điện Liên Việt - chi nhánh Thăng Long
2.2.1.1. Quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt — chi nhánh Thăng Long
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ, áp dụng quy trình cấp tín dụng đến chất lượng của công tác thẩm định, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Thăng Long thường xuyên rà soát việc tuân thủ quy trình cấp tín dụng ở cả trước và sau phê duyệt cấp tín dụng. Đồng thời lãnh đạo Chi nhánh giao cho phòng Giám sát hoạt động trách nhiệm giám sát tuân thủ áp dụng quy trình cấp tín dụng cũng như rà soát các hồ sơ tín dụng cả trước và sau khi cấp tín dụng. Phòng chuyên trách này thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các chuyên viên khách hàng việc tuân thủ thực hiện quy trình cấp tín dụng, đồng thời đưa ra cơ chế chấm điểm hoạt động hàng tháng để đánh giá việc tuân thủ quy trình của các chuyên viên khách hàng làm cơ sở bình xét thi đua cuối năm.
Bảng 2.4. Quy trình thẩm định tín dụng tại LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long
Diễn giải:
Bước 1: Tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khách hàng.
CVKH là đầu mối tìm kiếm, tiếp xúc, tìm hiểu, khai thác nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng dựa trên các thông tin cơ bản như: mục đích, số tiền, thời hạn, tình hình tài chính của khách hang... CVKH cần tìm hiểm về ngành nghề và đặc điểm kinh doanh của khách hàng, chuẩn bị các câu hỏi, trước khi tiếp xúc với khách hàng, ghi lại những nội dung trao đổi, đồng thời đánh giá tư cách khách hàng trong quá trình trao đổi với khách hàng.
Căn cứ theo nhu cầu cấp tín dụng cũng như đặc điểm của khách hàng, CVKH sẽ là người tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị và cung cấp hồ sơ đề nghị cấp tín dụng theo quy định chung của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và các hồ sơ liên quan khác tùy thuộc vào đặc điểm cũng như nhu cầu của khách hàng.
Trên cơ sở hồ sơ do khách hàng cung cấp, CVKH phải kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, hợp pháp và tính thống nhất của các hồ sơ này, bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ cấp tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm và hồ sơ khác để phục vụ cho hoạt động thẩm định tín dụng. Yêu cầu khách hàng bổ sung (nếu có).
Bước 2: Thẩm định tín dụng và lập tờ trình thẩm định
Dựa trên các thông tin thu thập được trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, thu thập các nguồn thôn tin khác (nếu có) và các hồ sơ do khách hàng cung cấp, phòng khách hàng tại Chi nhánh, cụ thể là CVKH đối chiếu với các chính sách, điều kiện cấp tín dụng hiện hành của ngân hàng, thực hiện thẩm định sơ bộ khách hàng với một số nội dung đơn giản:
+ Trong quá trình gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng, CVKH thực hiện đánh giá tư cách của khách hàng.
+ Đánh giá nhanh tình hình pháp lý và tài chính của khách hàng: thu nhập, doanh thu, lợi nhuận trong các năm gần nhất.
+ Thẩm định sơ bộ TSBĐ: tài sản bảo đảm phải có đủ các điều kiện: thuộc sở hữu của bên thế chấp, không có các tranh chấp và phải được phép giao dịch theo quy định
của pháp luật, tài sản phải có tính thanh khoản, có thể chuyển nhượng trên thị trường, mua bảo hiểm đối với những loại tài sản Nhà nước bắt buộc mua bảo hiểm...
+ Tra cứu thông tin tín dụng của khách hàng, người quản lý doanh nghiệp, thông tin TSBĐ trên hệ thống CIC. Ngoài các thông tin thu thập được trong quá trình tiếp xúc khách hàng, việc tra cứu thông tin trên hệ thống CIC sẽ giúp cho ngân hàng có thêm một nguồn thông tin chính xác, tin cậy về lịch sử, quá trình quan hệ tín dụng của khách hàng tại các TCTD nhằm đánh giá mức độ uy tín của khách hàng.
Với những thông tin ban đầu, nếu đánh giá khách hàng đạt những yêu cầu sơ bộ, CVKH báo cáo Phó/ Trưởng Phòng Khách hàng hoặc báo cáo trực tiếp Giám đốc chi nhánh, đề xuất thẩm định trực tiếp khách hàng (nếu cần).
Đối với những khoản vay có nguồn trả nợ từ lương chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng hoặc khoản vay có tỷ lệ cho vay/ TSBĐ không vượt quá 30% và số tiền không vượt quá 2 tỷ đồng, thẩm định (không bao gồm thẩm định TSBĐ) dựa trên hồ sơ do khách hàng cung cấp và dựa trên thông tin thu thập được từ bên thứ 3 độc lập với khách hàng.
Đối với những khoản vay còn lại phải tiến hành thẩm định thực tế hoạt động của khách hàng tại các địa điểm như: nơi cứ trú, địa điểm làm việc, cơ sở sản xuất kinh doanh, trụ sở công ty. Trong trường hợp thẩm định thực tế, CVKH tại chi nhánh sẽ phối hợp cùng bộ phận tái thẩm định và/ hoặc bộ phận định giá TSBĐ (nếu có).
Nếu xét thấy những thông tin thẩm định không phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng thì CVKH từ chối cho vay và nêu rõ lý do từ chối.
CVKH xét thấy những thông tin khách hàng cung cấp và tra cứu được là phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng, khách hàng có thái độ trung thực thì CVKH tiến hành lập tờ trình thẩm định chi tiết về khách hàng, phương án cấp tính dụng và trình Phó hoặc Trưởng Phòng Khách hàng hoặc Giám đốc chi nhánh (nếu cần) kiểm soát nội dung thẩm định.
Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng.
định, biên bản định giá TSBĐ, các hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý, hồ sơ tài chính và mục đích đề nghị cấp tín dụng của khách hàng.
Căn cứ phân cấp phán quyết cấp tín dụng, trong trường hợp vượt mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh, CVKH chuyển hồ sơ và tờ trình thẩm định, đề nghị tái thẩm định và trình các cấp phê duyệt phù hợp xem xét.
Bước 4: Thông báo kết quả phê duyệt.
Nếu hồ sơ không được phê duyệt thì CVKH phải thông báo cho khách hàng và giải thích lý do từ chối. Nếu hồ sơ được phê duyệt, CVKH chuyển CVHT lập hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng thế chấp TSBĐ và các hồ sơ liên quan hoặc tiếp tục trình toàn bộ hồ sơ lên Phòng Tái thẩm định Hội sở đối với từng cấp phán quyết theo quy định của ngân hàng.
Nhận xét về quy trình:
Quy trình thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - chi nhánh Thăng Long tương đối đầy đủ và chặt chẽ. Quy trình bắt đầu từ lúc khách hàng phát sinh nhu cầu tín dụng tại ngân hàng, cán bộ tiếp xúc tư vấn cho khách hàng tận tình rõ ràng và đánh giá thái độ, tư cách của khách hàng. Kết thúc quy trình là lúc Chi nhánh từ chối cấp tín dụng hoặc phê duyệt đồng ý cấp tín dụng đối với những khoản tín dụng nằm trong quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh. Trường hợp vượt mức phát quyết CVKH trình Tái thẩm định tại Hội sở và trình lên các cấp phê duyệt cao hơn.
Trước khi thẩm định thực tế, CVKH đã thẩm định sơ bộ, điều này giúp cho CVKH cũng như ngân hàng tránh lãng phí thời gian và chi phí nếu như phương án đề nghị cấp tín dụng của khách hàng không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng ngay từ đầu. Việc thẩm định thực tế cũng được kết hợp cùng phòng tái thẩm định và phòng định giá TSBĐ (nếu cần) giúp giảm thiểu thời gian, hạn chế được các chi phí, tránh thẩm định thực tế khách hàng nhiều lần.Việc thẩm định thực tế cũng được quy định tùy thuộc vào nguồn trả nợ, giá trị khoản cấp tín dụng điều này cũng giúp cho Chi nhánh giảm thiểu được các chi phí phát sinh không cần thiết.
trọng, giúp các cấp phê duyệt tại Chi nhánh cũng như hội sở ngân hàng có một cái nhìn toàn diện về khách hàng, nhu cầu tín dụng của khách hàng và là bước đệm đầu tiên giúp phòng chống rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Ngay cả với trường hợp trình tái thẩm định, hoạt đông thẩm định tín dụng tại Chi nhánh giúp cung cấp thông tin cho đơn vị thực hiện nghiệp vụ tái thẩm định, tính chân thực, chính xác và chất lượng của hoạt động thẩm định tại Chi nhánh cũng đóng một vai trò ảnh hưởng tới hoạt động tái thẩm định tại Hội sở. Trong giới hạn của nghiên cứu này sẽ chỉ đề cập tới hoạt động thẩm định và chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - chi nhánh Thăng Long mà không đề cập tới hoạt động tái thẩm định tại Hội sở của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
2.2.1.2. Nội dung thẩm định
Hiện nay, LienVietPostBank chưa ban hành văn bản quy định cụ thể về nội dung, hướng dẫn thẩm định tín dụng mà còn phụ thuộc nhiều vào năng lực, kinh nghiệm thẩm định của các CVKH hay cán bộ quản lý. Tuy nhiên, thông qua việc ban hành biểu mẫu tờ trình thẩm định kèm theo quy trình cấp tín dụng cũng đã nêu ra được các nội dung trọng yếu trong hoạt động thẩm định tín dụng tại LienVietPostBank nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng.
Nhìn chung nội dung thẩm định tín dụng tại LienVietPostBank - chi nhánh Thăng Long bao gồm các nội dung chính: tư cách khách hàng, năng lực pháp lý, xếp hạng tín dụng nội bộ, năng lực tài chính, phương án cấp tín dụng, tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, tùy từng sản phẩm tín dụng, đối tượng khách hàng đòi hỏi hoạt động thẩm định, nội dung thẩm định phải có những thay đổi phù hợp.
Đối với khách hàng cá nhân.
Năng lực pháp lý và tư cách của khách hàng: dựa trên hồ sơ pháp lý do khách hàng cung cấp, CVKH phải đưa ra, đánh giá, làm nổi bật được những thông tin chứng minh khách hàng có đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự trong quan hệ với ngân hàng. Một số nội dung cơ bản như: CMND, hộ khẩu, nghề nghiệp, chức vụ, bằng cấp, quá trình công tác, thông tin về người đồng trách nhiệm và người phụ thuộc (nếu có). Đối với khách hàng cá nhân, uy tín của khách hàng có
thể được thể hiện thông qua mối quan hệ của bản thân như không tranh chấp tài sản, không vi phạm pháp luật hay liên quan tới các tệ nạn xã nội.
Đánh giá tình hình quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng (nếu có): đánh giá các khoản cấp tín dụng tại LienVietPostBank và tình hình thực hiện cam kết của khách hàng với ngân hàng (nếu có).
Mặt khác, bằng các kênh thông tin như CIC, thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin thu thập được từ các TCTD khác về lịch sử, quá trình quan hệ tín dụng tại các TCTD nhằm đánh giá uy tín của khách hàng, người đồng trả nợ trong các giao dịch tín dụng với các TCTD.
Đánh giá năng lực tài chính khách hàng: thông qua việc đánh giá nguồn thu nhập, tài sản tích lũy của khách hàng. Nội dung thẩm định này là một trong những nội dung tương đối quan trọng giúp đánh giá tính khả thi, nguồn trả nợ của phương án đề nghị cấp tín dụng của khách hàng. Đồng thời, bằng các biện pháp xác minh thông qua đơn vị công tác, người đồng trả nợ, người quen của khách hàng giúp CVKH có thể xác minh được các hồ sơ tài chính do khách hàng cung cấp có thống nhất, chính xác, đúng với tình hình thực tế của khách hàng không, từ đó giúp đánh giá tư cách khách hàng, đồng thời cho thấy được khả năng thực hiện nghĩa vụ, năng lực trả nợ của khách hàng .
Phương án sử dụng vốn vay: nội dung này giúp đánh giá mục đích vay vốn của khách hàng có hợp pháp và phù hợp với quy định của ngân hàng hay không. Đánh giá được sự cần thiết, hợp lý của nhu cầu vay vốn cùng với việc đưa ra các nhận xét về nguồn trả nợ thường xuyên của khách hàng, khả năng thực hiện trả nợ. Nội dung thẩm định phương án sử dụng vốn vay của khách hàng được thực hiện theo từng nhu cầu của khách hàng cũng như sản phẩm do ngân hàng cung cấp. Ví dụ như:
+ Sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh: vốn tự có tham gia và phương án kinh doanh, tỷ lệ nợ vay tại các TCTD trên tổng tài sản, hệ số khả năng sinh lời...
dụng vốn của khách hàng, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án sử dụng vốn, tiến độ thực hiện thanh toán.
Thẩm định TSBĐ: được xây dựng trên cơ sở đánh giá về tài sản bảo đảm gồm: + Mô tả tài sản bảo đảm.
+ Giấy tờ chứng minh.
+ Chủ sở hữu, quan hệ với khách hàng. + Giá trị định giá, tỷ lệ cho vay.
+ Phương thức quản lý tài sản bảo đảm.
Đối với khách hàng pháp nhân.
Với tính chất đa dạng, phức tạp trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quy mô của các tổ chức kinh tế, đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng nội dung thẩm định tín dụng với đối tượng khách hàng này một cách chi tiết nhằm đánh giá được mức độ rủi ro của hoạt động cấp tín dụng và các biện pháp phòng ngừa.
Thông tin pháp lý: nội dụng thẩm định được xây dựng nhằm đánh giá mức độ phù hợp, thời gian hiệu lực, tính hợp lệ, đầy đủ các hồ sơ pháp lý của khách hàng từ đó đưa ra được các nhận xét về tính hợp pháp trong hoạt động của tổ chức pháp nhân.
Thông tin về các cổ đông: uy tín của khách hàng cũng được đánh giá thông qua năng lực, trình độ, kinh nghiệm, mối quan hệ của các thành viên góp vốn, ban lãnh đạo, điều hành.
Tình hình hoạt động: khái quát toàn bộ lịch sử hình thành, phát triển, cơ chế quản lý của khách hàng. Cùng với những mô tả về sản phẩm, tính ổn định, khả năng phát triển của thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ hàng hóa đầu ra.
Tình hình tài chính: đối với đối tượng khách hàng là pháp nhân, nội dung thẩm định này nhằm đánh giá mức độ chi tiết, phù hợp, thống nhất, nhận định về các mâu thuẫn giữa các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Đồng thời nhận xét các biến động của doanh nghiệp, tổ chức trong các năm vừa qua, xu hướng trong các năm tới, làm rõ được các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn, kết quả hoạt động kinh doanh thực tế và hồ sơ của khách hàng cung cấp... Một số nội dung quan trọng:
+ Phân tích, đánh giá chi tiết các khoản mục tài chính quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn hoặc có biến động bất thường, đột biến ảnh hưởng lớn, làm thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp.
+ Phân tích các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: đánh giá khả năng thu hồi các khoản đầu tư và dự kiến lỗ lãi.
+ Đánh giá các khoản phải thu: chính sách bán hàng và quản lý công nợ của khách hàng, đánh giá tính an toàn nhằm bảo toàn vốn của doanh nghiệp và vốn vay. Phân tích số ngày phải thu bình quân từ đó đưa ra nhận định về các khoản phải thu chậm luân chuyển, có dấu hiệu khó đòi, nguyên nhân phát sinh và chính sách dự phòng của doanh nghiệp. Liệt kê một số khoản phải thu lớn chiếm tỷ trọng trên 5% tổng giá trị các khoản phải thu.
+ Đánh giá hàng tồn kho: điều kiện kho bãi (diện tích, sức chứa và khả năng bảo đảm chất lượng hàng hóa). Phân tích chính sách dự trữ hàng tồn kho, nhận xét lượng hàng tồn kho có phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nêu ra phương thức quản lý hàng tồn kho từ đó nhận thể hiện khả năng quản lý của doanh