1.Đánh giá
a) Tiềm năng phát triển
Là quốc gia có một nền văn hóa lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, hòa giải ở Việt Nam không chỉ là một phương thức giải quyết tranh chấp, mà còn là nét văn hóa truyền thống. Với ý nghĩa tốt đẹp như vậy, chắc chắn hòa giải sẽ là phương thức giải quyết tranh chấp quan trọng tại Việt Nam, góp phần giúp các bên tranh chấp duy trì được quan hệ kinh doanh và làm cho xã hội trở lên tốt đẹp hơn.
Theo ông Vũ Ánh Dương - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VIAC - sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin trên toàn thế giới và của mạng Internet kết nối toàn cầu tạo ra một thế giới ảo đang dần có tầm quan trọng tương đương với thế giới thực của chúng ta hiện nay đã ảnh hưởng và làm thay đổi căn bản cách thức chúng ta thực hiện các hoạt động trong đời sống kinh tế, xã hội; và với bản chất là một loại hình dịch vụ phục vụ giải quyết tranh chấp thương mại, hòa giải thương mại cũng không nằm ngoài sức ảnh hưởng nói trên.5
Là phương thức có nhiều ưu điểm vượt trội, hòa giải thương mại dễ dàng hấp thụ các tiến bộ của khoa học công nghệ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng; hay nói theo thuật ngữ của thời đại kinh tế số hiện nay, là “nâng cao trải nghiệm người dùng” hòa giải.
Điều 5 NĐ 22/2017 quy định:
“Điều 5. Chính sách của Nhà nước về hòa giải thương mại
1. Khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại và các tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.
2. Khuyến khích huy động các nguồn lực tham gia hoạt động hòa giải thương mại, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hòa giải viên thương mại tổ chức hòa giải thương mại.”
b) Hạn chế pháp luật
Căn cứ tiến hành hòa giải, việc hòa giải dựa trên căn cứ pháp lý và điều kiện thực tế nào? Đây là một ưu thế của hòa giải nhưng cũng là một khó khăn trên thực tế thi hành.
Chưa có các quy định về hòa giải liên thông HG-TT hay TT-HG-TT trong khi đây là một trong những thực tế đang được áp dụng.
Còn quy định cứng nhắc trong một số điều luật. Việc quy định tiêu chuẩn hòa giải giải viên “Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên” là chưa hợp lý. Người được các bên lựa chọn có thể không đạt tiêu chuẩn để được cấp thể nhưng lại là người được các bên tin tưởng lựa chọn. Do đó, việc đặt ra các tiêu chuẩn về bằng đại học của hòa giải viên sẽ làm hạn chế quyền tự do định đoạt của các bên trong việc giải quyết tranh chấp của mình, đi ngược lại với nguyên tắc cơ bản của việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải.
Nên quy định rõ hòa giải có bắt buộc không, thời gian hòa giải có tính vào thời hiệu khởi kiện hay không, điều kiện thành lập trung tâm hòa giải.
Khoản 1 Điêu 11 NĐ 22/2017 quy định: “Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức
thỏa thuận riêng.” Vậy nếu tiếp tục có tranh chấp khi thi hành thì giải quyết như thế nào?
Điểm d khoản 2 Điều 9 NĐ 22/2017 về quyền và nghĩa vụ HGV: “ d) Thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải;”.Cụm từ “ thẩm quyền” đặt trong hoàn cảnh này ( ngang với các cụm từ thù lao và chi phí) khiến người ta hiểu lầm rằng HGV có thẩm quyền trong thỏa thuận hòa giải này. Vì HGV chỉ là người hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp nên không thể có năng lực và thẩm quyền được. Những vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên.
Chưa có quy định về hình thức hoạt động của HGV, họ có thể hoạt động độc lập hay tại một tổ chức hòa giải thương mại, hoặc cả hai cùng lúc?
Quy định: “Tên của Trung tâm hòa giải thương mại được đặt bằng tiếng Việt bao gồm cụm từ “Trung tâm hòa giải thương mại” là chưa hợp lý, do trên thực tế không phải lúc nào cũng có cụm từ “trung tâm hòa giải thương mại”, chẳng hạn như “Trung tâm giải quyết tranh chấp hiệu quả” (CEDR), “Trung tâm hòa giải Singapore” (SMC), Trung tâm hòa giải Delhi (Ấn Độ),...
2. Làm sao để nó phát triển? Với từng chủ thể ta có những biện pháp riênga) Hoàn thiện luật a) Hoàn thiện luật
Ông Huỳnh cho biết, các chính sách về hòa giải thương mại đã có từ lâu nhưng chúng ta chưa có luật chuyên ngành điều chỉnh riêng cho lĩnh vực hòa giải thương mại. Hiện nay, có Bộ luật Tố tụng Dân sự và Luật Trọng tài thương mại để áp dụng cho hai phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án và Trọng tài. Tuy nhiên, hình thức hòa giải vẫn còn thiếu vắng.
“Hiện này hành lang pháp lý cho phương thức hòa giải thương mại mới chỉ dừng ở cấp Nghị định khi Chính Phủ ban hành Nghị Định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải
thương mại quy định chi tiết về nguyên tắc hòa giải, trình tự thủ tục hòa giải, tiêu chuẩn hòa giải viên, thành lập và hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại. Tuy nhiên,kết quả thực hiện quá trình thực hiện Nghị định 22 vẫn còn khiêm tốn, doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến việc hòa giải thương mại. Chúng ta đã có đến 10 Trung tâm hòa giải thương mại, nhưng số lượng các vụ việc được hòa giải không nhiều”, ông Huỳnh nói. Theo quan điểm của ông Huỳnh, để vấn đề hòa giải thương mại phát triển, và là lựa chọn của doanh nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp thì hành lang pháp lý cho vấn đề hòa giải cần được nâng lên ở tầm Luật định.
Nên quy định để hòa giải thương mại là một điều kiện tiên quyết, bắt buộc trước khi đưa ra trọng tài hay tòa án.
Không nên quy định cứng nhắc như trong điểm b khoản 1 Điều 7: “b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên;” yêu cầu có trình độ đại học mà thay vào đó là những quy định mang tính mềm dẻo, linh hoạt hơn. Bởi lẽ, có những người không có trình độ đại học và cũng không có thực tế công tác nhưng họ lại có khả năng thuyết phục được các bên và được các bên tin tưởng lựa chọn, do đó hoàn toàn đủ khả năng làm Hòa giải viên. Về kỹ năng hòa giải, do không có tiêu chí cũng như tiêu chuẩn để đánh giá nên chúng tôi cho rằng cũng không cần thiết phải quy định.
Khoản 2 Điều 14 NĐ 22/2017: “2. Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.” Nên sửa thành “2. Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo thỏa thuận của các bên.” Để tránh hiểu lầm HGV ở đây có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Nên có quy định về trường hợp phát sinh tranh chấp về văn bản hòa giải thành khi các bên đang trong quá trình thực hiện, Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng & Đặng Vũ Minh Hà kiến nghị: “ quan điểm của chúng tôi cho rằng những tranh chấp
(nếu có) phát sinh từ việc thi hành thỏa thuận hòa giải thành (một hợp đồng mới) nên được giải quyết theo thủ tục rút gọn của Tòa án quy định trọng Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi hoặc thủ tục rút gọn theo quy tắc tố tụng trọng tài thích hợp giới hạn thẩm quyền của hội đồng trọng tài chỉ xem xét việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành.”
Cần hướng dẫn chi tiết Văn bản hòa giải thành khi hòa giải thương mại. Nghị định 22/2017/NĐ CP đã quy định về hình thức của văn bản hòa giải tuy nhiên, quy định còn chung chung nên để đảm bảo cho việc thực tiễn áp dụng cần hướng dẫn rõ hơn như phụ lục về văn bản mẫu về thỏa thuận hòa giải thành.
Hoạt động giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, điều tra, tìm hiểu các cách thức giải quyết những bất đồng giữa các bên tranh chấp đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Để xem xét những cách thức giải quyết đó có ảnh hưởng và phù hợp với lợi ích chung của hoạt động kinh doanh, thương mại. Nghiên cứu vai trò và khả năng áp dụng tập quán quy tắc, quy định của hiệp hội nghề nghiệp, coi đó như một nguồn của pháp luật và giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hòa giải.
Trên bình diện hợp tác và phát triển quốc tế sâu rộng, cần tham gia ký kết những điều ước về hòa giải thương mại quốc tế.
Ý kiến đang gây nhiều tranh luận là có hay không việc nên công nhận hiệu lực văn bản hòa giải thành có giá trị như phán quyết trọng tài. Cá nhân em đồng ý với quan điểm của Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng & Đặng Vũ Minh Hà theo cách lý giải sau: “… chúng tôi cho rằng việc coi “Thỏa thuận hòa giải thành có giá trị thi hành bắt buộc như một bản án hoặc Phán quyết của Trọng tài thương mại” chưa phù hợp với tình hình kinh tế xã hội cũng như hoàn cảnh của Việt Nam vì một số lí do sau đây:
Nếu coi thỏa thuận hòa giải thành có giá trị thi hành như bản án hoặc phán quyết của trọng tài thương mại sẽ dẫn đến việc phải sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự 2011, Luật trọng tài thương mại năm 2010 và Luật thi hành án dân sự 2008. Đây không phải là một việc đơn giản, việc sửa đổi luật sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như công sức của các nhà làm luật, chưa kể đến tính khả thi của phương án này.
Để coi thỏa thuận hòa giải thành như bản án hoặc phán quyết của trọng tài thương mại thì có thể sẽ xảy ra các thủ tục như công nhận thỏa thuận hòa giải thành hay hủy thỏa thuận hòa giải thành. Với kinh nghiệm đã từng xảy ra đối với phán quyết của trọng tài thương mại, chúng tôi thấy rằng việc này sẽ gặp rất nhiều khó khăn và có thể gây hậu quả ngược lại là thỏa thuận hòa giải thành không thi hành được.
Như phân tích ở trên, về bản chất, thỏa thuận hòa giải thành là một hợp đồng, việc tòa án can thiệp vào việc thực hiện hợp đồng này là một điều bất hợp lý, chưa kể đến việc có thể có những khó khăn và tiêu cực sẽ xảy ra.”
b) Xã hội- Tuyên truyền, phổ biến luật
Tuyên truyền và quảng bá về những phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải để giới doanh nhân hiểu và chủ động áp dụng. Truyền thông tin rộng rãi cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh, thương mại về vai trò của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Các trường đào tạo Luật cần thành lập các trung tâm kiến thức và kỹ năng hòa giải (đào tạo ngắn hạn) và có thể vừa đăng ký thành Trung tâm hòa giải thương mại để giải quyết các vụ việc phức tạp, các vụ việc có yếu tố nước ngoài,…
Các cá nhân nên chủ động tìm kiếm, cập nhật các văn bản pháp lý để có những cái nhìn hoàn thiện về quyền và nghĩa vụ bản thân và mọi người, qua đó có những hành vi, lựa chọn phù hợp với nhu cầu…
c) Hòa giải viên- Nâng cao kỹ năng của hòa giải viên
Hòa giải viên phải là người có năng lực quản lý việc trao đổi thông tin và đàm phán giữa các bên. Họ đóng vai trò như tác nhân xúc tác đưa các bên tranh chấp gần lại với nhau thông qua cách thức tiếp cận có tính chất gợi mở và mở ra con đường mới cho những đối thoại mang tính chất xây dựng, thoát khỏi những ngõ cụt trong quá trình thương lượng. Hòa giải viên có thể hỗ trợ theo những cách thức như:
● Đưa những con người thích hợp xích lại gần nhau;
● Tạo ra một môi trường có tính chất hỗ trợ cho các bên;
● Giúp cho những người tham gia hiểu được quan điểm của nhau;
● Giúp các bên tập trung giải quyết tranh chấp và tránh những cuộc trao đổi qua lại có tính chất tiêu cực;
● Làm rõ những điểm chưa rõ ràng hoặc hiểu lầm trong quá trình thảo luận;
● Quản lý việc trao đổi để bảo đảm chúng công bằng;
● Thu hẹp khoảng cách trong những vấn đề liên quan;
● Quản lý quá trình thương lượng giữa các bên, giúp các bên quyết định xem liệu giải pháp được đưa ra có thực tiễn không;
● Hỗ trợ các đương sự đạt được thỏa thuận thích hợp cuối cùng.
Nên ban hành bộ quy tắc đạo đức chung của HGV, hiện nay thường mỗi tổ chức có những quy tắc cho HGV riêng,..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hòa giải thương mại tại Việt Nam, tác giả: Ls. Nguyễn Trung Nam (Tony Nguyen)
(https://www.viac.vn/images/Resources/Legal-Research-and-
Study/200722_HGTM-tai-VN_NTNam/Papers_Hoa-giai-thuong-mai-tai-Viet- Nam_NamNT_191029.pdf )
2. QUY TẮC HOÀ GIẢI của Trung tâm hòa giải Việt Nam (https://www.vmc.org.vn/images/Mediation/Mediation%20at
%20VMC/Mediation-Rules/VMC_Mediation-Rules_Vietnamese_210224- (1).pdf )
3. Báo điện tử đại biểu nhân dân, Hướng đi cho hòa giải thương mại, tác giả:Nguyễn Ngân ( 08:22 | 28/06/2020)
(https://www.daibieunhandan.vn/huong-di-cho-hoa-giai-thuong-mai-gziuj3ntvr- 23378 )
4. Sở thông tin Bình Dương, Ra mắt nền tảng hòa giải thương mại trực tuyến MedUp (04-04-2021)
(http://socongthuong.binhduong.gov.vn/xem-chi-tiet/ra-mat-nen-tang-hoa-giai- thuong-mai-truc-tuyen-medup )
5. Trường đại học kiểm sát Hà Nội, Hòa giải trong thương mại và phát triển phương thức hòa giải trong thương mại ở Việt Nam.
(https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/117/552 )
(https://www.vmc.org.vn/thu-tuc-hoa-giai/thoa-thuan-hoa-giai-a121.html )
7. Trung tâm hòa giải Việt Nam , CẬP NHẬT CÁC XU HƯỚNG MỚI TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG HOÀ GIẢI, tác giả: LS. Nguyễn Trung Nam- Phó Giám đốc, Trung tâm Hòa giải Việt Nam.
(https://www.vmc.org.vn/nghien-cuu-phap-ly.html )
8. Diễn đàn doanh nghiệp, Quy trình hòa giải thương mại tại Trung tâm Hòa giải Việt Nam, Nguyễn Mạnh Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam, Chuyên gia hòa giải quốc tế cao cấp, Hòa giải viên Trung tâm Hòa giải Quốc tế Nhật bản JIMC - Kyoto (29/05/2018, 11:09:18).
(https://diendandoanhnghiep.vn/quy-trinh-hoa-giai-thuong-mai-tai-trung-tam- hoa-giai-viet-nam-130025.html )
9. Ra mắt Trung tâm Hòa giải Việt Nam và Công bố Quy tắc Hòa giải, tác giả: Thu Lê (12:28 CH, 29/05/2018)
(http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=337697 )
10.ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CHO NGHỊ ĐỊNH HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI (DỰ THẢO NGÀY 21/10/2014), tác giả: Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng & Đặng Vũ Minh Hà.
(http://dzungsrt.com/wp-content/uploads/2015/03/102114-NGH---NH-H-- A-GI---I-TH----NG-M---I_----KI---N.pdf )