu, thì thu nhập của người vay càng tăng, qui mô vốn vay cũng tăng dần lên tương ứng: ở khoản thu nhập từ trên 1 đến 1,8 triệu thì DSCV đạt cao nhất ở mức từ >5-15 triệu, và thu nhập trên 1,8 triệu là ở mức từ >15-30 triệu. Điều này cũng được giải

thích bằng cách, trong khoản thu nhập từ 0,8 đến 1 triệu thì nhu cầu tiêu dùng của họ

cũng có giới hạn, vì các khoản tiết kiệm hàng tháng của họ cũng tương đối nhỏ, hơn

nữa họ lại không có sự tin tưởng về quỹ đầu tư cá nhân của chính mình trong tương

lai, mặc khác còn do tâm lý lâu đời của người dân Việt Nam là thường bằng lòng với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những gì mình có, không có nhu cầu chi tiêu gì ngay cả khi cuộc sống còn chưa đầy đủ, nhưng họ đã chấp nhận và bằng lòng với cuộc sống ấy. Và ngược lại, khi thu nhập tăng thì việc chi tiêu tăng lên tương ứng, từ đó làm tăng nhu cầu vay vốn ở mức cao.

Việc phân tích các số liệu của bảng trên đã hình thành nên những tập khách hàng khác nhau đại diện của từng mức thu nhập. Tổng DSCV ứng với qui mô vốn vay

từ 15 đến 30 triệu phần lớn thuộc tập khách hàng có mức thu nhập khá, đa phần là những khách hàng có sản xuất kinh doanh, có việc làm ổn định ở những doanh nghiệp

lớn và có trình độ nhất định. Đây là tập khách hàng quan trọng có nhiều tiềm năng,

ngân hàng cần đầu tư, chú trọng để mở rộng DSCV đối với tập khách hàng này. Một

số đối tượng khách hàng thuộc tập khách hàng có mức vay vốn nằm trong khoản 5 đến 15 triệu, chủ yếu là những người có mức thu nhập trung bình, tập trung phần lớn ở

tầng lớp công nhân, CBCNV trong các cơ quan hành chính.

Với sự phát triển của nền kinh tế thì thu nhập của mọi người ngày càng nâng

cao. Đây là thuận lợi cho ngân hàng để tăng qui mô vốn vay cho các đối tượng đảm

bảo bằng tín chấp cũng như đối tượng đảm bảo bằng tài sản thế chấp vì khi đó thu

nhập của họ đã tăng lên, nhu cầu tiêu dùng cũng lớn hơn. Điều kiện vay vốn chỉ dừng

lại ở qui mô vốn vay 10 triệu đồng khi mức thu nhập từ 0,8 đến 1 triệu sẽ không là

điều ràng buộc nữa, từ đó qui mô vốn vay phải được điều chỉnh tăng lên cho thích hợp. Tuy nhiên những khái quát trên không phải luôn luôn đúng cho tất cả các đối tượng vay vốn, có nhiều trường hợp khách hàng có mức thu nhập cao, chính vì thế khả năng tích luỹ của họ tương đối lớn và nguồn vốn vay ngân hàng chỉ là nguồn phụ

nhằm bổ sung một phần về tài chính để tài trợ cho việc mua sắm, tiêu dùng của họ mà thôi. Mức vốn vay thấp, không có nghĩa họ là những người có mức thu nhập trung

bình. Nhưng để có được những giải pháp phù hợp riêng cho từng đối tượng khách

hàng của mình thì việc phân loại các đối tượng khách hàng thành các nhóm theo một tiêu chí nào đấy là điều cần thiết, cho dù việc phân chia ở đây cũng chỉ là tương đối.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP:" HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002 " doc (Trang 28 - 30)