Đối với quản lý vĩ mô của Nhà nước

Một phần của tài liệu 0373 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 105 - 109)

Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Do vậy, nhà nước phải đưa ra các định hướng, chiến lược phát triển kinh tế trong thời gian dài, tạo môi trường kinh tế ổn định, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, thiểu phát, ổn định sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, tranh thủ các nguồn tài chính của các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới. Từ đó mở rộng quan hê, tín dụng trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Từng bước hoàn thiện củng cố môi trường pháp lý lành mạnh, xây dựng đồng bộ các luật, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người đầu tư, cho các doanh nghiệp và ngân hàng, hướng dẫn các tầng lớp dân cư tiêu dùng tiết kiệm, khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước, thực hiện sử phạt nghiêm minh các trường hợp tham ô, làm thất thoát đến tài sản của nhà nước, của nhân dân.

Nhà nước quan tâm đến lợi ích của các ngân hàng, khuyến khích các ngân hàng thương mại huy động các nguồn vốn trung và dài hạn vì đây là nguồn vốn

rất quan trọng, tạo cơ sở vật chất cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện giảm thuế lợi tức cho các ngân hàng thương mại.

Xây dựng chính sách phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế việc thanh toán tiền mặt một cách tràn lan như hiện nay, đưa việc thanh toán thông qua ngân hàng để dễ dàng trong khâu quản lý, tăng hiệu quả của nguồn vốn.

KẾT LUẬN

Hệ thống NHTM nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò trung gian điều hòa vốn của nền kinh tế, thực hiện huy động một khối lượng vốn lớn từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nước, trên cơ sở đó, tạo động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, phục vụ các mục đích tiêu dùng trong dân cư và nhiều mục đích kinh tế xã hội khác. Công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tạo nguồn động lực để Ngân hàng mở rộng kinh doanh, đầu tư sinh lời.

Do đó, thời gian vừa qua, nghiệp vụ huy động vốn luôn được các ngân hàng quan tâm nhiều nhất, vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng trước tình hình nguồn vốn khan hiếm và sự hội nhập ngày càng tiến gần.

Tuy nhiên, khả năng huy động vốn của các Ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn do sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, tâm lý của khách hàng và những nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng. Do đó, các NHTM rất cần có những biện pháp, chính sách hợp lý để huy động, khai thác hiệu quả nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư, các nguồn khác... cũng như cần có sự hỗ trợ và tạo điều kiện đồng bộ, kịp thời từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan ban ngành.

Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng vừa là thách thức đối với các Ngân hàng nhưng cũng là động lực giúp các Ngân hàng ngày càng phải hoàn thiện hơn để tạo lập một chỗ đứng vững chắc hơn và phát triển hoạt động kinh doanh ngày càng hoàn thiện hơn.

Qua quá trình nghiên cứu "Hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Việt Á chi nhánh Hà Nội", nội dung luận văn đã hoàn thành được một số nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn vốn và các phương thức huy động vốn của NHTM.

- Phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn năm 2009- 2013. Qua đó, nêu bật được đặc điểm cơ bản của nguồn huy động tại NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà Nội, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn của NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà Nội.

- Trên cơ sở nhìn nhận những mặt hạn chế, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu, đồng thời nêu một số kiến nghị đó là:

a. Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi.

b. Gia tăng nguồn tiền gửi thanh toán trong cơ cấu huy động vốn.

c. Phát triển các sản phẩm mới cộng thêm vào sản phẩm tiền gửi thanh toán.

d. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng. e. Chú trọng chính sách nhân sự.

f. Đẩy mạnh chính sách Marketing.

g. Cải tiến công nghệ và trang bị cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại.

Với những kiến nghị, giải pháp trên, tác giả mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung. Đặc biệt, luận văn từ việc tìm hiểu về những cơ sở lý luận đến việc phân tích tình hình huy động và quản trị nguồn vốn tại NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà nội, đã đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy các thế mạnh sẵn có, góp phần giúp NHTMCP Việt Á- chi nhánh Hà Nội nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, phát huy bị thế vững chắc của Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.

3. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb lao động xã hội, Hà Nội.

4. Lê Thị Tuyết hoa và Nguyễn Thị Nhung (2009), Tiền tệ- Ngân hàng, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.

5. Đào Duy Huân (2006), Quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa kinh tế, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

9. Lê Văn tư (2004), Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.

11. Các trang web của NHTMCP Việt Á, Hiệp hội ngân hàng, Ngân hàng nhà nước.

12. Phân tích tình hình huy động vốn các ngân hàng thương hại Việt Nam, tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng (số 10), pp. 22-28.

13. Bàn về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại Việt nam, Tạp chí ngân hàng (số 3).

14. Bàn về chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, Tạp chí ngân hàng (số 7).

15. NHTMCP Việt Á chi nhánh Hà nội, Phòng kế hoạch kinh doanh, Báo cáo năm 2009-2013.

16. NHTMCP Việt Á chi nhánh Hà nội, Phòng kế toán - ngân quỹ, Báo cáo các năm 2009 - 2013.

Tiếng Anh

17. Minshkin (1996), Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính.

18. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại (bản dịch), Nxb Tài chính, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 0373 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w