tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, nâng cao chất lượng phục vụ của các sản phẩm tín dụng
Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, yếu tố con người là yếu tố nòng cốt. Ngân hàng cần coi trọng công tác tín dụng và phẩm chất cán bộ tín dụng. Có chính sách tín dụng chi tiết rõ ràng, phân quyền phán quyết cụ thể, quy định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan đến việc cho vay, thu nợ thậm chí là xử lý nợ.... Việc bổ nhiệm các chức danh liên quan đến công tác cho vay phải thực sự khách quan, đúng quy trình, lựa chọn người có đủ năng lực và phẩm chất thực sự. Việc bố trí cán bộ tín dụng phải được chọn lọc và phù hợp với năng lực thực tế cũng như lĩnh vực công việc được phân công. Coi trọng công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ: từ nghiệp vụ chuyên môn
tới phẩm chất đạo đức của người cán bộ. Bản thân cán bộ liên quan đến công tác cho vay phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.
Thực tế NHTMCPCT VN - Chi nhánh TP Hà nội hiện nay có một đội ngũ cán bộ tín dụng nói chung là tương đối tốt, nhưng cũng cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ này hơn nữa, đáp ứng những nhu cầu phát triển của hoạt động tín dụng nói riêng, và toàn bộ các hoạt động của đơn vị nói chung trong thời kỳ mới:
- Tích cực đào tạo, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Chiến lược đào tạo trên cơ sở quy hoạch xác định rõ đối tượng và nội dung đào tạo, chú trọng cả về kiến thức kinh tế, nghiệp vụ chuyên môn và các kiến thức xã hội khác.
- Về tuyển dụng, tuyển mộ, Chi nhánh cần ban hành và cụ thể hoá các chính sách thu hút nhân tài, nhất là các chuyên gia đầu ngành, chuyên gia giỏi, những người có trình độ trong lĩnh vực chuyên môn, sản phẩm mới công nghệ ngân hàng.
- Lựa chọn và bố trí các cán bộ có trình độ chuyên môn, có đạo đức tốt vào các vị trí phù hợp, đảm bảo đúng người đúng việc, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, sử dụng triệt để năng lực, sở trường, thế mạnh của từng cán bộ.
- Có chế độ bố trí nhân sự, chính sách tiền lương, và chế độ phê bình, chế độ khen thưởng công bằng, hợp lý dựa trên năng lực và thành tích làm việc để khuyến khích sự nỗ lực, cạnh tranh lành mạnh giữa các cán bộ. Chi nhánh cần có lộ trình thăng tiến, có cơ chế ưu đãi riêng để cho họ gắn bó máu thịt với nơi công tác, cơ chế tuyển dụng cạnh tranh bình đẳng và tuyển dụng được nhiều cán bộ trẻ có tài năng nhưng để tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”. Ngoài ra, Chi nhánh cần có cơ chế khuyến khích đối với cán bộ như quản lý nhân viên theo đầu công việc, trả lương tính chất công việc (phân biệt
giữa cơ chế lương của kế toán với cán bộ tín dụng, với nhân viên kinh doanh tiền tệ), tăng lương cho người lao động, tạo cơ hội cạnh tranh, thăng tiến bình đẳng đối với cán bộ...
- Bảo đảm tính kế thừa giữa các lớp cán bộ, trẻ hoá đội ngũ cán bộ, mạnh dạn sử dụng và bố trí cán bộ trẻ, có năng lực phẩm chất thực sự vào chức vụ quản lý.
- Tinh giảm đội ngũ cán bộ tín dụng theo hướng giảm số lượng, tăng chất lượng.
- Chi nhánh nên tạo điều kiện cho các cán bộ có năng lực, có khả năng nghiên cứu được đi học tập trung dài hạn ở trong và ngoài nước, nhất là nghiên cứu thực tế tại các Ngân hàng hiện đại để tiếp thu các kiến thức, các kinh nghiệm thực tế ứng dụng vào hoạt động của Chi nhánh, đồng thời gắn kết người lao động đối với ngân hàng. .