Đặc điểm dân số và thị hiếu tiêu dùng EU về hàng dệt may

Một phần của tài liệu thị trường eu về hàng dệt may & thực tiễn vận dụng marketing quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam (Trang 43 - 45)

1. Thị trường EU về hàng dệt may.

1.2.1. Đặc điểm dân số và thị hiếu tiêu dùng EU về hàng dệt may

EU là thị trường rộng lớn gồm 25 quốc gia với khoảng 450 triệu dân, GDP khoảng 9.000 tỷ USD. Người dân EU có mức tiêu dùng hàng dệt may cao nhất thế giới, bình quân 17 kg/người/năm. Hàng năm các nước EU nhập khẩu khoảng 63 tỷ USD các loại quần áo.

Mặc dù có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các quốc gia, nhưng các nước EU có những nét tương đồng về kinh tế và văn hoá, trình độ phát triển kinh tế khá đồng đều. Sở thích thói quen tiêu dùng của người dân EU có nhiều điểm chung:

Tỷ lệ thất nghiệp ở Châu Âu Tỷ lệ thất nghiệp ở EU 25

• Nhu cầu về hàng dệt may của người dân EU rất đa dạng, sở thích thay đổi nhanh chóng theo thời gian.

• Mức sống của người dân trong cộng đồng EU rất cao nên tiêu dùng rất cao cấp. Họ có sở thích và thói quen sử dụng hàng của những hãng nổi tiếng thế giới, đặc biệt quan tâm đến chất lượng và tính thời trang của sản phẩm. Do đó khách hàng EU có yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mốt sản phẩm và độ an toàn.

• Chất lượng sản phẩm và thời trang là hai yếu tố được họ xem là quan trọng hơn giá cả.

Thị trường EU về cơ bản cũng như một thị trường quốc gia, có ba nhóm người tiêu dùng khác nhau: (1) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao, chiếm gần 20% dân số ở EU, dùng những hàng có chất lượng tốt nhất và giá cả đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo; (2) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số, sử dụng loại hàng có chất lượng kém hơn so với nhóm 1 và giá cả cũng rẻ hơn; (3) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp, chiếm hơn 10% dân số, tiêu dùng những loại hàng hoá có chất lượng và giá cả thấp hơn so với hàng của nhóm 2. Hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường này gồm cả hàng hoá cao cấp lẫn hàng bình dân phục vụ cho mọi đối tượng. Đối tượng tiêu dùng hàng Việt Nam là nhóm 2 và 3. Các đối thủ cạnh tranh chính của hàng Việt Nam là hàng Trung Quốc và hàng của các nước ASEAN khác. [32]

EU còn là nơi hội tụ của những kinh đô thời trang chủ yếu của thế giới như Pari, Milan…, là trung tâm thông tin hiện đại về hàng may mặc, là khu vực đứng đầu về kỹ thuật sản xuất các mặt hàng tơ sợi tự nhiên và các loại quần áo cao cấp. Vì vậy EU ưa thích mở rộng ngành dệt may dưới hình thức

liên kết là chủ yếu bằng việc giao nguyên liệu, thuê gia công, còn mẫu mốt vẫn thuộc về các nhà tạo mẫu EU. [8]

Một phần của tài liệu thị trường eu về hàng dệt may & thực tiễn vận dụng marketing quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w