Nhóm nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu 0357 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTM CP công thương VN chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 37 - 42)

Những nhân tố thuộc về khách hàng ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại là:

- Năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý của khách hàng

Nếu năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý của khách hàng yếu, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, có thể dẫn đến tình trạng khách hàng không trả được hoặc không trả đủ nợ cho ngân hàng, hoặc ngân hàng phải co cụm trong đầu tư, khiến hiệu quả tín dụng tại ngân hàng bị giảm sút.

- Những kiến thức cơ bản của khách hàng trong việc vay vốn

Nếu khách hàng không biết những kiến thức cơ bản cần có trong việc vay vốn cũng có thể gây khó khăn cho ngân hàng, thậm chí đẩy ngân hàng vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Những kiến thức này tuy đơn giản, nhưng nếu khách hàng không nắm được, thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại.

- Tính trung thực, chính xác của những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng

Có những khách hàng cố tình cung cấp thông tin không chính xác, không trung thực cho ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng như việc theo dõi, giám sát, quản lý vốn vay của khách hàng để từ đó có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, hoặc những biện pháp tình thế kịp thời, điều này làm hiệu quả tín dụng ngân hàng bị giảm sút.

- Tư cách tín dụng của khách hàng

Có những trường hợp khách hàng kinh doanh có lãi nhưng họ vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ cố tình với hy vọng có thể sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. Hành vi này sẽ ảnh hưởng xấu tới hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại.

Việc sử dụng vốn đúng mục đích là một trong những yêu cầu cơ bản của ngân hàng đối với khách hàng cho vay, và ngân hàng nào cũng có những biện pháp để giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Tuy vậy, việc sử dụng vốn sai mục đích vẫn có thể xảy ra và ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Chẳng hạn, khách hàng là doanh nghiệp sử dụng vốn ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích xin vay, thậm chí có khách hàng sử dụng vốn vay ngắn hạn sử dụng đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản.. .Đây rất có thể là những nguyên nhân cho việc họ không trả được nợ đúng hạn, thậm chí phá sản, không trả được nợ cho ngân hàng.

- Việc bị chiếm dụng vốn hoặc bị lừa đảo

Khi doanh nghiệp vay vốn bị chiếm dụng vốn, trong đó có vốn vay ngân hàng, thậm chí bị lừa đảo, sẽ khiến cho doanh nghiệp đó không trả được nợ cho ngân hàng, làm hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại bị giảm sút.

1.3.2.2 Nhân tố về môi trường kinh tế

- Tác động của nền kinh tế

Một nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định sẽ làm giá cả luôn giữ ở mức ổn định, tình trạng lạm phát ở mức thấp tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại mở rộng quy mô hoạt động của mình và tránh được những thiệt hại cho ngân hàng do sự mất giá của đồng tiền, từ đó hiệu quả tín dụng của ngân hàng có cơ hội thuận lợi để được nâng cao.

Một trong những nhân tố có tác động lớn tới hiệu quả tín dụng là chu kỳ phát triển kinh tế. Trong thời kỳ kinh tế phát triển hưng thịnh sẽ có nhiều cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư, sản xuất kinh doanh được mở rộng, lợi nhuận các thành phần kinh tế trong xã hội thu được tăng cao. Từ đó, nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng sẽ tăng. Điều này tạo điều kiện

cho ngân hàng mở rộng cho vay và hiệu quả tín dụng được tăng lên. Ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, quy mô sản xuất thu hẹp, thua lỗ kéo dại dẫn đến các khách hàng của ngân hàng khó khăn trong việc trả nợ, hiệu quả tín dụng bị giảm sút.

Như vậy, nền kinh tế tác động chủ yếu tới nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp và cá nhân. Một nền kinh tế phát triển nhanh sẽ kéo theo nhu cầu tín dụng tăng nhanh. Nó thể hiện trên các mặt sau:

+ Nhu cầu tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh + Nhu cầu tín dụng cho mục đích tiêu dùng

Những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng. Ngân hàng sẽ tốn ít chi phí hơn trong việc thu hút khách hàng hay các sản phẩm tín dụng mới của ngân hàng cũng dễ được chấp nhận hơn.

Nguợc lại, nền kinh tế tăng trưởng chậm hoặc suy thoái sẽ làm cho cầu tín dụng sụt giảm. Các ngân hàng lúc này sẽ phải bỏ nhiều chi phí hơn cho việc marketing, tìm hiểu thị trường và phát triển sản phẩm mới. Có những trường hợp nền kinh tế phát triển quá chậm khiến cho ngân hàng không thể phát triển được tín dụng trên địa bàn của mình mà họ phải tìm kiếm các thị trường mới ở nuớc ngoài.

- Chính sách điều tiết và quản lý của NHTW

Sự điều tiết của NHTW trực tiếp hay gián tiếp đều có những tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. NHTW có thể can thiệp chỉ đạo trực tiếp thông qua các công văn gửi cho các Ngân hàng thương mại hoặc sử dụng các công cụ điều tiết gián tiếp như lãi suất, dự trữ bắt buộc,... Có thể nói chính sách quản lý của Ngân hàng Nhà nuớc thường có xu hướng kìm giữ sự phát triển tín dụng của các ngân hàng thương mại do lo ngại những rủi ro có thể gặp phải nếu tín dụng tăng trưởng quá nóng.

Mặc dù hiện nay địa bàn hoạt động của các ngân hàng chỉ mang tính tương đối nhưng trong phạm vi một chi nhánh thì nó vẫn có những tác động nhất định tới hoạt động tín dụng. Một ngân hàng hoạt động trong một thành phố lớn hoặc một khu kinh tế phát triển sẽ có điều kiện mở rộng tín dụng thuận lợi hơn nhiều so với ngân hàng hoạt động tại các vùng nông thôn hay vùng sâu vùng xa. Ngân hàng hoạt động trên địa bàn có dân cư đông đúc cũng sẽ có lợi thế hơn so với ngân hàng có địa bàn hoạt động dân cư thưa thớt.

- Yếu tố cạnh tranh

Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu. Trong hoạt động tài chính ngân hàng, sự cạnh tranh diễn ra cực kỳ mạnh mẽ, cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng khác nhau mà còn diễn ra ngay với những chi nhánh của cùng một hệ thống ngân hàng. Cạnh tranh có ý nghĩa tích cực là góp phần làm cho các ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đem lại lợi ích tốt hơn cho người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ đó.

Tuy nhiên, cạnh tranh buộc các ngân hàng đối mặt với vấn đề phát triển khó khăn hơn, thị phần và lợi nhuận thu được có nguy cơ giảm sút. Cạnh tranh tác động tới ngân hàng thể hiện qua chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để có được khách hàng. Sự cạnh tranh càng cao thì chi phí ngân hàng phải bỏ ra càng lớn để có được một khách hàng ưng ý. Những chi phí này thường là chi phí cho việc tiếp cận thiết lập mối quan hệ với khách hàng, cho đến những chi phí như chi phí cho tuyên truyền, quảng cáo, chi phí giao dịch, chi phí nhân sự và đào tạo nhân sự ...

- Môi trường xã hội

Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tín nhiệm là chủ yếu. Vì vậy, sự tín nhiệm là cầu nối của mối quan hệ ngân hàng và khách hàng. Uy tín của ngân hàng trên thị trường tiền tệ cao sẽ thu hút được nhiều khách hàng, ngược lại

khách hàng có uy tín, được ngân hàng tín nhiệm tạo thuận lợi trong việc cấp tín dụng.

Trong xã hội có nhiều truyền thống tốt đẹp, ít tệ nạn xã hội như lừa đảo, làm ăn phi pháp cũng góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng.

- Tình hình chính trị

Một quốc gia có sự ổn định về chính trị, không có chiến tranh thì đây là môi trường thuận lợi và yên tâm cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Chính trị ổn định thì nền kinh tế mới phát triển, bất cứ sự biến động nào về chính trị cũng dẫn tới xáo động lớn cho toàn bộ nền kinh tế. Riêng đối với ngân hàng nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc huy động vốn, tới hiệu quả tín dụng.

- Những nhân tố bất khả kháng

Khách hàng của ngân hàng có thể phải đối mặt với những nhân tố bất khả kháng như: thiên tai, chiến tranh, hoả hoạn, dịch bệnh,... Những thay đổi này có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho họ. Nếu khó khăn, trong một số trường hợp, khách hàng bị tổn thất nhưng vẫn có thể hoàn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Tuy vậy, thường là tác động của những nhân tố bất khả kháng như trên tác động tới người vay rất nặng nề, họ thường tổn thất lớn, và khả năng trả nợ ngân hàng bị suy giảm, thậm chí không còn khả năng trả nợ. Các nhân tố này được gọi là những nhân tố bất khả kháng vì chúng thường vượt quá tầm kiểm soát của cả ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu 0357 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTM CP công thương VN chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w