Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối.

Một phần của tài liệu thị trường eu về hàng dệt may & thực tiễn vận dụng marketing quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam (Trang 84 - 85)

2. Các giải pháp vận dụng marketing quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU.

2.2.3. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối.

Các chính sách phân phối hàng dệt may phải tập trung vào giảm dần số trung gian, cố gắng xuất khẩu trực tiếp sang nước nhập mà không cần thông qua nước thứ ba. Điều này hiện nay không thể thực hiện ngay được vì còn nhiều cản trở trong môi trường chính trị phải thích ứng.

Nhưng hệ thống kênh phân phối của các công ty cần phải được rút ngắn lại, đặc biệt đưa hàng hoá trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Điều này không những mang lại nhiều lợi nhuận mà còn hỗ trợ cho việc thu thập thông tin, giành được nhiều đơn đặt hàng hơn, tránh tình trạng chỉ cần giao hàng cho trung gian là xong như hiện nay.

Trước mắt vẫn phải củng cố các bạn hàng trung gian là Hồng Kông và Đài Loan vì họ đã tạo được uy tín trên thị trường thế giới. Các công ty cần phải thông qua nó để sản xuất gia công sang các thị trường khác. Tuy nhiên về lâu dài khi đã có đủ điều kiện chúng ta nên thiết lập kênh phân phối trực tiếp. Để thuận lợi hơn cho việc tiếp cận trực tiếp thị trường xuất khẩu, có thể có những phương pháp sau:

- Sử dụng đại lý hay chi nhánh bán ở nước ngoài (bán cho các nhà bán lẻ). Phương pháp này không những bán trực tiếp sản phẩm tới tay người tiêu dùng mà còn có thể thu thập được các thông tin trên thị trường.

- Liên doanh: Liên doanh giữa hai bên bạn hàng sở hữu có thể là một phương pháp rất có hiệu quả trong khai thác các cơ hội xuất khẩu. Chi phí thành lập và vốn ban đầu do hai bên thoả thuận và nó tùy thuộc vào thị trường. Thành lập liên doanh có lợi do hợp nhất chuyên môn của cả hai bên và thuận lợi hơn cho việc sử dụng đại lý vì đối tác có trách nhiệm cao hơn đối với mục tiêu chung.

- Sử dụng đại lý độc quyền ở địa phương: Là phương pháp truyền thống và rất quan trọng để tổ chức bán hàng ở nước ngoài, đặc biệt là những nước

công nghiệp phát triển, điều quan trọng là phải chọn được đại lý đủ trình độ, kinh nghiệm và có thể cung cấp thông tin trở lại cho công ty…

Khi quyết định một phương thức phân phối mới cần phân tích tỉ mỉ, thận trọng, để quyết định thời điểm thuận lợi nhất cho việc thâm nhập. Có thể căn cứ vào những tiêu chuẩn như tính chất sản phẩm, tình hình Marketing, khối lượng bán, hệ thống phân phối đang sử dụng trên thị trường, chi phí vận tải so với tổng chi phí, mức độ rủi ro mà công ty sẽ chấp nhận, khả năng vốn của công ty.

Ngoài việc hoàn thiện hệ thống kênh phân phối cần phải đảm bảo yêu cầu về giao hàng đúng hạn. Đây là yêu cầu rất quan trọng với sản phẩm dệt may do yếu tố thời vụ và thời trang là một trong những yếu tố quyết định về tính cạnh tranh của nhóm hàng này, vì vậy cần phải chủ động vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, sắp xếp kế hoạch sản xuất ngay sau khi có đơn đặt hàng.

Nói chung, trong vài năm tới ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa đủ "nội lực" để xuất khẩu trực tiếp, việc xuất khẩu thông qua các nước trung gian và hình thức chủ yếu. Bởi vậy chúng ta phải thông qua nó để tạo lập uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới bằng những ưu thế riêng biệt, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của chính những nước trung gian đó và các nước khác, từng bước tạo tiền đề để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp.

Một phần của tài liệu thị trường eu về hàng dệt may & thực tiễn vận dụng marketing quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam (Trang 84 - 85)