Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 51 - 62)

Tạm giam là biện pháp được áp dụng khá phổ biến trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự trong thực tiễn hiện nay ở nước ta. BLTTHS năm 2015 đã mở rộng thêm đối tượng bị áp dụng BPTG giải quyết được bất cập trong thực tiễn và thể hiện chính sách hình sự của nước ta là nếu đối tượng phạm tội nhiều lần hoặc sau khi phạm tội lại bỏ trốn thì tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội rất cao nên áp dụng biện pháp tạm giam là cần thiết.

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tội phạm và công nghệ thông tin của VKSND tối cao thì trong khoảng thời gian từ năm 2016-2020, số người bị áp dụng BPTG thay đổi tăng, giảm qua các năm và có xu hướng gia tăng. Cụ thể: năm 2016 là 116.416 người, năm 2017 là 106.676 người, năm 2018 là 102.106 đối tượng, năm 2019 có số người bị áp dụng BPTG là 130.289 người, năm 2020 khởi tố 140.358 bị can30

Tỷ lệ áp dụng BPTG sau khi có quyết định khởi tố bị can trong giai đoạn 2018-2020 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Bảng 2: Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam

Tình hình áp dụng Tổng số bị Tổng số bị can, Tỉ lệ

BPTG can đã khởi tố bị cáo bị tạm

Năm giam 2016 127.843 116.416 91.06% 2017 121.642 106.676 87.70% 2018 125.421 102.106 81.41% 2019 155.293 130.289 83.89% 2020 157.458 140.358 89.13% Tổng số 687.657 595.845 86.64%

(Nguồn: Cục Thống kê và Công nghệ thông tin VKSNDTC)

Số liệu về BPTG từ năm 2018-2020 cho thấy biện pháp này được áp dụng với tỷ lệ là 86.64% trên tổng số người bị khởi tố. Với tỷ lệ này có thể thấy được việc áp dụng BPTG rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay với xu hướng tăng qua các năm. 30 VKSND tối cao, Báo cáo công tác kiểm sát các năm 2018, 2019 và 2020.

Trong khi đó, việc áp dụng tạm giam làm hạn chế quyền tự do của người bị áp dụng trong một khoảng thời gian tương đối dài và phải bị cách ly khỏi xã hội tại một cơ sở giam giữ. Mặc dù BLTTHS năm 2015 vẫn đảm bảo các quyền hợp pháp của con người, của công dân không bị tước bỏ nhưng trên thực tế việc bị tạm cách ly khỏi xã hội thì cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, quyền của con người như: Quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình, nhu cầu giải trí, quyền gặp mặt thân nhân, v.v…

Giai đoạn từ năm 2018-2020 thì việc áp dụng BPNC khác trong đó biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng thường xuyên. Biện pháp ngăn chặn khác như bảo lĩnh và đặt tiền để đảm bảo ít được áp dụng trên thực tế. Điều này cho thấy thì BPTG chưa được người tiến hành tố tụng nhận thức đúng bản chất cũng như mục đích của biện pháp nên việc áp dụng BPNC khác ít nghiêm khắc hơn chưa được áp dụng phổ biến. Để đảm bảo quyền con người thể hiện được tính nghiêm khắc cao nhất của BPTG trong các biện pháp ngăn chặn thì việc xem xét áp dụng tạm giam phải thận trọng và chỉ được áp dụng khi có đủ các cơ sở khẳng định rằng nếu áp dụng các BPNC khác sẽ không hiệu quả và không đạt được mục đích ngăn chặn tội phạm.

2.2.1. Thực tiễn áp dụng căn cứ, đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam

Nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử được nghiêm minh thì việc áp dụng BPTG đối với từng loại tội phạm khác nhau sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam nhưng cũng thể hiện được tính nghiêm khắc của pháp luật. Tình hình áp dụng căn cứ tạm giam thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 3: Tình hình áp dụng căn cứ tạm giam

Căn cứ Tổng số bị Tỉ lệ

can, bị cáo Căn cứ 1 Căn cứ 2 (2):(1) (3):(1)

Năm bị tạm (2) (3) giam(1) 2016 116.416 75.254 41.171 64.65% 35.37% 2017 106.676 68.267 38.409 63.99% 36.01% 2018 102.106 64.791 37.315 63.45% 36.55% 2019 130.289 84.145 41.395 60.74% 29.94% 2020 140.358 87.987 57.190 60.55% 35.75% Tổng số 595.845 380.444 215.480 63.84% 36.16%

Ghi chú:

(1): phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng

(2): phạm tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng với quy định hình phạt tù trên 2 năm khi có các căn cứ thỏa mãn một trong những trường hợp tại điều 119 khoản 2 BLTTHS năm 2015.

Qua biểu đồ trên có thể thấy rằng, tỉ lệ bị can, bị cáo bị tạm giam theo căn cứ 2 chiếm số lượng cao là 63.84%. Tỉ lệ bị can, bị cáo bị tạm giam theo căn cứ 1 chiếm 36.16%. Trên thực tế vì cho rằng bị can, bị cáo bỏ trốn, gây khó khăn cho cơ quan điều tra nên phần lớn đều bị áp dụng tạm giam đối với nhóm tội theo căn cứ 2. Bên cạnh đó, theo báo cáo tổng kết của VKSNDTC thông qua việc kiểm tra ngẫu nhiên các trường hợp tạm giam được VKS phê chuẩn từ năm 2010-2020 cho thấy:

Có 116 trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, chiếm tỷ lệ 77,3% tổng các trường hợp tạm giam. 37 trường hợp CQĐT thu thập được các chứng cứ xác định bị can có dấu hiệu bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc gây khó khăn cho công tác điều tra, chiếm 31,8% tổng số các trường hợp bị tạm giam do phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Có 34 trường hợp phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà mức cao nhất của khung hình phạt theo quy định của BLHS là trên 2 năm tù, chiếm tỉ lệ 22.7% tổng số các trường hợp bị tạm giam. Bị can có dấu hiệu bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội có 21 trường hợp chiếm 61.8% bị tạm giam do phạm tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng. 37 trường hợp CQĐT xác định được bị can có dấu hiệu bỏ trốn, tiếp tục phạm tội chiếm 31.8% tổng số các trường hợp bị tạm giam do phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; 79 hồ sơ đề nghị phê chuẩn nhưng lại không có đủ các chứng cứ chứng minh các dấu hiệu trên. Các căn cứ áp dụng tạm giam đối với bị can, bị cáo chủ yếu: họ không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không thể xác định được nơi cư trú; bị can từng có tiền án, tiền sự v.v…

Đối với trường hợp bị can bị bệnh nặng không áp dụng BPTG do chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là bệnh nặng, căn cứ áp dụng chưa được rõ ràng nên việc tạm giam chưa được thống nhất. Trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp vụ án bị can do bệnh nặng nhưng điều kiện tinh thần lẫn vật chất bị hạn chế nên đã chết trong trại tạm giam vì họ trước đó đã có bệnh nền nặng trong người như bị can Trần Văn Hiền ở Đà Nẵng bị chết trong thời gian tạm giam do tiểu đường và viêm dạ dày ruột cấp; bị cáo Trần Thị Giang trong vụ án tham ô tài sản trước khi bị bắt tạm giam

đã bị hở van tim 2 lá, phải đại phẫu thuật nhưng vẫn bị tạm giam và được tại ngoại sau gần 5 năm.

2.2.2. Thực tiễn áp dụng thủ tục và thời hạn biện pháp tạm giam

Tỉ lệ áp dụng hoặc gia hạn áp dụng BPTG của CQĐT không được phê chuẩn của VKS cao. Trong đó: Số bị can VKS không phê chuẩn lệnh tạm giam là 4.738 đối tượng; Số bị can VKS không gia hạn tạm giam là 1000 đối tượng.

Ở một số địa phương, việc tuân thủ theo các quy định về trình tự, thủ tục áp dụng BPTG còn chưa được chặt chẽ và chú trọng. Có trường hợp bị can đưa vào trại tạm giam nhưng lệnh tạm giam lại không có sự phê chuẩn của VKS. Các địa phương khác có nơi vi phạm việc tống đạt quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho bị can, được quy định tại Điều 169 BLTTHS năm 2015 về chuyển vụ án để điều tra:

“Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định chuyển vụ án, VKS phải gửi quyết định đó đến CQĐT đang điều tra vụ án, CQĐT có thẩm quyền tiếp tục điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại và VKSND”.

Quyết định khởi tố, bắt giam quá vội vàng trong khi chứng cứ chưa được thu thập cụ thể, đầy đủ, rõ ràng. Bảng 4: Tình hình áp dụng trình tự thủ tục tạm giam hủ tục trình Tổng số Áp dụng Áp dụng Tỉ lệ tự bị tạm đúng trình sai trình giam(1) tự thủ tự thủ (2):(1) (3):(1) Năm tục(2) tục(3) 2016 116.416 116.350 66 99.94% 0.056% 2017 106.676 106.630 46 99.96% 0.043% 2018 102.106 102.035 71 99.93% 0.069% 2019 130.289 130.200 89 99.93% 0.068% 2020 140.358 140.250 108 99.92% 0.077% Tổng số 595.845 595.465 380 99.93% 0.063%

(Nguồn: Cục Thống kê và Công nghệ thông tin VKSNDTC)

Thực trạng về thời hạn áp dụng BPTG được thể hiện rõ nhất qua số người bị tạm giam quá hạn. Theo thống kê của VKSNDTC năm 2016 là 373 người; năm 2017 là 339 người; năm 2018 là 140 người; năm 2019 là 250 người; năm 2020 là 400 người đã có tổng cộng 1502 người.

Bảng 5: Tình hình áp dụng thời hạn tạm giam

Năm Tổng số Số Số Số Số Tổng số Tỉ lệ

bị tạm người bị người bị người bị người bị người bị (6):(1) giam quá hạn quá hạn quá hạn quá hạn tạm

(1) tạm tạm tạm tạm giam bị

giam giam giam giam quá hạn

trong trong trong trong tạm

giai giai giai giai giam

đoạn đoạn đoạn đoạn thi (6)

điều tra truy tố xét xử hành án

(2) (3) (4) (5) 2016 116.416 6 0 367 0 373 0.32% 2017 106.676 4 0 335 0 339 0.318% 2018 102.106 5 11 122 2 140 0.137% 2019 130.289 16 20 250 7 250 0.191% 2020 140.358 20 40 450 15 400 0.284% Tổng số 595.845 51 71 1524 24 1502 0.252%

(Nguồn: Cục Thống kê và Công nghệ thông tin VKSNDTC)

2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế trong việc áp dụng biện pháp tạm giam

*Những hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật của biện pháp tạm giam

Thứ nhất, nhiều trường hợp bị can phạm vào các tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng không có dấu hiệu bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc tiêu hủy chứng cứ nhưng VKS vẫn phê chuẩn lệnh tạm giam theo đề nghị của CQĐT. Tình trạng tạm giam tùy tiện hoặc lạm dụng BPTG trong quá trình áp dụng để giải quyết những VAHS trong thực tiễn đã phát sinh ra những vấn đề bất cập tại điều 119 BLTTHS nhằm mục đích điều tra thu thập chứng cứ dễ dàng hơn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Người tiến hành tố tụng chưa chú trọng đến quyền con người mà chỉ xem đây là hình thức để phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Việc áp dụng BPTG một cách tùy tiện và không đúng quy định pháp luật là nguyên nhân chính xâm phạm đến quyền con người. Lại có trường hợp sau khi áp dụng BPNC khác thay thế cho BPTG bị

can, bị cáo bỏ trốn hay phạm tội mới làm cho người ra lệnh bị xử lý về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 360 BLHS).

Trường hợp: A thường trú tại huyện AB, xã B thực hiện việc “mua bán trái

phép chất ma túy” vào ngày 21/10/2018 được xác định là đủ khối lượng để xử lý hình sự tại địa bàn thành phố N. Trước khi phạm tội tại thành phố N thì ngay tại nơi thường trú A đã có hành vi tàng trữ 0,35g ma túy đá và đã bị cơ quan CSĐT Công an huyện AB khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo khoản 1 điều 249 BLHS và áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” nhưng sau đó bị can đã bỏ trốn và thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tại địa bàn thành phố N.

Quy định không cụ thể trường hợp nào cần áp dụng hoặc không cần dẫn tới nếu người có thẩm quyền tố tụng không áp dụng BPTG đối với bị can, bị cáo thì họ sẽ tiếp tục thực hiện tội phạm và bỏ trốn thì cơ quan tiến hành tố tụng lại bị quy về tội thiếu trách nhiệm. Nhưng với suy nghĩ như vậy cũng làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng có tâm lý cứ phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là áp dụng BPTG ngay lại dẫn đến tình trạng lạm dụng tạm giam trong các giai đoạn tố tụng.

Thứ hai, căn cứ áp dụng BPTG tại điều 119 BLTTHS hiện hành chưa được rõ ràng, cụ thể dễ gây hiểu lầm trong việc áp dụng, căn cứ để áp dụng BPTG khi xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a. Đã áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b. Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; c. Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d. Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; …

Đã có những tranh cãi khác nhau giữa các CQTHTT ở các địa phương về quy định “không có nơi cư trú rõ ràng”, việc xác định bị nơi cư trú của bị can, bị cáo còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Xác định nơi cư trú của công dân bao gồm “nơi thường trú, nơi tạm trú còn trường hợp nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực

tế sinh sống. Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại”.31

Một số bị can vì nhiều lý do khác nhau nên họ không có nơi cư trú rõ ràng vì mưu sinh mà phải thường xuyên đi nhiều nơi khác nhau cho công việc không thể ở lâu dài tại một nơi do đó họ không phải khai báo tạm trú tạm vắng. Khi bị can phạm tội ngay cả tại địa phương đó cơ quan chức năng không thể xác định được lý lịch và nhân thân để có thể xem xét việc áp dụng BPTG đối với họ. Khi xác minh tại Công an phường nơi bị can cư trú xét thấy bị can thường xuyên vắng mặt, không đăng kí tạm trú thì ngay lập tức áp dụng BPTG đối với bị can mà không cần xem xét các yếu tố khác. Như vậy, việc xác định nơi cư trú của công dân còn khó khăn dẫn đến tình trạng CQTHTT có thể vì cho rằng bị can, bị cáo không có nơi cư trú rõ ràng, nhân thân xấu sẽ áp dụng ngay BPTG nhằm tránh trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn điều này có thể được xem là lạm dụng BPTG.

Thứ ba, Thời hạn tạm giam trong các vụ án vẫn còn bất cập khi CQĐT không áp dụng BPTG cùng thời điểm khởi tố bị can vì nhiều lý do khách quan khác. Đối với vụ án mà CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng BPTG cùng lúc thì sẽ dễ dàng xác định được thời hạn tạm giam tại điều 173 BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, vì có trường hợp bị can bỏ trốn, việc xác minh chứng cứ cần nhiều thời gian nên quyết định khởi tố vụ án đến khởi tố bị can không thể cùng lúc do thời gian giữa các quyết định đó có thể ngắn, có thể dài để áp dụng BPTG. Vấn đề vướng mắc trong trường hợp này là việc xác định thời hạn tạm giam đối với bị can như thế nào khi trong vụ án thời hạn tạm giam ít hơn thời hạn điều tra theo quy định điều 173 BLTTHS năm 2015. Vấn đề này gây ra nhiều tranh cãi và hiện nay chia ra thành 2 quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất: thời hạn tạm giam có thể kéo dài vượt qua thời hạn điều tra còn lại của vụ án, nghĩa là dù cho thời hạn điều tra của vụ án còn lại ít hơn thời

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w