Chỉ tiêu đánh giá định tính

Một phần của tài liệu 0281 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25 - 27)

Cho dù hầu hết các ngân hàng đã xây dựng một cơ chế bảo đảm an toàn tín dụng, nhưng điều không thể tránh khỏi là một số khoản tín dụng vẫn được thể hiện trên sổ sách là những khoản tín dụng có chất lượng kém, tức tín dụng có vấn đề hay nợ xấu. Những biểu hiện của nợ xấu ít nhiều là khác nhau trong các tình huống khác nhau, nhưng một số đặc điểm chung cho hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề có thể nêu ra như sau:

a) Tình hình hoạt động của khách hàng

Thứ nhất, khách hàng vay vốn với tần suất gia tăng, trả nợ vay (nợ gốc và nợ lãi tiền vay) không đúng kỳ hạn hoặc thất thường, thường xuyên đề nghị thay đổi kỳ hạn, xin gia hạn tín dụng, xuất hiện dấu hiệu đảo nợ được biểu hiện bằng mỗi lần vay mới lại trả nợ một phần gốc của khoản vay cũ. Khi các dấu hiệu này gia tăng là biểu hiện của chất lượng cho vay có vấn đề.

Thứ hai, số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng biến động bất thường và có xu hướng giảm, thường xuyên yêu cầu vay vốn để hỗ trợ vốn lưu động, gia tăng các khoản nợ thương mại phải trả, khó khăn trong việc trả lương và thanh toán các chi phí thường xuyên khác.

Thứ ba, thường xuyên sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động dài hạn, chấp nhận các nguồn vốn tài trợ với chi phí cao, tài khoản phải thu và hàng tồn kho tăng bất thường, vốn điều lệ giảm, dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ như bán nhà xưởng, máy móc, thiết bị.

Thứ tư, những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn (chỉ tiêu vốn cổ phần trên nợ vay), thanh khoản (chỉ tiêu thanh khoản hiện thời), hay mức độ hoạt động (chỉ tiêu doanh thu trên hàng tồn kho).

Thứ năm, các dấu hiệu khác như uy tín khách hàng suy giảm, khách hàng có đơn kiện, đạo đức của một bộ phận cán bộ bị suy thoái, nội bộ khách hàng tồn tại mâu thuẫn gay gắt,...

Như vậy, hoạt động kinh doanh của khách hàng giảm sút sẽ kéo theo chất lượng tín dụng của ngân hàng trở nên xấu đi. Khi khách hàng xuất hiện những dấu hiệu kinh doanh giảm sút thì ngân hàng phải tăng cường theo dõi, kiểm tra sát sao các khoản nợ để đề ra các biện pháp xử lý kịp thời, tránh cho tổn thất tín dụng xảy ra.

b) Tình hình cung cấp thông tin của khách hàng

Thứ nhất, bất kỳ sự chậm trễ nào và không có lý do của khách hàng trong việc cung cấp các báo cáo tài chính định kỳ theo thỏa thuận hoặc không báo cáo khi có yêu cầu đột xuất đều là những biểu hiện của chất lượng tín dụng ngân hàng đang bị giảm sút.

Thứ hai, chậm trễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng trong việc cung cấp các thông tin liên quan đến khách hàng, ngành hàng, hay các nghĩa vụ tài chính đối với các chủ nợ, hoặc trì hoãn việc trình các chứng từ tài chính liên quan theo yêu cầu của ngân hàng, hoặc cố tình giả mạo số liệu kế toán để làm đẹp báo cáo tài chính trình ngân hàng.

Ngoài các dấu hiệu nêu trên, thì các chỉ tiêu khác cũng phản ánh chất lượng tín dụng cần xem xét như thu nhập ròng giảm trong một hay nhiều năm, đặc biệt là các chỉ tiêu như tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ phần (ROE), lợi tức trước thuế và lãi suất (EBIT), hay giá trị cổ phiếu của công ty thay đổi bất lợi...

c) Các biểu hiện trong quản lý tín dụng của ngân hàng:

Thứ nhất, thay đổi thường xuyên trong chính sách tín dụng, đặc biệt là chính sách quản lý khách hàng, phương thức quản lý khách hàng không thống nhất về ngành hàng, quy mô, địa giới và mức độ xếp hạng tín nhiệm. Sự bất hợp lý trong quản lý khách hàng là dấu hiệu làm phát sinh các rủi ro tín dụng từ đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Thứ hai, thay đổi chắp vá trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng. Đôi khi do quá chú trọng những khách hàng lớn mà ngân hàng đã bở qua, làm tắt các công đoạn và giảm nhẹ các điều kiện tín dụng bỏ qua các khâu cần thiết trong thẩm định hay giảm nhẹ các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, hoặc rút ngắn thời gian thẩm định một cách quá bất hợp lý...

Thứ ba, thay đổi thuờng xuyên cán bộ quản lý tín dụng mà không có lý do chính đáng, bố trí cán bộ có trình độ yếu kém không theo kịp sự phát triển của khách hàng, không nhất quán trong việc xử lý nợ có vấn đề, cán bộ tín dụng có biểu hiện vay ké, nhận hối lộ, cùng khách hàng lập khống giấy tờ, khai khống giá trị tài sản bảo đảm.

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá định lượng* Các chỉ tiêu nợ quá hạn:

Một phần của tài liệu 0281 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w