Hạn chế pháp luật

Một phần của tài liệu Tiểu luận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại (LTM2) (Trang 48 - 49)

1 .Đánh giá

b) Hạn chế pháp luật

Căn cứ tiến hành hòa giải, việc hòa giải dựa trên căn cứ pháp lý và điều kiện thực tế nào? Đây là một ưu thế của hòa giải nhưng cũng là một khó khăn trên thực tế thi hành.

Chưa có các quy định về hòa giải liên thông HG-TT hay TT-HG-TT trong khi đây là một trong những thực tế đang được áp dụng.

Còn quy định cứng nhắc trong một số điều luật. Việc quy định tiêu chuẩn hòa giải giải viên “Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên” là chưa hợp lý. Người được các bên lựa chọn có thể không đạt tiêu chuẩn để được cấp thể nhưng lại là người được các bên tin tưởng lựa chọn. Do đó, việc đặt ra các tiêu chuẩn về bằng đại học của hòa giải viên sẽ làm hạn chế quyền tự do định đoạt của các bên trong việc giải quyết tranh chấp của mình, đi ngược lại với nguyên tắc cơ bản của việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải.

Nên quy định rõ hòa giải có bắt buộc không, thời gian hòa giải có tính vào thời hiệu khởi kiện hay không, điều kiện thành lập trung tâm hòa giải.

Khoản 1 Điêu 11 NĐ 22/2017 quy định: “Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức

thỏa thuận riêng.” Vậy nếu tiếp tục có tranh chấp khi thi hành thì giải quyết như thế nào?

Điểm d khoản 2 Điều 9 NĐ 22/2017 về quyền và nghĩa vụ HGV: “ d) Thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải;”.Cụm từ “ thẩm quyền” đặt trong hoàn cảnh này ( ngang với các cụm từ thù lao và chi phí) khiến người ta hiểu lầm rằng HGV có thẩm quyền trong thỏa thuận hòa giải này. Vì HGV chỉ là người hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp nên không thể có năng lực và thẩm quyền được. Những vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên.

Chưa có quy định về hình thức hoạt động của HGV, họ có thể hoạt động độc lập hay tại một tổ chức hòa giải thương mại, hoặc cả hai cùng lúc?

Quy định: “Tên của Trung tâm hòa giải thương mại được đặt bằng tiếng Việt bao gồm cụm từ “Trung tâm hòa giải thương mại” là chưa hợp lý, do trên thực tế không phải lúc nào cũng có cụm từ “trung tâm hòa giải thương mại”, chẳng hạn như “Trung tâm giải quyết tranh chấp hiệu quả” (CEDR), “Trung tâm hòa giải Singapore” (SMC), Trung tâm hòa giải Delhi (Ấn Độ),...

Một phần của tài liệu Tiểu luận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại (LTM2) (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w