VI Hoạt động ngoại hối BTÀI SẢN NỢ (Dư có) 17.013.676.725
2 Cục Quản trị
2.3.1. Những kết quả đã đạt được
- Trong giai đoạn đầu mới hình thành bộ máy kiểm soát nội bộ, số lượng cán bộ làm công tác kiểm soát ở cả ngân hàng Trung ương và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chỉ có trên 60 người. Phần lớn cán bộ làm
công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ được điều động từ các đơn vị nên
tuy có kinh nghiệm ở các nghiệp vụ khác, nhưng đều chưa có kinh nghiệm hoặc có rất ít kinh nghiệm trong công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ.
Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố chất lượng, trình độ của cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ đối với hiệu quả của hoạt động kiểm toán nội bộ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 15/2000/QĐ-NHNN ngày 11/01/2000 ban hành Quy chế kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước, thay thế Quyết định số 283/QĐ-NH4 ngày 18/12/1992. Trong quy chế này, tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ, trách nhiệm và quyền hạn được quy định cụ thể đối với từng ngạch kiểm soát viên đã đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát, đó là phải nâng cao trình độ và thực hiện trách nhiệm theo đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Song song với việc thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm, Vụ Kiểm toán nội bộ luôn tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khoá học để nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng làm việc và cập nhật những thay đổi trong chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước. Từ đó chất lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ ngày càng được nâng cao.
- Trong những năm qua, hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước ngày càng được nâng cao, điều này được thể hiện trong công
vụ có mức độ rủi ro cao (các dự án đầu tư, mua sắm tài sản lớn; nghiệp vụ quản lý, đầu tư dự trữ ngoại hối, hoạt động công nghệ thông tín...). Đồng thời, hoạt động kiểm toán nội bộ cũng từng bước vận dụng phương pháp, kỹ thuật kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế.
+ Hiệu quả kiểm toán nội bộ được thể hiện ở khả năng phát hiện các tồn tại, sai phạm và đưa ra các kiến nghị xử lý phù hợp: Thông qua hoạt động kiểm toán nội bộ đã phát hiện và kiến nghị biện pháp xử lý đối với những sai sót, tồn tại trong việc thực hiện pháp luật Nhà nước, chế độ quản lý tài chính, xây dựng cơ bản, an toàn kho quỹ và các cơ chế nghiệp vụ khác của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, đưa ra những kiến nghị bổ sung, sửa đổi những bất cập, vướng mắc nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ.
Qua quá trình thực hiện kiểm toán tại các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước, kiểm toán nội bộ đã đưa ra nhiều kiến nghị chỉnh sửa đối với những mặt còn tồn tại, bất cập trong hoạt động quản lý, điều hành của Ngân hàng Nhà nước nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các cơ chế chính sách phù hợp với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Đặc biệt, qua việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, đã đưa công tác tài chính, kế toán của Ngân hàng Nhà nước vào nề nếp, tuân thủ các quy định, đảm bảo hoạt động của hệ thống an toàn, hiệu quả, đúng hành lang pháp luật.
+ Hiệu quả được thể hiện ở giai đoạn theo dõi chỉnh sửa sau kiểm toán: Tất cả các kiến nghị của kiểm toán nội bộ đều được theo dõi việc thực hiện của đơn vị được kiểm toán. Vụ Kiểm toán nội bộ thực hiện việc theo dõi kết quả chỉnh sửa kiến nghị qua: báo cáo thực hiện chỉnh sửa kiến nghị của đơn vị (do đơn vị lập); qua việc phúc tra trực tiếp kết quả chỉnh sửa tại đơn vị (đây là một nội dung của đề cương thực hiện kiểm toán tại đơn vị). Hiện nay, khi thực hiện kiểm toán bằng phần mềm kiểm toán TeamMate, việc theo dõi
chỉnh sửa kiến nghị sau kiểm toán là một cấu phần của phần mềm và các đơn vị được kiểm toán cũng thực hiện việc báo cáo chỉnh sửa thông qua cấu phần đó. Vụ Kiểm toán nội bộ theo dõi, đôn đốc, cập nhật, chấp thuận và thống kê kết quả thực hiện chỉnh sửa các kiến nghị của đơn vị thông qua phần mềm kiểm toán.
+ Hiệu quả kiểm toán nội bộ qua vai trò tư vấn: Trong quá trình thực hiện kiểm toán, trên cơ sở những tồn tại, sai sót được phát hiện, kiểm toán nội bộ đã tư vấn giúp đơn vị các giải pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả hơn. Đây là một trong những kết quả thể hiện sự thay đổi trong nhận thức về chức năng của kiểm toán nội bộ.
+ Hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước được thể hiện qua đánh giá của cơ quan Kiểm toán Nhà nước: Qua công tác kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước hằng năm, cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã đánh giá cao những kết quả của hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Những đánh giá của Kiểm toán Nhà nước: hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước đã được chú trọng và ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Thống đốc trong việc thực thi nhiệm vụ được giao. Qua công tác kiểm toán nội bộ, đã phát hiện và điều chỉnh các sai sót trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng Nhà nước, đã kiến nghị Thống đốc bổ sung, sửa đổi quy chế, quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động kiểm toán nội bộ được Ngân hàng Nhà nước coi trọng và tạo những điều kiện thuận lợi như: Vụ Kiểm toán nội bộ là đơn vị được Thống đốc chỉ đạo trực tiếp, được sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước; đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ có trình độ chuyên môn,
Kiểm soát viên chínhkinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, có trách nhiệm, tâm huyết với nghiệp15 29,41%
vụ (nghề) kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị các biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ và của hoạt động kiểm toán nội bộ. Thực hiện những kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước khắc phục những khó khăn, tồn tại trong công tác kiểm toán nội bộ. Do đó, hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước ngày càng được nâng cao, góp phần đảm bảo cho các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước hoạt động đúng hành lang pháp luật, an toàn và hiệu quả.