Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0243 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho xây dựng nông thôn mới tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện hương sơn hà tĩnh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 89 - 92)

2.5.2.1. Những hạn chế

Thứ nhất: Tình trạng thiếu thông tin.

Nguồn thông tin mà ngân hàng cần để đánh giá, phân tích còn thiếu, không kịp thời. Vì vậy, cán bộ tín dụng thường phải mất nhiều thời gian và công sức để tự đi kiểm tra trong khi kinh phí cho hoạt động này lại rất ít hoặc không có. Công tác quản lý nợ có lúc có nơi còn chưa sâu sát, xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn chưa kịp thời .

Thứ hai: Quy trình nghiệp vụ còn nhiều thiếu sót.

Phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Khi nhận đuợc hồ sơ, cán bộ tín dụng thẩm định lại hồ sơ và đua ra quyết định, nếu cho vay thì trình giám đốc và giám đốc là nguời cuối cùng xét duyệt cho vay. Truờng hợp đuợc vay, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng đuợc biết và hoàn thành thủ tục vay vốn. Với quy trình thẩm định nhu trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá lớn và họ sẽ không thực hiện cho vay mà không tránh đuợc mọi khiếm khuyết. Hơn nữa, chất luợng thẩm định chua cao, nhiều dự án mang tính hình thức chua khẳng định đuợc hiệu quả thực sự của dự án đầu tu. Do đó khi khách hàng không trả đuợc nợ khả năng xử lý tài sản thế chấp rất khó. Chất luợng kinh doanh đối với cán bộ tín dụng chua đồng đều, còn tiềm ẩn nợ quá hạn, nợ quá hạn chua bộc lộ rõ và chua xử lý kịp thời.

Thứ ba: Trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên còn thấp.

Trình độ cán bộ còn hạn chế, đặc biệt là trình độ tin học nên khả năng ứng dụng công nghệ cao chua có ảnh huởng tới năng suất của đơn vị. Ngoài ra, Chi nhánh còn thiếu cán bộ đuợc đào tạo theo chuyên ngành chuyên môn kỹ thuật để thẩm định tính khả thi, hiệu quả của dự án. Khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ vẫn chua đuợc thực hiện đúng mức.

Thứ tư: Cơ cấu vốn chưa hợp lý.

Tốc độ tăng truởng nguồn vốn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng truởng du nợ, do đó làm ảnh huởng tới việc mở rộng đầu tu tín dụng mặc dù Ngân hàng còn có nhiều tiềm năng để có thể khai thác để tăng truởng đuợc du nợ.

Thứ năm: Chất lượng dự án đầu tư

Chất luợng các dự án đầu tu còn kém mang tính hình thức, nhiều khách hàng vay vốn không tự xây dựng đuợc dự án và phuơng án sản xuất kinh doanh mà phải nhờ vào sự trợ giúp của cán bộ tín dụng. Có khi phuơng án sản xuất kinh doanh không đúng với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của khách hàng mà chỉ "vẽ" lên mà thôi. Hơn nữa các thông tin báo cáo của hộ gia đình chua thực sự chính xác

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng chưa đảm bảo vững chắc, còn tình trạng gia hạn thiếu căn cứ thực tế, chưa tổ chức theo dõi được số nợ thực chất đã gia hạn trong năm nên chưa xác định được mức độ tiềm ẩn rủi ro thực tế. Bên cạnh đó nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào đối tượng là các hộ gia đình, các đối tượng thuộc ngành nghề chủ đạo của địa phương là ngành nông lâm ngư nghiệp

2.5.2.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế

• Kiến thức về kinh tế thị trường của người dân còn hạn chế, các kiến thức về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm trong chăn nuôi sản xuất, kinh doanh còn nhiều hạn chế, dẫn đến một số hộ sử dụng vốn vay không có hiệu quả. Khi thua lỗ mất vốn không còn nguồn trả nợ.

• Số lượng cán bộ tín dụng tuy đã được bổ sung nhưng vẫn chưa đảm được nhu cầu cho công việc để đảm bảo việc theo dõi quản lý đến từng khoản vay một cách chặt chẽ và mang lại hiệu quả.

• Sự biến động của giá cả thị trường, nhất là giá nông sản người nông dân bán sản phẩm không bù đắp nổi chi phí, nên đợi giá chưa bán được dẫn đến không có tiền trả nợ.

• Địa bàn huyện Hương Sơn thường xuyên gặp thiên tai, dịch bệnh gây tổn hại đến kinh tế của hộ gia đình, làm cho nguồn vốn vay được sử dụng không hiệu quả

• Các phương tiện máy móc và thông tin ở nhiều ngân hàng cơ sở còn yếu kém, chất lượng thông tin cung cấp chưa cao. Đây là một trong các nguyên nhân làm cho phân tích nhận định khách hàng kém chính xác, các quyết định tín dụng kém hiệu lực

• Thủ tục vay vốn còn nhiều, đôi lúc chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất.

• Một số cán bộ tín dụng chưa đi sâu chưa nắm hết được nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất, công tác kiểm tra trước, trong và sau chưa thường xuyên, có một số hộ sử dụng vốn vay không đúng mục đích, chưa có vật tư, hàng hoá và sản phẩm tương đương với vốn vay

CHƯƠNG 3

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

HUYỆN HƯƠNG SƠN HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu 0243 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho xây dựng nông thôn mới tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện hương sơn hà tĩnh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w