Quy định Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về thủ tục và thời hạn tạm giam

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 40 - 48)

-Thủ tục tạm giam

BPTG là biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất đảm bảo cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án cũng như thể hiện được sự nghiêm khắc của pháp luật. Do đó, thủ tục áp dụng BPTG cần phải được tuân thủ và tôn trọng nhằm đảm bảo cho việc áp dụng tạm giam có ý nghĩa, đảm bảo quyền con người, quyền công dân của người bị áp dụng. Theo quy định của BLTTHS hiện hành thì

thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 113, Điều 109, 119, 502, 503 BLTTHS BLTTHS hiện hành. Các yêu cầu pháp lý đối với một thủ tục tạm giam theo đúng quy định pháp luật đó là:

Trước tiên, muốn bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì phải có lệnh được ban hành bởi người có thẩm quyền; Lệnh bắt phải là lệnh viết được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; Họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lí do bắt tạm giam, thời hạn tạm giam và người bị tạm giam được giao cho một bản. VKS phải hoàn trả hồ sơ cho CQĐT ngay sau khi kết thúc việc phê chuẩn. Người thi hành lệnh khi đã có được lệnh tạm giam với đầy đủ nội dung theo như pháp luật thì cần thực hiện nghĩa vụ theo như quy định là phải đọc và giải thích về lệnh, quyết định; Quyền và nghĩa vụ của người bị bắt cũng phải được giải thích cụ thể cho bị can, bị cáo nghe và phải lập biên bản về việc bắt đảm bảo theo trình tự pháp luật. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người và phải kiểm tra căn cước của người bị áp dụng để xác định đúng đối tượng tránh nhầm lẫn.

Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có người thân thích là người tàn tật, già yếu, có nhược điểm về tâm thần mà không có người chăm sóc thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao người đó cho người thân thích khác chăm nom. Trong trường hợp người bị tạm giam không có người thân thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao những người đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú chăm nom. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà ở hoặc tài sản khác mà không có người bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quản theo khoản 1 Điều 120 BLTTHS năm 2015.

Ngoài ra, đối với trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ thì tại khoản 3 điều 502 và khoản 2 điều 503 tại BLTTHS hiện hành có quy định rằng: Trường hợp cần thiết, TAND cấp tỉnh, TAND cấp cao có thể gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ ra lệnh, quyết định tạm giam hoặc gia hạn tạm giam người

bị yêu cầu dẫn độ để bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ; văn bản yêu cầu được gửi thông qua Bộ Công an.

Những quy định về trình tự, thủ tục tạm giam khá cụ thể, chi tiết trong BLTTHS năm 2015 nhằm đảm bảo cho việc thực hiện biện pháp một cách nghiêm chỉnh, thể hiện được sự nghiêm khắc của Nhà nước trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm nhưng vẫn mang tinh thần đặt quyền lợi con người là ưu tiên. Việc áp dụng BPTG không chỉ ảnh hưởng đến quyền tự do, danh dự của cá nhân bị bắt mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình, người thân của họ. Hoạt động phê chuẩn lệnh tạm giam của VKS đảm bảo cho việc thi hành lệnh tạm giam không bị lạm dụng mang tính cá nhân. Đó là lý do Cơ quan điều tra phải thông báo cho gia đình của bị can, bị cáo bị tạm giam, cơ quan chính quyền phường, xã, thị trấn hoặc nơi làm việc, học tập của họ biết. Bên cạnh đó, cũng cần đảm bảo được các thủ tục liên quan đến bị can, bị cáo bị tạm giam về việc: chăm sóc người thân thích, bảo quản tài sản của họ theo căn cứ tại điều 120 BLTTHS hiện hành vì người bị tạm giam sẽ tạm thời bị cách ly khỏi xã hội nhưng pháp luật vẫn đảm bảo những vấn đề liên quan đến cuộc sống của họ vẫn được quan tâm và hỗ trợ.

-Thời hạn tạm giam

Qua sự tham khảo của các BLTTHS của nước ngoài cũng cho thấy thời hạn tạm giam của các quốc gia quy định rất chặt chẽ và hạn chế số lần gia hạn tạm giam. Nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân thì BLTTHS năm 2015 có sự sửa đổi thời hạn tạm giam theo hướng hạn chế số lần gia hạn và thời hạn tạm giam được gia hạn được thể hiện như sau:

Một là, thời hạn tạm giam trong giai đoạn để điều tra

Tương tự như BLTTHS năm 2003, thời hạn tạm giam để điều tra vụ án theo BLTTHS năm 2015 được phân chia theo từng loại tội phạm. Thời hạn tạm giam để điều tra được rút ngắn đối với tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng, cụ thể đối với tội nghiêm trọng, có thể được gia hạn tạm giam 1 lần không quá 2 tháng (không có lần 2 như ở BLTTHS 2003); đối với tội rất nghiệm trọng có thể gia hạn tạm giam 1 lần không quá 3 tháng (không có lần 2 như ở BLTTHS 2003); đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 02 lần, mỗi lần không quá 04 tháng (không có lần 3 như BLTTHS 2003). Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2015 bổ sung trường hợp đặc biệt khi không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can thì Viện trưởng VKSND Tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc điều tra. Việc rút ngắn thời hạn tạm giam để điều tra sẽ đảm bảo thời gian kết

thúc vụ án không kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam phù hợp với các nền tư pháp tiến bộ trên thế giới. BLTTHS năm 2015 rút ngắn thời hạn tạm giam đối với người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên thể hiện tinh thần nhân đạo, sự ưu tiên đặc biệt dành cho trẻ em, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Căn cứ vào điều 120 BLTTHS năm 2003 và khoản 1 điều 173 BLTTHS hiện hành thì trong giai đoạn tạm giam để điều tra thì đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá 2 tháng, với tội nghiêm trọng thì thời gian tạm giam không quá 3 tháng, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì không tạm giam quá 4 tháng, quy định của cả 2 BLTTHS cơ bản đều giống nhau về thời hạn điều tra. Nhằm thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013 thì thời hạn tạm giam để điều tra cũng được giảm bớt số lần và rút ngắn hơn bảo đảm được quyền con người, quyền công dân. Như vậy, khi thực hiện các quy định về thời hạn tạm giam cũng như gia hạn thời hạn tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền ngoài tiến hành theo đúng quy định pháp luật thì cần thực hiện quy trình điều tra, thu thập chứng cứ nhanh chóng, đảm bảo đúng thời hạn tạm giam. Trong trường hợp vụ án có quá nhiều tình tiết phức tạp cần có khoảng thời gian dài cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ BPTG thì trong thời gian chậm nhất là 10 ngày trước khi thời hạn tạm giam không còn thì CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn tạm giam.

Loại tội

Thời hạn tạm

Gia hạn thời hạn tạm giam giam Bộ luật TTHS 2003 Bộ luật TTHS 2015 Bộ luật Bộ luật Lần TTHS TTHS Lần Lần Lần Lần Lần năm 2015 1 2 3 1 2 3 2003 Ít nghiêm trọng 2 tháng 2 tháng 1 tháng 1 tháng Nghiêm trọng 3 tháng 3 tháng 2 tháng 1 tháng 2 tháng Rất nghiêm 4 tháng 4 tháng 3 tháng 2 tháng 3 tháng trọng Đặc biệt nghiêm 4 tháng 4 tháng 4 tháng 4 tháng 4 tháng 4 tháng 4 trọng tháng

Bảng 1 so sánh về thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam bị can quy định tại điều 120 BLTTHS năm 2003 với điều 173 BLTTHS năm 2015

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng để tạm giam mang đúng ý nghĩa của biện pháp là đảm bảo cho hoạt động điều tra thì thời hạn tạm giam cần phải phụ thuộc vào thời hạn điều tra, cụ thể cần thay đổi thời hạn tạm giam bằng với thời hạn điều tra hoặc ngược lại. Quy định thời hạn tạm giam trong BLTTHS hiện hành chưa được cụ thể, rõ ràng theo đó tại Điều 172 có quy định “ thời hạn điều tra được tính kể từ thời điểm khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra” nhưng đối với thời hạn tạm giam thì lại không có quy định.

Theo quan điểm của học viên thì thời hạn tạm giam không được vượt quá thời hạn điều tra. Thời hạn tạm giam và thời hạn điều tra luôn song song với nhau vì áp dụng BPTG cũng chỉ vì mục đích cho việc điều tra cho nên không thể nào thời hạn điều tra đã hết mà thời hạn tạm giam vẫn còn. Mặt khác, trong trường hợp thời hạn tạm giam ngắn thì CQĐT sẽ tích cực hơn trong hoạt động điều tra và nhanh chóng kết thúc việc chứng minh tội phạm, góp phần hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến các quyền của công dân, quyền con người. Các giai đoạn giải quyết vụ án đều được pháp luật quy định cụ thể thời hạn tạm giam nhằm đảm bảo cho việc điều tra của cơ quan chức năng được giải quyết nhanh chóng cũng nhằm đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Theo quy định tại BLTTHS năm 2015 thì “khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra, thời hạn quyết định việc truy tố thì phải tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án. Hết thời hạn điều tra, thời hạn quyết định việc truy tố thì cũng hết thời hạn tạm giam trong các giai đoạn này”27

Ngoài ra BLTTHS năm 2015 còn quy định ra 03 loại thời hạn điều tra trong một số trường hợp đặc biệt và cụ thể tại điều 174 như sau:

Đối với thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra: không được quá thời hạn phục hồi điều tra quy định tại khoản 1 Điều này, tức là không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra. Thời hạn gia hạn tạm giam được quy định như sau: không được vượt quá 1 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 2 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, 2 tháng đối với tội rất nghiêm trọng và 3 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung: không quá 02 tháng trong trường hợp VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung; nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì không quá 01 tháng.

Hai là, thời hạn tạm giam trong giai đoạn truy tố

Cũng như thời hạn tạm giam để điều tra thì trong giai đoạn truy tố BLTTHS hiện hành vẫn không trực tiếp quy định cụ thể một điều luật về thời hạn tạm giam trong giai đoạn truy tố. Tuy vậy, tại Điều 241 BLTTHS 2015 có quy định: “Thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy tố không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 240 của Bộ luật này”. Như vậy, thời hạn tạm giam để truy tố cũng phải được nằm trong giới hạn của thời hạn truy tố. Thời hạn tạm giam truy tố đối với tội đặc biệt nghiêm trọng và rất nghiêm trọng trong thời hạn 30 ngày, 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng. Gia hạn thời hạn truy tố được quy định không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Vấn đề vướng mắc đặt ra là: Bị can phạm tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng nên thời hạn truy tố là 20 ngày, VKS nhận được hồ sơ ngày 10/1/2021 đến ngày 29/1/2021 nhưng chưa ban hành được Cáo trạng truy tố nên Viện trưởng VKS quyết định gia hạn thời hạn việc truy tố thêm 8 ngày. Thời hạn tạm giam theo lệnh của CQĐT là hết ngày 31/1/2021. Xảy ra trường hợp như sau:

Một, hết ngày 31/1/2021 thì thời hạn tạm giam là 22 ngày (đã quá 2 ngày của thời hạn truy tố 20 ngày khi chưa gia hạn) thì VKS sẽ ra lệnh tạm giam mới đối với bị can có được không ?

Hai, sau thời hạn tạm giam 22 ngày thời hạn truy tố cũng đã hết nhưng chưa hoàn thành được việc truy tố thì trường hợp này ra quyết định gia hạn tạm giam vì đã có quyết định gia hạn thời hạn truy tố, như vậy có được không?

Theo quan điểm của học viên thì sau khi hết lệnh tạm giam của CQĐT nhưng vẫn chưa đủ thời gian cho việc truy tố được hoàn thành thì nên ban hành lênh tạm giam mới vì theo điểm b khoản 2 Điều 18 Thông tư liên tịch 04/2018 có quy định: “Nếu thời hạn tạm giam để điều tra theo lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra hoặc theo quyết định gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát vẫn còn nhưng không đủ để hoàn thành việc truy tố thì trước khi hết thời hạn tạm giam ít nhất 05 ngày, Viện kiểm sát ra lệnh tạm giam mới; thời hạn tạm giam còn lại và thời hạn tạm giam mới

không vượt quá thời hạn quyết định truy tố quy định tại Khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự”28.

Ngoài ra điều 242 BLTTHS năm 2015 đã có bổ sung thêm về trường hợp VKS được quyền nhập, tách vụ án trong giai đoạn truy tố. Tuy nhiên, hiện nay BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành luật vẫn chưa có quy định đặt ra đối với thời hạn truy tố bị can trong trường hợp nhập vụ án sẽ tính như thế nào, thời hạn tạm giam bị can để truy tố tương ứng ra sao. Trong thực tiễn áp dụng vẫn còn xảy ra sự lúng túng khi áp dụng điều luật mới được bổ sung này. Cụ thể khi nhập vụ án về hành vi phạm tội rất nghiêm trọng vào vụ án có hành vi phạm tội ít nghiêm trọng nhưng tại thời điểm này thời hạn truy tố đối với tội ít nghiêm trọng đã hết. Như vậy, thời hạn truy tố bị can sẽ tính theo loại tội phạm nào khi thời hạn truy tố của tội rất nghiệm trọng vẫn còn do chỉ mới kết thúc điều tra. Hiện nay tại Điều 14 Thông tư liên tịch 04/201829 vẫn chưa có quy định rõ ràng về trường hợp này.

Ba là, thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử

Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định tại khoản 1 Điều 277 của BLTTHS hiện hành, cụ thể là trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 40 - 48)