Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0317 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại NH hợp tác xã VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 100 - 105)

Nhà nước Việt Nam là cơ quan đại diện cho Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng, ban hành và thực thi chính sách tiền tệ trong nền kinh tế, trực tiếp chỉ đạo, giám sát mọi hoạt động của toàn ngành ngân hàng theo luật định. Do đó ngân hàng nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.

Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản quy chế về hoạt động cho vay tiêu dùng và các quy định có liên quan. Đặc biệt là nhanh chóng dự thảo các điều luật trong Luật tín dụng tiêu dùng trình Quốc hội phê duyệt. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu kỹ tình hình thị trường và đưa ra những dự báo chính xác về xu hướng của nền kinh tế và hoạt động tín dụng của ngân hàng, từ đó ban hành những văn bản quy định cụ thể đối với từng đối tượng, loại hình cho vay tiêu dùng.

86

Thứ hai, tạo điều kiện, hỗ trợ các ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh thông qua các biện pháp nhằm tăng khả năng tự chủ cả, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh; thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, khoá học nghiệp vụ... cho các ngân hàng, có sự tham gia của các ngân hàng hàng đầu trên thế giới và khu vực tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm cũng như tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng trong và ngoài nước.

Thứ ba, tạo mọi điều kiện nhằm phát triển thị trường liên ngân hàng. Nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin liên ngân hàng nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro do thông tin không cân xứng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thanh toán bù trừ điện từ liên ngân hàng, tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của hệ thống ngân hàng, đồng thời mở rộng các hoạt động này.

Thứ tư, nâng cao hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cập nhật các khách hàng vay vốn thường xuyên, bắt buộc các Tổ chức tín dụng phải báo cáo về khách hàng của mình. Thành lập các Công ty đánh giá tín dụng.

87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, chương 3 đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại NHHTXVN . Nội dung chính của Chương 3 bao gồm:

1. Định hướng nâng cao hiệu quả chung và cơ bản trong nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

- Giái pháp về sản phẩm dịch vụ: triển khai đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, cơ cấu danh mục các sản phẩm cho vay hợp lý, xây dựng chính sách cho vay linh hoạt, hiệu quả, phù hợp.

- Giải pháp về công nghệ: xây dựng một quy trình khép kín có tính liên kết giữa các khâu trong toàn bộ quy trình cho vay tiêu dùng, nghiên cứu và triển khai hệ thống thông tin trực tuyến giữa khách hàng và bộ phận chuyên trách.

- Giải pháp về tổ chức nhân sự: nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự, tăng cường công tác đào tạo và tái đào tạo, hoàn thiện chính sách thù lao đãi ngộ đối với chuyên viên quan hệ khách hàng.-

- Giái pháp về thị trường, công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm: thành lập một bộ phận chuyên trách nghiên cứu về hoạt động cho vay tiêu dùng, tăng cường bán chéo sản phẩm, đẩy mạnh phát triển khách hàng thông qua các đói tác liên kết, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông quảng cáo.

Giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của ngân hàng

3. Một số kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước, với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

88

KẾT LUẬN

Trong ba năm qua Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn về tất cả các hoạt động huy động vốn, tín dụng, thanh toán cũng như hiệu quả kinh doanh. Trong đó, tín dụng tiêu dùng là hoạt động đóng góp rất lớn vào kết quả hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh đầy gay gắt như hiện nay, để có thể nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng một cách an toàn và hiệu quả là một bài toán khó đối với thị trường các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Hợp tác xã Việt nam nói riêng. Ngân hàng cần có một chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng hiệu quả, bao gồm các giải pháp đồng bộ và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên.

Thông qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả nhất định:

1. Luận văn đã hệ thống hóa, phân tích những vân đề cơ bản về ngân hàng hợp tác, cho vay tiêu dùng và kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác.

2. Luận văn đã thu thập tư liệu hoạt động thực tiễn quá trình nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2016, đưa ra những nhận xét tổng quan về kết quả, mặt tích cực và về những mặt hạn chế, nguyên nhân tác động làm cơ sở đề xuát giải pháp thời gian tới.

3. Luận văn đề xuất định hướng, giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng. Các giải pháp mang tính toàn diện, thực tế về nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng.

Với những kết quả đạt được của luận văn, hy vọng góp phần vào sự mở rộng, thành công của cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng trong thời gian tới. Do khả năng nghiên cứu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn này vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất

89

mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các bạn, Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Ts. Nguyễn Đức Hải, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Văn Hoa và Tôn Thị Nga, iiGiai pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng", tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học Đà Nang số 4

(năm 2009).

2. Lê Thị Kim Huệ (2013), “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay", Kinh tế dự báo, 21 (11/2013), Tr. 24-25.

3. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà nội. 4. Lê Vinh Danh (1997), Tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đoàn Thị Hồng Dung (2014), bài nghiên cứu khoa học: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng tại Agribank Biên Hòa".

6. Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê Hà Nội.

7. Đặng Văn Hải (2007), “Nâng cao chất lượng cán bộ NHTM Việt Nam",Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ (1+2).

8. PGS.TS Hoàng Hữu Hòa (2001), Phân tích số liệu thống kê , Đại học Kinh tế Huế.

9. Trần Huy Hoàng (2003), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê. 10. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2005), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam.

12. Tô Khánh Toàn (2014), “Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

13. Ngân hàng Hợp tác Việt Nam (2014, 2015, 2016), Báo cáo thường niên. 14. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam các năm 2014, 2015, 2016.

15. Nguyễn Việt Linh (2012), “Xu hướng cho vay tiêu dùng trong giai đoạn 2015 -2020”, tạp chí lưu hành nội bộ, Học viện Ngân hàng số 3 năm 2014. 16. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính.

17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật của Luật các Tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu 0317 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại NH hợp tác xã VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w