1.3.4.1. Đặc điểm của tín dụng cho xây dựng Nông thôn mới
Cho vay theo thời vụ và nguy cơ tập trung rủi ro cao: Các xã xây dựng Nông thôn mới đều ở địa bàn nông thôn do đó sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, chu
kỳ rất rõ nét, kể cả dịch vụ nông nghiệp cũng gắn với tính thời vụ, chu kỳ đó. Tính thời vụ, chu kỳ của sản xuất nông nghiệp mang tính tất yếu nên có sự ảnh huởng rất lớn đối với thời điểm vay và trả nợ của khách hàng vay vốn tại các xã xây dựng Nông
thôn mới. Vào đầu vụ sản xuất, thời kỳ chăm bón, đến kỳ thu hoạch gần nhu đồng loạt
vay vốn. Đến khi bán đuợc nông sản, hàng hóa thì khách hàng mới trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Tuy nhiên việc bán nông sản hàng hóa bị chi phối, phụ thuộc vào sản luợng - tức cung của hàng hóa nông sản và nhu cầu mua - tức cầu của hàng hóa nông sản trên thị truờng, nếu giá cả biến động bất lợi thì khả năng lợi nhuận, thậm chí là khả
năng thu hồi vốn gặp khó khăn. Truớc thực trạng đó đòi hỏi ngân hàng phải chuẩn bị vốn theo thời vụ, theo chu kỳ sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng vay vốn xây dựng Nông thôn mới. Mặt khác, nguồn trả nợ chính của khách hàng chủ yếu là từ
tiền bán nông sản hàng hóa. Nhu vậy sản luợng nông sản và giá cả nông sản là hai yếu
tố quan trọng trong việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng vay. Một khi có rủi
ro nhu mất mùa, không tiêu thụ đuợc, mất giá ... thì gần nhu đồng loạt khách hàng vay vốn xây dựng Nông thôn mới không trả đuợc nợ, dẫn đến rủi ro tập trung cùng lúc
đối với ngân hàng.
Chi phí món vay cao: Một trong những đặc điểm trong cho vay đối với xây dựng Nông thôn mới là giá trị món vay thuờng nhỏ nhung số luợng luợt vay lại
lớn. Cho dù theo quy định, đồng thời phải đảm bảo các chi phí cho hoạt động của ngân hàng: chi phí huy động vốn, chi phí cho nhân viên, chi phí quản lý và các chi phí khác.
Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất nên khó xử lý: Khách hàng vay vốn xây
dựng Nông thôn mới chủ yếu dùng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng, vì vậy sẽ rất khó cho các tổ chức tín dụng trong xử lý khi
khách hàng mất khả năng trả nợ món vay. Mặt khác, ruộng đất là những tài sản thiết yếu, gắn liền với cuộc sống mưu sinh của nguời nông dân và gia đình nên việc xử lý càng trở nên khó khăn hơn. Xét trên phương diện khác thì ruộng đất là tư liệu sản xuất
có khả năng giúp khách hàng trả được nợ trong tương lai khi sản xuất thuận lợi và có
hiệu quả, do vậy việc xử lý nợ xấu do gặp rủi ro từ thị trường, thời tiết đối với những
khách hàng vay vốn xây dựng Nông thôn mới phải được cân nhắc kỹ càng. Đây cũng
chính là vấn đề đặt ra cho các ngân hàng để có thể cung cấp các sản phẩm cho vay phù
hợp với đối tượng khách hàng xây dựng Nông thôn mới.
Mục đích vay vốn khá phức tạp: Khách hàng vay vốn xây dựng Nông thôn mới
thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn do đó sản xuất, kinh doanh rất đa dạng nên khi
vay vốn cũng có nhiều mục đích khác nhau như cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn; cho vay xóa đói, giảm nghèo; cho vay để phát triển sản xuất; vay tiêu dùng,
vay mua sắm trang thiết bị, vay thủy lợi nội đồng, vay chế biến sản phẩm nông sản...
Do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải am hiểu nhiều kiến thức khác nhau khi thẩm định
hồ sơ vay vốn và quyết định cho vay. Nếu không am hiểu lĩnh vực mà khách hàng vay
vốn sẽ dẫn tới những phán quyết món vay theo cảm tính và do đó hoặc là làm mất cơ
hội của người vay hoặc là dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Như vậy, cho vay ngân hàng đối với xây dựng Nông thôn mới là một hoạt động mang nhiều rủi ro, xuất phát từ những rủi ro liên quan đến hoạt động trong lĩnh vự nông nghiệp nông thôn như tính thời vụ, chi phí món vay cao, tính khó xử lý đối với tài sản thế chấp, mục đích vay vốn phức tạp. Tuy nhiên, đây lại là hoạt động cần thiết vì sự phát triển của Nông nghiệp, nông thôn nói riêng và vì sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Vì vậy, để nâng cao chất lượng cho vay xây dựng
Nông thôn mới, các ngân hàng cần phải nắm rõ xu hướng của thời tiết, khí hậu, dự đoán được giá cả và nhu cầu của thị trường đối với những nông sản do bà con nông dân sản xuất, từ đó có thể tư vấn cho người vay nhằm đạt được mục đích mà cả ngân hàng và khách
1.3.4.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng trong việc xây dựng Nông thôn mới
Để sớm hoàn thiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, địa phương cần huy động rất nhiều nguồn lực đầu tư, đầu tư từ nhiều phía, trong đó đặc biệt quan trọng là nguồn đầu tư từ phía Ngân hàng.
Theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, nguồn vốn ngân sách chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 40% tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tiếp đến là vốn tín dụng (khoảng 30%), vốn từ các DN và các tổ chức kinh tế khác (khoảng 20%) và huy động đóng góp của cộng đồng dân cư (khoảng 10%).
Vai trò của nguồn vốn tín dụng trong đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, các dự án phát triển sản xuất ở địa phương cũng được chú trọng với tỷ lệ vốn đầu tư được xác định khoảng 30%. Nguồn vốn tín dụng được huy động vào xây dựng nông thôn mới thông qua kênh tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và tín dụng thương mại. Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước được thực hiện thông qua Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.
Vốn tín dụng thương mại được thực hiện thông qua chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010. Theo đó nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gồm: (i) Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng và các tổ chức cho vay khác; (ii) Vốn vay, vốn nhận tài trợ, ủy thác của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; (iii) Nguồn vốn ủy thác của Chính phủ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; (iv) Vốn vay Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách, các chương
trình kinh tế của Chính phủ ở nông thôn, được Chính phủ bảo đảm nguồn vốn cho vay từ ngân sách chuyển sang hoặc cấp bù chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng. Đặc biệt, phạm vi và đối tượng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được mở rộng, mức cho vay tối đa không phải đảm bảo bằng tài sản được nâng lên so với quy định tại Quyết định 67/1999/QĐ- TTg ngày 30/3/1999 và Quyết định 148/1999/QĐ-TTg ngày 07/7/1999 sửa đổi bổ sung Quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nghị định 41 ban hành đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của đông đảo người dân. Ngay từ khi Nghị định 41 có hiệu lực, Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh nhiều tỉnh, thành phố đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị định 41 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà Nước tại Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 trên phạm vi toàn tỉnh. Trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng đã xây dựng các giải pháp hiệu quả, thiết thực để hoạt động cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt kết quả cao nhất, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nông dân, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển.
Trong thời gian qua, các tổ chức chính trị - xã hội đã phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách tín dụng của Nghị định 41 đến các hội viên, tổ chức, cá nhân vay vốn, đồng thời thực hiện việc cho vay tín chấp đối với khách hàng.
Đóng vai trò chủ lực trong hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn thời gian qua vẫn là các ngân hàng thương mại nhà nước, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với mạng lưới cho vay rộng khắp đến các huyện, xã, luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn vay của khách hàng trong lĩnh vực này. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã tham gia tích cực vào hoạt động này như Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông...
Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị định 41 và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà Nước, thời gian qua các tổ chức tín dụng đã thực hiện đẩy mạnh và đa
dạng hoá các hoạt động tín dụng ở nông thôn, cho vay hầu hết các nhu cầu vốn phát sinh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo thuận lợi để nguời sản xuất và các tổ chức kinh tế ở nông thôn tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phuơng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo huớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, góp phần xoá đói giảm nghèo...
Các tổ chức tín dụng đã chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, của ngành về thẩm định, quyết định cho vay và quản lý nợ vay, chú trọng thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng. Bên cạnh đó, việc cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng đã đuợc triển khai theo huớng ngày càng đơn giản hóa thủ tục, phù hợp với đối tuợng khách hàng ở nông thôn và bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Cùng với các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế xây dựng Nông thôn mới của Chính phủ, sự cố gắng của các cấp chính quyền địa phuơng, các tổ chức tín dụng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng Nông thôn mới. Với sự chung tay của nhiều thành phần trong xã hội, chuơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới ngày càng phát triển, thu đuơc nhiều thành quả to lớn.
1.3.4.3. Một số điểm khác biệt giữa tín dụng cho xây dựng Nông thôn mới và tín dụng cho Nông nghiệp, nông thôn thông thường
Sự khác biệt này đuợc thể hiện ở một số khía cạnh sau: Khác biệt thứ nhất: Thời gian đầu tu cho vay
Cho vay theo chuơng trình xây dựng Nông thôn mới mới đuợc triển khai bắt đầu từ năm 2010 theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/04/2010 của Thủ tuớng Chính phủ; cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn thông thuờng đã đuợc triển khai từ những năm 1991 bằng Chỉ thị số 202/CT ngày 28/06/1991 của Chủ Tịch Hội đồng Bộ truởng.
Khác biệt thứ hai: Nhận thức, trình độ văn hóa, trình độ dân trí của nguời dân vay vốn xây dựng Nông thôn mới cao hơn so với nguời dân vay vốn truyền
thống do đó yêu cầu đuợc phục vụ của khách hàng khi vay vốn cao hơn, đòi hỏi ngân hàng cần phải đa dạng các hình thức cho vay, đa dạng các sản phẩm cho vay để tuơng thích với các yêu cầu đó.
Khác biệt thứ ba: Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nguời dân vay vốn xây dựng Nông thôn mới phổ biến hơn, đòi hỏi đối tuợng đầu tu cho vay xây dựng Nông thôn mới đa dạng hơn (cho vay mua sắm máy móc thiết bị hiện đại, cho vay nhằm chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, cho vay phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao...)
Khác biệt thứ tu: Nguồn vốn đầu tu cho vay theo chuơng trình xây dựng Nông thôn mới lớn, mang tính tập trung, có trọng tâm, trọng điểm (tại các xã xây dựng Nông thôn mới, theo 19 tiêu chí) không phân tán nhỏ lẻ và dàn trải nhu cho vay nông nghiệp, nông thôn thông thuờng.
Khác biệt thứ năm: Rủi ro trong cho vay xây dựng Nông thôn mới ít hơn do khách hàng vay vốn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời đã có sự gắn kết chặt chẽ giữa 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và ngân hàng).
Khác biệt thứ sáu: Sự cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn trong cho vay xây dựng Nông thôn mới gay gắt hơn do các Tổ chức tín dụng ngày càng mở rộng địa bàn hoạt động đến khu vực nông nghiệp, nông thôn từ đó việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng đuợc ngân hàng thay đổi theo huớng tích cực hơn (đa dạng các hình thức, sản phẩm cho vay, nâng cao phong cách, thái độ và chất luợng phục vụ, tăng cuờng khâu tuyên truyền, tiếp thị.)
Khác biệt thứ bảy: Đầu tu cho xây dựng Nông thôn mới đang đuợc Đảng, Nhà nuớc và các bộ ngành hết sức quan tâm, do đó việc cho vay xây dựng Nông thôn mới nhận đuợc sự hỗ trợ rất tích cực từ phía Chính Phủ và các cấp các ngành.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
HUYỆN HƯƠNG SƠN HÀ TĨNH