Nhóm nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu 0357 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTM CP công thương VN chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 33 - 37)

1.3.1.1 Nhân tố về lãi suất

NHTM là định chế tài chính trung gian thực hiện đi vay để cho vay với lãi suất cao hơn. Nguồn vốn hoạt động của các NHTM chủ yếu bằng vốn huy động, khi huy động vào phải trả lãi suất cho người gửi tiền, và khi cho vay họ sẽ thu được lãi suất cho vay. Do vậy, từ khâu huy động vốn tiền gửi, cho đến khâu cho vay vốn của ngân hàng đều đựa trên cơ sở lãi suet. Trong cơ chế thị trường thì lãi suất luôn biến động, phụ thuộc vào cung- cầu trên thị trường. Do đó, phải có một chính sách lãi suất phù hợp làm cơ sở cho NH nâng cao hiệu quả tín dụng tức là phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

Bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, ngoài tiền lãi còn có các lợi ích khác như sự an toàn, thanh toán lợi nhuận. Nếu lãi suất huy động tiền gửi hợp lý sẽ giúp ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn nhằm sử dụng cho mục đích cho vay.

Lãi suất cho vay phải bù đắp được chi phí về huy động vốn chi phí về nghiệp kinh doanh của NH có dự phòng bù đắp rủi ro và bảo đảm mức thu nhập ròng hợp lý cho NH. Tuy nhiên, lãi suất cho vay lại không được quá cao làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các chủ thể trong xã hội.

Lãi suất phải dược thay đổi theo cung- cầu thị trường nhưng sự biến động của nó luôn trong giới hạn.

Lãi suất cho vay phải phù hợp với đối tượng của tín dụng có nghĩa là lãi suất cho vay dài hơn phải lớn hơn lãi suất ngắn hạn bởi cho vay dài hạn có mức độ rủi ro cao hơn.

1.3.1.2 Nhân tố về chính sách tín dụng

Huy động nguồn vốn và uy tín và tìm kiếm lợi nhuận và đặc biệt là mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi ngân hàng thương mại, để đạt được mục tiêu đã đề ra mỗi ngân hàng thương mại có những chính sách tín dụng khác nhau để đạt được những mục đích đó.

Chính sách tín dụng của một ngân hàng thương mại là một hệ thống những biện pháp liên quan đến việc tăng cường khả năng tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã đề ra của ngân hàng thương mại. Chính sách tín dụng phản ánh chính sách tài trợ của ngân hàng, và là hướng dẫn chung cho việc thực thi phát triển tín dụng. Chính sách tín dụng thường được xây dựng và xác định cho một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, vào giai đoạn mới thành lập các ngân hàng đều tập trung phát triển mạnh về mặt quy mô tín dụng, tuy nhiên sau một giai đoạn phát triển, khi mà quy mô tín dụng, dư nợ và số lượng khách hàng đã đạt tới một mức độ nhất định thì các ngân hàng sẽ chú trọng phát triển về chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của mình.

Có thể nói chính sách tín dụng của ngân hàng là nhân tố chủ quan tác động mạnh nhất tới sự phát triển hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng bảo đảm cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động của một ngân hàng thương mại nói chung. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, bảo đảm khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối, chính sách của nhà nước và bảo đảm công bằng xã hội.

Trong điều kiện hiện nay ở Việt nam, các ngân hàng quốc doanh đều có số lượng các chi nhánh lớn và không ngừng tăng lên thì chính sách tín dụng của ngân hàng áp dùng cho các vùng miền khác nhau và các chi nhánh trong cùng một địa bàn cũng thể có các chính sách tín dụng khác nhau. Trong nhiều trường hợp ngân hàng mẹ còn đưa ra chính sách tín dụng cụ thể cho từng chi nhánh: chi nhánh chỉ tập trung vào nhóm khách hàng nhất định hoặc tập trung vào loại kỳ hạn nhất định.

1.3.1.3 Nhân tố về quy trình tín dụng

Đảm bảo quy trình tín dụng là một việc rất quan trọng đối với mỗi hệ thống ngân hàng, nó đảm bảo sự thống nhất trong quá trình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.

Quy trình tín dụng bao gồm những bước phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng; được bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đến khi thu hồi được nợ. Hiệu quả tín dụng có được bảo đảm hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các qui định ở từng bước và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng.

Hiệu quả của hoạt động tín dụng không những ảnh hưởng tới lợi ích của cả ngân hàng thương mại và lợi ích của người cho vay, để hạn chế rủi ro có thể xảy ra ngân hàng thương mại cần có một hệ thống thông tin đầy đủ đối với mỗi khách hàng.

Cấp tín dụng không phải là một vấn đề đơn giản. Trên thực tế không phải khách hàng nào cũng sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích và có hiệu quả, ngoài ra còn có những khách hàng chủ định lừa ngân hàng để chiếm đoạt tài sản gây rủi ro, tổn thất cho ngân hàng.Vì vậy, hoạt động tín dụng muốn tăng trưởng, đảm bảo an toàn vốn, đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ công tác này. Nắm bắt kịp thời, chính xác các luồng thông tin về khách hàng là điều kiện để xem xét, phân tích tìm ra những cơ hội tốt trong kinh doanh cũng như để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của mỗi ngân hàng thương mại.

Trên thương trường, với nhiều đối thủ cạnh tranh, người nào nắm bắt được những thông tin cần thiết một cách nhanh nhất, chính xác nhất sẽ nắm được đa phần thắng. Rõ ràng việc xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống thông tin tín dụng với nhiều kênh, nhiều nguồn cung cấp cùng với việc đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực có chọn lọc, xử lý thông tin kịp thời là một tr ong những điều kiện quyết định sự thành công trong công tác kinh doanh và thực hiện nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại.

1.3.1.5 Nhân tố về chất lượng nhân sự

Con người là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.

Hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ phức tạp trong ngân hàng và phụ thuộc nhiều vào cán bộ tín dụng. Những cán bộ tín dụng trực tiếp là người có vai trò quyết định trong quá trình thẩm định ra quyết định cho vay hoặc từ

chối khách hàng. Vì vậy, đội ngũ cán bộ tín dụng cần phải có một trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng đồng thời phải có sự linh hoạt trong cách xử lý và cuối cùng là phải trung thực. Tuy nhiên trong bộ máy tín dụng, cán bộ tín dụng không phải là người duy nhất tạo nên sự thành công mà còn có các bộ phận hỗ trợ tín dụng. Đó là các chuyên viên kế toán, các giao dịch viên, kiểm soát viên. Những chuyên viên này cũng cần phải có nghiệp vụ chuyên môn tốt, nhanh nhẹn và chắc chắn để đảm bảo sự phát triển tín dụng an toàn. Chất lượng nhân sự ngày càng được đòi hỏi cao để có thể đáp ứng kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Trên thực tế, hiệu quả tín dụng cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào việc tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ của mỗi ngân hàng thương mại. Một ngân hàng thương mại với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt, thì việc quản lý hoạt động tín dụng cũng như những hoạt động khác, thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ tín dụng nói riêng sẽ đạt kết quả cao. Hơn nữa, nó còn giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro có thể xảy ra do trình độ cán bộ, nhờ đó mà hiệu quả tín dụng luôn được đảm bảo.

Trong điều kiện Việt nam hiện nay, nguồn nhân lực đáp ứng đủ các yêu cầu của hoạt động tín dụng đang ngày một khan hiếm do sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng Quốc doanh, ngoài quốc doanh và chi nhánh các Ngân hàng nước ngoài; các ngân hàng đang phải cạnh tranh nhau quyết liệt trên thị trường để có được những chuyên viên tốt cho bộ máy của mình. Bên cạnh đó các ngân hàng cũng phải có những chính sách nhân sự tốt để giữ được các chuyên viên giỏi.

Một phần của tài liệu 0357 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTM CP công thương VN chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w