Bài học kinh nghiệm từ Ngân hàng Australia (ANZ Bank)

Một phần của tài liệu 0373 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 39 - 83)

Trong giai đoạn những năm 2001-2004 là giai đoạn khó khăn của ngành Ngân hàng thế giới: suy giảm kinh tế thế giới, áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế, giá cả trên thị trường cũng không ổn định, sự kiện chiến tranh tại Irac,... Tất cả những yếu tố trên đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của của các hệ thống Ngân hàng trên thế giới. ANZ bank cũng không tránh khỏi ảnh hưởng xấu của tình hình trên.

Cũng trong giai đoạn này, sự sụt giảm của lãi suất thế giới tác động của Cục dự trữ liên bang Mỹ với trên 11 lần cắt giảm lãi suất nhằm ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của ANZ Bank nói riêng và hệ thống Ngân hàng thế giới nói chung. Điều này đã khiến ANZ Bank phải điều chỉnh giảm lãi suất huy động ngoại tệ. Trong bối cảnh tỷ giá đola Mỹ so với đồng đôla Australia tương đối ổn định, ANZ đã nhận định rằng giảm lãi suất tất yếu sẽ kéo theo giảm nguồn vốn huy động ngoại tệ. Trong khi đó, cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng Australia nói riềng và thị trường thế giới nói chung lại hết sức gay gắt, khiến cho chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra bị thu hẹp. Để đối phó với những khó khăn này, ANZ đã đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình huy động vốn cũng như phát triển, bổ sung nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng gửi tiền. Việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi đôla Mỹ của ANZ Bank hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường

cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cũng như duy trì được lợi nhuận của Ngân hàng.

Không chỉ trên hoạt động huy động vốn, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên thế giới rất mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Nhận thấy những thế mạnh của các Ngân hàng khác về quy mô hoạt động toàn cầu, về vốn, công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng.. .đã và đang chứng tỏ sẽ là đối thủ cạnh tranh của ANZ trong hiện tại và tương lai. Để đối phó với những khó khăn, thử thách trên, ANZ đã đề ra các chiến lược kinh doanh tức thì, điển hình là chiến lược tái cơ cấu ANZ Bank đến năm 2010 và được thực hiện ngay khi chiến lược được thông qua. Ngoài ra, ANZ cũng không ngừng nghiên cứu đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới.

Vị thế vững chắc của ANZ như hiện nay là minh chứng cho những nỗ lực trên. Qua đó cho ta thấy, trong thời buổi khó khăn và cạnh tranh mạnh mẽ, Ngân hàng nào có chiến lược đúng đắn, biết tận dụng cơ hội và biết cách đối phó với những thách thức sẽ thắng cuộc.

Hiện nay, các Ngân hàng nước ta cũng đang đứng trước những khó khăn bao gồm những ảnh hưởng từ biến động của nền kinh tế Việt Nam và thế giới cũng như những áp lực cạnh tranh trong ngành Ngân hàng. Để đứng vững và ngày càng phát triển, gia tăng thị phần huy động vốn đòi hỏi các Ngân hàng phải không ngừng động não, nhận ra được những hạn chế cũng như lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng mình, cơ cấu lại Ngân hàng theo hướng hoàn thiện hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, luôn tìm hiểu và tiên đoán trước về các nhu cầu thị trường để phát triển sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các Ngân hàng cũng cần học cách thích nghi và thay đổi linh hoạt với mọi sự biến động của thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày khái niệm tổng quan về nguồn vốn của Ngân hàng thương mại, các loại hình huy động vốn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn. Đồng thời, chương 1 của luận văn cũng tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn. Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình bày về kinh nghiệm hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của các Ngân hàng nước ngoài. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và ứng dụng vào tình hình huy động vốn của NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà Nội được phân tích ở chương 2 để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vồn tại NHTM CP Việt Á- chi nhánh Hà Nội ở chương 3.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á- CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á- CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á- chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng Việt Á được thành lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam: Công ty tài chánh cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Đà Nằng.

Ngân hàng Việt Á hoạt động với đầy đủ các chức năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại và có thế mạnh trong các hoạt động tài chính như: Kinh doanh vàng, đầu tư, tài trợ các dự án ...

Ngân hàng Việt Á thực hiện nhiều hình thức huy động vốn, tham gia thị trường liên ngân hàng nội tệ, ngoại tệ và thị trường mở. Mở rộng hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế. Trong đó, chủ yếu tập trung đầu tư tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, phục vụ đời sống...

Ngân hàng Việt Á phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế và mở rộng các hoạt động dịch vụ cung ứng các tiện ích cho khách hàng ngày càng thuận lợi.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á- chi nhánh Hà Nội

Hình 2.1: Sở đồ tổ chức ở NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà nội Theo sơ đồ trên:

- Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh và Giám đốc được sự giúp đỡ của các phó giám đốc. Dưới giám đốc, chi nhánh gồm có 7 phòng ban chức năng và 7 phòng giao dịch, 2 quỹ tiết kiệm.

- Phòng hành chính - nhân sự:

* Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, quy hoạch , bổ nhiệm cán bộ...

* Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, công tác hậu cần trong Chi nhánh.

- Phòng khách hàng doanh nghiệp:

Trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch, huy động vốn, cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.

- Phòng khách hàng cá nhân

* Trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch, huy động vốn, cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân.

* Trực tiếp giao dịch với khách hàng. - Phòng kế toán nội bộ

* Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Quản lý tài sản, Tài chính, Kế toán, Ngân quỹ trong Chi nhánh.

* Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về Tài chính, Kế toán, Ngân quỹ để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý Tài sản, Vật tư, thu nhập, chi phí xác định kết quả hoạt động của Chi nhánh

- Phòng tin học:

Phòng tin học có chức năng giúp giám đốc NHTMCP Việt Á chi nhánh Hà Nội quản lý và tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động chi nhánh.

- Quầy giao dịch vàng

Thực hiện các giao dịch mua bán vàng miếng, vàng trang sức với khách hàng. - Phòng chăm sóc khách hàng

* Tham mưu cho giám đốc về chiến lược Marketing, công tác quảng bá thương hiệu, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh.

* Tổ chức thực hiện triển khai các dịch vụ thẻ, internetbanking, các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác...

Ngoài các phòng ban tại chi nhánh 34 Hàn Thuyên, NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà Nội có 7 phòng giao dịch, 2 quỹ tiết kiệm.

- Phòng giao dịch Phan Đình Phùng tại 41B Phan Đình Phùng - Phòng giao dịch Đống Đa tại 37 Nguyễn Chí Thanh

- Phòng giao dịch Ba Đình tại 42 Giang Văn Minh - Phòng giao dịch Kim Ngưu tại 493 Kim Ngưu - Phòng giao dịch Long Biên tại 167 Nguyễn Văn Cừ - Phòng giao dịch Hà Đông tại 600 Quang Trung - Phòng giao dịch trung tâm tại 137 Nguyễn Ngọc Vũ - Quỹ tiết kiệm Vndirect tại 1 Nguyễn Thượng Hiền - Quỹ tiết kiệm số 4 tại 208 Lạc Long Quân

Hoạt động huy động nguồn vốn của chi nhánh Hà Nội chủ yếu diễn ra tại phòng khách hàng cá nhân, các phòng giao dịch. Đây là những nơi trực tiếp giao dịch với khách hàng, từ tư vấn các sản phẩm huy động vốn, thu hút tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế. Hoạt động huy động vốn còn là một phần hoạt động của phòng kế hoạch kinh doanh, bộ phận nguồn vốn chịu trách nhiệm cân đối nguồn vốn cho chi nhánh và thực hiện huy động vốn trên thị trường liên hàng khi cần thiết.

2.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á- chi nhánh Hà Nội

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn hoạt động của một ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: vốn điều lệ, vốn vay, vốn tài trợ, vốn huy động song cơ bản và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động. Nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng. Làm sao để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình đầu tư đạt được hiệu quả cao là công việc được đặt lên làm đầu không chỉ ở NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà

ST (+/-) (%) ST (+/-) (%) ST (+/-) (%) ST (+/-) (%)

Doanh số

cho vay 3Nội mà còn đối với bất kỳ một NHTM nào, nếu như ngân hàng đó muốn trụ36 1.748 1.385 481 999 749- 75 2.332 1.333 233 4.170 1.838 179

vững được trên thị trường tài chính.

Hơn nữa một vài năm gần đây kinh tế đất nước luôn phải đương đầu với những khó khăn như lạm phát cao, kinh tế phát triển chậm, thị trường vàng, ngoại tệ diễn biến phức tạp, tình hình huy động vốn của các NHTM gặp rất nhiều khó khăn.

Hiểu rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong những năm gần đây, công tác huy động vốn đã được NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà Nội rất chú trọng quan tâm, trước đây vốn huy động chủ yếu dùng trong hoạt động tín dụng, thì nay nguồn vốn huy động có thể dùng để tiến hành kinh doanh trực tiếp; lợi nhuận của ngân hàng không chỉ thu được từ hoạt động đầu tư, cấp tín dụng, mà còn thu được từ hoạt động điều chuyển vốn giữa các ngân hàng theo quyết định của NHNN Việt Nam. NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà Nội đã rất quan tâm đến công tác huy động vốn thông qua việc ngân hàng sử dụng rất nhiều các hình thức huy động, đa dạng về kỳ hạn và lãi suất... nhằm chủ động thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tranh thủ nhiều nguồn vốn khác. Nguồn vốn huy động của ngân hàng huy động được tăng trưởng ổn định qua các năm qua. Cụ thể chúng ta sẽ được tìm hiểu rõ tại phần thực trạng huy động vốn của NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà Nội sẽ được đề cập chi tiết và cụ thể tại mục 2.2 của chương này.

2.1.3.2 Hoạt động cho vay và đầu tư

Hoạt động huy động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, là hoạt động cần thiết để một ngân hàng tồn tại, thì hoạt động cho vay và đầu tư là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng.

Mục đích hoạt động chủ yếu của các ngân hàng là “đi vay để cho vay”, điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và tiến hành kinh doanh trên cơ sở số vốn đó, nhằm mục đích thu lợi nhuận. Tuy

nhiên, đặc trưng trong kinh doanh ngân hàng luôn gắn liền với yếu tố rủi ro, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay. Do đó, làm thế nào để sử dụng vốn một cách an toàn và hiệu quả là vấn đề được các ngân hàng đặc biệt quan tâm và coi đây là biện pháp hàng đầu để đảm bảo duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định cho ngân hàng.

Tại NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà Nội hoạt động cho vay đầu tư luôn luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chi nhánh. Dựa trên cơ sở nguồn vốn huy động được, căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn, NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá và xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh sao cho việc sử dụng vốn đạt được hiệu quả cao nhất. Ngân hàng luôn chú trọng phát triển để sử dụng vốn trở thành mảng hoạt động lớn, chủ yếu nhất của ngân hàng. Trên cơ sở yêu cầu đặt ra cho hoạt động sử dụng vốn ngân hàng phải thực sự an toàn, hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao.Với phương châm hoạt động như vậy, từ năm 2008 đến nay tổng dư nợ và doanh số cho vay của ngân hàng đều tăng một cách tương đối. Điều này thể hiện những cố gắng trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

e. Về doanh số cho vay:

Bảng 1: Doanh số cho vay chi nhánh Hà nội năm 2009 - 2013

tệ

quy đổi VNĐ

13

Doanh số thu nợ 127 1.519 1.148 560 984 -535 5 6 1.216 232 123 3.075 1.859 253 Nội tệ 716 1.215 1.048 727 786 -429 6 5 1.013 227 129 2.674 1.661 264 Ngoại tệ quy đổi VNĐ 410 304 200 292 198 -106 6 5 203 5 103 401 198 199

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2009 - 2013)

■Ngoại tệ quy đổi ■Nội tệ

Hình 2: Biểu đồ doanh số cho vay của chi nhánh Hà nội

Doanh số cho vay của chi nhánh Hà Nội kể cả nội và ngoại tệ tăng nhanh qua các năm cụ thể như năm 2009 doanh số cho vay tại chi nhánh chỉ đạt 363 tỷ đồng nhưng đến năm 2010 thì doanh số đã đạt 1.748 tỷ đồng tăng 481%. Tuy nhiên năm 2011 doanh số cho vay lại giảm, chỉ còn 999 tỷ đồng, giảm 57% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay đạt 2.332 tỷ đồng, tăng 233% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số cho vay đạt 4.170 tỷ đồng, tăng 179% so với năm 2012. Như vậy xét về quy mô cho vay, nhìn chung chi nhánh Hà Nội luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao qua các năm, điều này cho thấy công tác cho vay tại chi nhánh phát triển mạnh.

- Về doanh số thu nợ

Bảng 2: Doanh số thu nợ chi nhánh Hà nội 2009 - 2013

) Thu từ hoạt động tín dụng 20 29 9 145 104 75 358 142 38 136 722 580 508

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2009 - 2013)

■ Ngoại tệ quy đổi ■ Nội tệ

Hình 3: Biểu đồ doanh số thu nợ, chi nhánh Hà nội 2009 - 2013

Doanh số thu nợ tại chi nhánh Hà Nội qua các năm trong kỳ phân tích cũng tăng theo cùng với xu hướng tăng của doanh số cho vay làm tăng nguồn thu từ hoạt động tín dụng cho chi nhánh cụ thể:

Bảng 1: Thu từ hoạt động tín dụng chi nhánh Hà nội từ 2009 - 2013

Doanh thu

■ Doanh thu

Một phần của tài liệu 0373 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 39 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w