Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương

Một phần của tài liệu 0373 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 26 - 31)

Thương mại

Điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của NHTM với các doanh nghiệp phi tài chính là: NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, còn các doanh nghiệp khác hoạt động chủ yếu dựa trên vốn tự có. Vì vậy đánh giá hiệu quả huy động vốn là công tác không thể thiếu trong nghiên cứu nguồn vốn của các ngân hàng.

Nhưng làm thế nào để đánh giá được hiệu quả hoạt động huy động vốn? Bởi hoạt động huy động vốn không chỉ phản ánh ở các con số về kết quả và còn

phản ánh ở các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực với nền kinh tế. Vì thế, cũng như các nước trên thế giới Việt Nam sử dụng hệ thống các chỉ tiêu trực tiếp và gián tiếp để phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn. Một số chỉ tiêu trực tiếp và gián tiếp được sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả huy động vốn bao gồm:

1.2.3.1 Các chỉ tiêu trực tiếp

Chỉ tiêu trực tiếp là chỉ tiêu phản ánh tập trung và trực tiếp hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Ta có thể sử dụng những chỉ tiêu trực tiếp sau:

a. Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (Lãi ròng từ cho vay, đầu tư):

Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động là khoản thu nhập của NHTM thu được từ hoạt động cho vay và đầu tư sau khi trừ chi phí huy động và chi phí hoạt động khác. Nội dung của chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận ròng thu được từ hoạt động huy động vốn của NHTM và kết quả hoạt động huy động vốn của NHTM trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn. Thông qua việc phân tích và so sánh chỉ tiêu này, ta đánh giá được lợi nhuận thực tế của nguồn vốn huy động. Và cũng qua đó, các NHTM có sự so sánh lẫn nhau để tìm ra biện pháp tăng cường lợi nhuận thu được từ hoạt động huy động vốn.

Phương pháp tính toán chỉ tiêu này như sau:

Lợi nhuận kinh doanh Thu từ lãi cho Chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay -

từ vốn huy động vay và đầu tư và chi phí liên quan đến HĐV

b. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (Tỷ suất lãi ròng từ cho vay, đầu tư)

Tổng mức lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động của NHTM ảnh hưởng bởi hai yếu tố là quy mô nguồn vốn của một NHTM và chất lượng hoạt động cho vay, đầu tư. Do đó, để đánh giá đúng hiệu quả của hoạt động huy động vốn, cần tính và phân tích chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận cho vay, đầu tư.

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, từ 100 đồng nguồn vốn huy động được, qua quá trình cho vay và đầu tư, NHTM thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn huy động của NHTM tốt, góp phần nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ.

Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giúp NHTM cũng như các nhà quản trị đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động huy động vốn. Một NHTM có quy mô lợi nhuận lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận chưa chắc cao bằng NHTM nhỏ cho thấy khả năng sử dụng nguồn vốn chưa thật sự mang lại hiệu quả tương xứng với nguồn vốn hiện có. Chỉ tiêu này được xác định như sau:

1.2.3.2 Các chỉ tiêu gián tiếp:

, , ʌ lợi nhuận ⅛inh àoanh từvốn huy độn^

tỳ suất ỉợị nhuận = —---:—-7---7— ---—---'■—;— X 100%

' ' tông rôn huy động

Bên cạnh các chỉ tiêu đánh giá trực tiếp về hiệu quả huy động vốn, ta cần phân tích một số chỉ tiêu gián tiếp, phản ánh từng mặt nào của hoạt động huy động vốn.

a. Mức tiết kiệm chi phí huy động:

Thu nhập và chi phí là hai yếu tố chính quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong đó, chi phí hoạt động ngân hàng cấu thành từ hai bộ phận chính là chi phí huy động (chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí) và các chi phí hoạt động khác (chi lương, đầu tư tài sản cố định, ...). Vì thế, ngân hàng luôn tìm cách nâng cao thu nhập và giảm thiểu chi phí, đặc biệt chi phí huy động.

Mức tiết kiệm chi phí huy động vốn được xác định thông qua so sánh chi phí huy động vốn bình quân của ngân hàng ở các thời kỳ hoặc so sánh chi phí huy động vốn bình quân của ngân hàng so với các ngân hàng khác

chi phí huy ởộng

Chi phí huy động bình quân = ---7---7—y----y—' ɪ ---— X 100%

Trong đó:

Chi phí

Chi phí huy động = Chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay +

hoạt động khác

Chi phí huy động bình quân cho chúng ta biết, trong kỳ phân tích, để có được 100 đồng nguồn vốn NHTM phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để huy động. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc so sánh hiệu quả huy động vốn của ngân hàng trong các thời kỳ khác nhau cũng như hiệu quả huy động vốn giữa các ngân hàng. Cũng qua chỉ tiêu này ta đánh giá tương đối chính xác vấn đề liên quan đến quản trị điều hành của mỗi ngân hàng.

b. Hệ số sử dụng vốn huy động:

Hệ số sử dụng vốn huy động là một chỉ số cho biết tỷ lệ vốn huy động được sử dụng để cho vay và đầu tư. Qua đó phản ánh sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn xét về quy mô. Việc sử dụng chỉ số này trong phân tích hiệu quả huy động vốn không chỉ giúp các nhà lập kế hoạch kế hoạch hóa được cơ cấu nguồn vốn, cho vay trong ngắn hạn mà còn được sử dụng để so sánh hiệu quả sử dụng vốn (hay hiệu quả đầu tư) giữa các thời kỳ và các nền kinh tế.

Hệ số sử dụng vốn huy động được tính toán như sau:

, . J , tong SQ vốn huy động sủ dụng Cho vạy, đấu tư kệ SO sứ dụng ỉ’ô>! kuy động = ---τ - '-y-—ɪ—: — ---

' tông nguôn vôn kuy động

,. J - , - . , tong 50 vốn huy ãộng sử dụng Cho t,αy ngắn hạn

hệ 50 sứ dụng von ngăn hạn = ---τ---——ɪ-;---1---—---;—

^ ' tông nguôn vòn huy động ngăn hạn

. . , i . , tồng 5ố rốn huy động sù dụng Cho vαy trung rà dài hạn

hệ50 StP dụng vòn Ãuy độn trung và dãi hạn = ---τ---———;---l--- —---;—

' ' tông nguôn võn huy động trung vả dài hạn

Hai chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng vốn ngắn hạn, vốn trung và dài hạn của ngân hàng. Trong thực tế luôn đòi hỏi một lượng lớn vốn trung và dài hạn, nhưng hầu như vốn mà các ngân hàng huy đông được chủ yếu là vốn ngắn

hạn. Vì không muốn bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh trên thị trường, nên các ngân hàng thường chuyển hoán kỳ hạn, dùng vốn ngắn hạn để đầu tư và cho vay trung dài hạn. Điều này khiến ngân hàng gặp rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản, vì vậy ngân hàng chỉ được phép sử dụng trong mức quy định cho phép của NHNN và cần có những tính toán hợp lý để đảm bảo an toàn trong hoạt động và tạo được nguồn thu lớn, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

c. Chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn huy động:

Quy mô nguồn vốn huy động cho ta biết quy mô, cũng như vị thế của một ngân hàng. Trong khi đó, việc tính toán cơ cấu từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của NHTM giúp ngân hàng đánh giá được sự phù hợp giữa cơ cấu nguồn vốn huy động với cơ cấu sử dụng vốn huy động.

Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTM là tỷ trọng và mối quan hệ của từng loại nguồn vốn huy động sơ với tổng nguồn vốn của NHTM tại một thời điểm nhất định. NHTM hoạt động có hiệu quả khi nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lý.

Ta sử dụng công thức tính tỷ trọng từng loại nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM để xác định cơ cấu từng nguồn vốn huy động của NHTM. Thuần túy về mặt công thức thì:

, js , j số dứ ngu ổn rốn thứ i

tỳ trọng nguồn vôn tA⅛ i = —:---7---— ---—— X 100%

tòng nguồn vôn huy động

d. Lãi ròng cho vay, đầu tư bình quân một lao động:

Lãi ròng cho vay, đầu tư bình quân một lao động là tỷ số giữa lãi ròng cho vay, đầu tư với số lượng lao động sử dụng. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng lao động tại một đơn vị, qua đó phản ánh sự phù hợp của chế độ, chính sách cho người lao động trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh.

Phương pháp tính toán chỉ số Lãi ròng cho vay, đầu tư bình quân/lao

. Lãi ròng tù Cho vay, đâu tư

lãi ròng Cho Vũ.ỵ, đâu tư frɪnft CjILinflao đọng = —--- ---—--- ————

' tông lao độn$ tại CÃĨ nhánh

Một phần của tài liệu 0373 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w