BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu 0373 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36)

- về việc phát triển sản phẩm Ngân hàng di động

Năm 2008, tại Nhật Bản, jinbun Bank chính thức đi vào hoạt động, là Ngân hàng ảo 100% đầu tiên trên thế giới, Junbun Bank là Ngân hàng liên doanh giữa Bank of Tokyo- Mitsubishi UFJ và công ty viễn thông KDDI, cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng chỉ trên điện thoại di động. Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới phát triển thiết bị di động 3 G và 90% thiết bị viễn thông trên nền tảng 3G. Ở Nhật Bản, gần 100% khách hàng đã sử dụng dịch vụ Ngân hàng di động. Nguyên nhân của sự phát triển về công nghệ thông tin trong lĩnh vực Ngân hàng ở Nhật Bản là nhờ vào sự phát triển của hạ tầng viễn thông của nước này, cho phép ứng dụng công nghệ 3G- chuẩn viễn thông di động tiên tiến, hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao kết hợp nhận dạng giọng nói. Hiệu quả đem lại từ việc phát triển sản phẩm Ngân hàng di động rất lớn: đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên có liên quan, giúp Ngân hàng thu hút được ngày càng nhiều khách hàng, thông qua đó phổ biến hoạt động Ngân hàng đến đông đảo khách hàng, tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn tiền gửi nói riêng cũng như gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung của Ngân hàng.

Học tập kinh nghiệm từ Nhật Bản, các Ngân hàng Việt Nam cần không ngừng hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các sản phẩm Ngân hàng mang tính công nghệ cao, điển hình như các sản phẩm Ngân hàng di động. Tuy nhiên để phát triển thành công các loại hình sản phẩm này, cần phải có các điều kiện chủ quan từ phía Ngân hàng và các điều kiện khách quan từ nền kinh tế, từ sự hỗ trợ từ hệ thống công nghệ thông tin của quốc gia, các chính sách và điều kiện pháp lý từ phía chính phủ và Ngân hàng Trung ương.

Các Ngân hàng Nhật Bản đã thành công với mô hình hệ thống chuyển mạch tập trung (MICS). Nhờ vào việc nhận ra tầm quan trọng của hệ thống thanh toán tự động gồm mạng lưới các máy rút tiền tự động và hệ thống các máy giao dịch tự động đối với hoạt động huy động vốn, thanh toán và cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng. Thực ra, mạng lưới các máy rút tiền tự động và hệ thống các máy giao dịch tự động của các Ngân hàng đã hình thành từ những năm 90 của thế kỷ 20, nhưng đến 2/1990, các mạng lưới này đã được kết nối thông qua hệ thống chuyển mạch tập trung của Nhật Bản với nhiều cấp chuyển mạch với cơ chế hoạt động khá phức tạp.

Đến 3/2002, để giảm chi phí phát triển nhiều hệ thống và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, các Ngân hàng Nhật Bản đã thỏa thuận thiết lập các hệ thống chuyển mạch tập trung thế hệ mới. Hệ thống chuyển mạch thế hệ mới này có khả năng liên kết hoạt động thanh toán và giao dịch thẻ tự động giữa tất cả các thành viên tham gia, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán nội bộ và liên ngân hàng cũng như đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng. Từ đó sẽ góp phần gia tăng số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, góp phần gia tăng nguồn vốn tiền gửi từ loại tài khoản này.

Ở Việt Nam, học tập kinh nghiệm từ Nhật Bản cũng như từ các quốc gia khác có công nghệ Ngân hàng hiện đại, 7/2004, Banknetvn được thành lập với sự tham gia góp vốn của 8 cổ đông sang lập gồm Công ty điện toán và truyền số liệu VDC; 7 Ngân hàng gồm Agribank, BIDV, Vietinbank, ACB, Sacombank, EAB, Saigonbank. Mục tiêu của Banknetvn là xây dựng hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia kết nối hệ thống thanh toán thẻ nói chung, hệ thống ATM/POS nói riêng của các Ngân hàng Việt Nam, xử lý bù trừ thanh toán thẻ đối với các Ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có 16 Ngân hàng thương mại tham gia là thành viên của hệ thống Banknet và một số Ngân hàng khác kết nối với Banknet thông qua Smartlink. Với những hiệu quả hệ thống này mang

lại cho hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn nói riêng, cùng với sự hỗ trợ của Hiệp hội Ngân hàng, các Ngân hàng thương mại còn lại chưa tham gia nên xúc tiến tham gia vì lợi ích của chính Ngân hàng và vì hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng.

Hệ thống Banknet cũng cần không ngừng hoàn thiện, tiếp tục học hỏi, tiếp thu các tiến bội kỹ thuật và công nghệ hiện đại trên thế giới để giúp cho hệ thống ngày càng hiệu quả hơn.

- Về việc phát triển các hoạt động tài chính bán lẻ để gia tăng tài khoản khách hàng, góp phần hiệu quả vào công tác huy động vốn.

Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) của Nhật Bản đang nỗ lực mở rộng kinh doanh ở Việt Nam thông qua quan hệ với đối tác là Eximbank. Sumitomo Mitsui Financial Group Inc., công ty con của SMBC, đã cử các chuyên gia tài chính bán lẻ sang Việt Nam vào tháng 6/2011 để hỗ trợ Eximbank với hy vọng tăng số lượng tài khoản lên gấp đôi so với cùng thời kỳ năm trước vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, Eximbank sẽ tăng cường hệ thống dịch vụ bằng cách thiết lập các điểm phục vụ và tăng số lượng các máy rút tiền tự động (ATM) ở các khu công nghiệp tập trung nhiều công ty Nhật Bản. Theo SMBC, các nhân viên của các công ty Nhật Bản ở Việt Nam là những khách hàng tiềm năng trong khi rất nhiều người trong số họ lại không sử dụng tài khoản Ngân hàng, SMBC tin rằng các tài khoản tiết kiệm trực tiếp có thể tạo ra chỗ đứng cho việc bán các sản phẩm tài chính.

Thông qua kinh nghiệm về giải pháp phát triển hoạt động tài chính bán lẻ của tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) của Nhật Bản, các NHTM của Việt Nam có đúc kết các kinh nghiệm sau:

+ Không ngừng tìm kiếm và khai thác thị trường tiềm năng. Tùy theo năng lực tài chính của Ngân hàng và điều kiện thực tế, Ngân hàng cần mở rộng thị

phần hoạt động thông qua việc khai thác các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước.

+ Phát triển các dịch vụ tài chính Ngân hàng bán lẻ vì các dịch vụ này bên cạnh việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung còn góp phần gia tăng số lượng khách hàng, gia tăng số lượng tài khoản và từ đó góp phần gia tăng nguồn vốn huy động.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm từ Ngân hàng Australia (ANZ Bank)

Trong giai đoạn những năm 2001-2004 là giai đoạn khó khăn của ngành Ngân hàng thế giới: suy giảm kinh tế thế giới, áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế, giá cả trên thị trường cũng không ổn định, sự kiện chiến tranh tại Irac,... Tất cả những yếu tố trên đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của của các hệ thống Ngân hàng trên thế giới. ANZ bank cũng không tránh khỏi ảnh hưởng xấu của tình hình trên.

Cũng trong giai đoạn này, sự sụt giảm của lãi suất thế giới tác động của Cục dự trữ liên bang Mỹ với trên 11 lần cắt giảm lãi suất nhằm ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của ANZ Bank nói riêng và hệ thống Ngân hàng thế giới nói chung. Điều này đã khiến ANZ Bank phải điều chỉnh giảm lãi suất huy động ngoại tệ. Trong bối cảnh tỷ giá đola Mỹ so với đồng đôla Australia tương đối ổn định, ANZ đã nhận định rằng giảm lãi suất tất yếu sẽ kéo theo giảm nguồn vốn huy động ngoại tệ. Trong khi đó, cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng Australia nói riềng và thị trường thế giới nói chung lại hết sức gay gắt, khiến cho chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra bị thu hẹp. Để đối phó với những khó khăn này, ANZ đã đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình huy động vốn cũng như phát triển, bổ sung nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng gửi tiền. Việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi đôla Mỹ của ANZ Bank hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường

cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cũng như duy trì được lợi nhuận của Ngân hàng.

Không chỉ trên hoạt động huy động vốn, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên thế giới rất mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Nhận thấy những thế mạnh của các Ngân hàng khác về quy mô hoạt động toàn cầu, về vốn, công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng.. .đã và đang chứng tỏ sẽ là đối thủ cạnh tranh của ANZ trong hiện tại và tương lai. Để đối phó với những khó khăn, thử thách trên, ANZ đã đề ra các chiến lược kinh doanh tức thì, điển hình là chiến lược tái cơ cấu ANZ Bank đến năm 2010 và được thực hiện ngay khi chiến lược được thông qua. Ngoài ra, ANZ cũng không ngừng nghiên cứu đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới.

Vị thế vững chắc của ANZ như hiện nay là minh chứng cho những nỗ lực trên. Qua đó cho ta thấy, trong thời buổi khó khăn và cạnh tranh mạnh mẽ, Ngân hàng nào có chiến lược đúng đắn, biết tận dụng cơ hội và biết cách đối phó với những thách thức sẽ thắng cuộc.

Hiện nay, các Ngân hàng nước ta cũng đang đứng trước những khó khăn bao gồm những ảnh hưởng từ biến động của nền kinh tế Việt Nam và thế giới cũng như những áp lực cạnh tranh trong ngành Ngân hàng. Để đứng vững và ngày càng phát triển, gia tăng thị phần huy động vốn đòi hỏi các Ngân hàng phải không ngừng động não, nhận ra được những hạn chế cũng như lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng mình, cơ cấu lại Ngân hàng theo hướng hoàn thiện hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, luôn tìm hiểu và tiên đoán trước về các nhu cầu thị trường để phát triển sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các Ngân hàng cũng cần học cách thích nghi và thay đổi linh hoạt với mọi sự biến động của thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày khái niệm tổng quan về nguồn vốn của Ngân hàng thương mại, các loại hình huy động vốn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn. Đồng thời, chương 1 của luận văn cũng tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn. Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình bày về kinh nghiệm hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của các Ngân hàng nước ngoài. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và ứng dụng vào tình hình huy động vốn của NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà Nội được phân tích ở chương 2 để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vồn tại NHTM CP Việt Á- chi nhánh Hà Nội ở chương 3.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á- CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á- CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á- chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng Việt Á được thành lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam: Công ty tài chánh cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Đà Nằng.

Ngân hàng Việt Á hoạt động với đầy đủ các chức năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại và có thế mạnh trong các hoạt động tài chính như: Kinh doanh vàng, đầu tư, tài trợ các dự án ...

Ngân hàng Việt Á thực hiện nhiều hình thức huy động vốn, tham gia thị trường liên ngân hàng nội tệ, ngoại tệ và thị trường mở. Mở rộng hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế. Trong đó, chủ yếu tập trung đầu tư tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, phục vụ đời sống...

Ngân hàng Việt Á phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế và mở rộng các hoạt động dịch vụ cung ứng các tiện ích cho khách hàng ngày càng thuận lợi.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á- chi nhánh Hà Nội

Hình 2.1: Sở đồ tổ chức ở NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà nội Theo sơ đồ trên:

- Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh và Giám đốc được sự giúp đỡ của các phó giám đốc. Dưới giám đốc, chi nhánh gồm có 7 phòng ban chức năng và 7 phòng giao dịch, 2 quỹ tiết kiệm.

- Phòng hành chính - nhân sự:

* Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, quy hoạch , bổ nhiệm cán bộ...

* Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, công tác hậu cần trong Chi nhánh.

- Phòng khách hàng doanh nghiệp:

Trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch, huy động vốn, cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.

- Phòng khách hàng cá nhân

* Trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch, huy động vốn, cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân.

* Trực tiếp giao dịch với khách hàng. - Phòng kế toán nội bộ

* Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Quản lý tài sản, Tài chính, Kế toán, Ngân quỹ trong Chi nhánh.

* Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về Tài chính, Kế toán, Ngân quỹ để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý Tài sản, Vật tư, thu nhập, chi phí xác định kết quả hoạt động của Chi nhánh

- Phòng tin học:

Phòng tin học có chức năng giúp giám đốc NHTMCP Việt Á chi nhánh Hà Nội quản lý và tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động chi nhánh.

- Quầy giao dịch vàng

Thực hiện các giao dịch mua bán vàng miếng, vàng trang sức với khách hàng. - Phòng chăm sóc khách hàng

* Tham mưu cho giám đốc về chiến lược Marketing, công tác quảng bá thương hiệu, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh.

* Tổ chức thực hiện triển khai các dịch vụ thẻ, internetbanking, các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác...

Ngoài các phòng ban tại chi nhánh 34 Hàn Thuyên, NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà Nội có 7 phòng giao dịch, 2 quỹ tiết kiệm.

- Phòng giao dịch Phan Đình Phùng tại 41B Phan Đình Phùng - Phòng giao dịch Đống Đa tại 37 Nguyễn Chí Thanh

- Phòng giao dịch Ba Đình tại 42 Giang Văn Minh - Phòng giao dịch Kim Ngưu tại 493 Kim Ngưu - Phòng giao dịch Long Biên tại 167 Nguyễn Văn Cừ - Phòng giao dịch Hà Đông tại 600 Quang Trung - Phòng giao dịch trung tâm tại 137 Nguyễn Ngọc Vũ - Quỹ tiết kiệm Vndirect tại 1 Nguyễn Thượng Hiền - Quỹ tiết kiệm số 4 tại 208 Lạc Long Quân

Hoạt động huy động nguồn vốn của chi nhánh Hà Nội chủ yếu diễn ra tại phòng khách hàng cá nhân, các phòng giao dịch. Đây là những nơi trực tiếp giao

Một phần của tài liệu 0373 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w