Một số bài học rút ra cho Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0062 giải pháp hoàn thiện kiểm toán nội bộ trên cơ sở đánh giá rủi ro tại NH nhà nước VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 54)

Qua nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của KTNB NHTW của một số nước có thể nhận thấy rõ ràng một số vấn đề cần nghiên cứu để vận dụng vào thực tế của Việt Nam cụ thể như sau:

1.3.2.1. về mô hình Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương

Mặc dù mô hình tổ chức của NHTW có khác nhau, có NHTW trực thuộc Chính phủ hoặc trực thuộc Quốc hội... nhưng Ban lãnh đạo các NHTW đều rất chú trọng đến công tác KTNB. Hầu hết NHTW các nước đều có Ủy ban kiểm toán mặc dù Ủy ban kiểm toán trực thuộc Thống đốc hay Tổng Kiểm toán, có thể độc lập với Thống đốc là cơ quan tham mưu về KTNB NHTW. Bộ phận KTNB của NHTW các nước đều có cơ cấu tổ chức là một Vụ độc lập có tính độc lập cao trong thực hiện nghiệp vụ chịu trách nhiệm thông tin báo cáo trực tiếp lên Thống đốc, Ủy ban kiểm toán, hoặc Hội đồng quản trị.

1.3.2.2. về mô hình quản lý rủi ro

Công tác quản trị rủi ro luôn nhận được sự ủng hộ quan tâm từ các cấp lãnh đạo NHTW. Bên cạnh Vụ Kiểm toán nội bộ thường có một bộ phận phụ trách về công tác đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro NHTW (có thể là Vụ Quản lý rủi ro hoặc bộ phận quản lý, phân tích đánh giá rủi ro...). Có sự phối hợp giữa hai cơ quan này trong việc phân tích, đánh giá rủi ro của NHTW.

1.3.2.3. về phương pháp đánh giá rủi ro

Hầu hết các NHTW thường áp dụng việc phân loại, đánh giá rủi ro trên cơ sở thang điểm đưa ra các phương pháp quản trị rủi ro từ cấp lãnh đạo

47

xuống bên dưới hoặc phương pháp quản trị rủi ro từ dưới lên, sử dụng sơ đồ nhiệt rủi ro để nhận diện và giám sát các rủi ro.

1.3.2.4. về xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm toán

KTNB thường xây dựng kế hoạch kiểm toán nhiều năm và từng năm trên cơ sở đánh giá và xếp loại rủi ro của các hoạt động NHTW. Quy trình kiểm toán áp dụng quy trình theo chuẩn mực kiểm toán nội bộ bao gồm 4 bước: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán, theo dõi đánh giá đảm bảo chất lượng kiểm toán. Điều đáng chú ý đó là các nước đã và đang thực hiện phương pháp kiểm toán dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm kiểm toán. Để đảm bảo chất lượng kiểm toán thì ngoài việc theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán NHTW chú trọng đến công tác kiểm soát, đánh giá chất lượng kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo cho hoạt động này luôn tuân theo các quy định đặt ra.

1.3.2.5. Tinh độc lập khách quan của Kiểm toán nội bộ

Tính độc lập khách quan là quy định có tính nguyên tắc; nguyên tắc này được hiểu là hoạt động KTNB không chịu áp lực trong việc xác định đối tượng kiểm toán, cách thức và phương pháp tiến hành kiểm toán cũng như thông tin về kết quả kiểm toán. Vụ Kiểm toán nội bộ không tham gia vào bất kỳ hoạt động tác nghiệp hoặc điều hành nào của NHTW. Các KTV có thái độ công bằng, không thành kiến khi tiến hành công việc của mình. Các chức năng, nguyên tắc hoạt động của KTNB được thể chế hóa trong Luật và hệ thống văn bản pháp quy.

1.3.2.6. về công tác cán bộ

NHTW các nước đặc biệt quan tâm đến đội ngũ KTV, đặt ra tiêu chuẩn trình độ cũng như kinh nghiệm công tác. Các KTV phải có trình độ cao, chuyên môn sâu, kinh nghiệm lâu năm thường cao hơn các cán bộ làm nghiệp vụ khác. Nhìn chung, các NHTW đều quy định nhân viên làm công tác KTNB

phải tuân thủ theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Một số NHTW không thực hiện tuyển dụng cán bộ mới mà thường điều động luân chuyển cán bộ từ các bộ phận khác đã có kinh nghiệm, am hiểu quy trình, nghiệp vụ, có khả năng tiếp cận phương pháp kiểm toán sẽ thuận lợi hơn ví dụ như: Công nghệ thông tin, quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và chính sách tiền tệ... Bên cạnh đó có chế độ ưu đãi đối với KTV đảm bảo thu hút được cán bộ giỏi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hoá một cách khá đầy đủ lý luận cơ bản về kiểm toán, kiểm toán nội bộ NHTW dựa trên đánh giá rủi ro trong đó đã đi sâu phân tích các nội dung chủ yếu như: Cơ sở lý luận về kiểm toán và KTNB NHTW nói riêng bao gồm: khái niệm, bản chất, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi và nội dung KTNB của NHTW. Các vấn đề cơ bản về đánh giá rủi ro và KTNB NHTW dựa trên cơ sở đánh giá rủi cũng được đề cập, phân tích một cách rõ ràng, cụ thể, chi tiết như: khái niệm, bản chất, phương pháp đánh giá rủi ro và quy trình các bước khi thực hiện kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro. Trong chương này luận văn cũng nghiên cứu, tham khảo mô hình KTNB tại NHTW một số nước trên thế giới; trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng vào NHNN Việt Nam.

49

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ NHỮNG NGUY CƠ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG

2.1.1. Khái quát về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.1.1.1. Vị trí chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 thì NHNN Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là NHTW của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; NHNN là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, thực hiện chức năng của NHTW về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ ... Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2.1.1.2. Nhiệm vụ cụ thể của Ngân hàng Nhà nước

- Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia.

- Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng.

- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

- Chủ động điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.

- Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng.

- Thực hiện đại diện chủ sử hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; thực hiện chức năng, nhiệm vụ NHNN tại tổ chức tín dụng có vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NHNN theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.

- Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của hệ thống thanh toán.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.

51

- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

- Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế.

- Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và; quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước, quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng; chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà NHNN là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ.

Có thể nói nhiệm vụ cơ bản của NHNN là quản lý về hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Đây là hoạt động có rất nhiều rủi ro không chỉ đối với bản thân ngân hàng mà còn tác động đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, NHNN còn có những hoạt động mang tính kinh doanh, tuy nhiên các hoạt động mang tính kinh doanh của NHNN không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu nhằm vào mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, bảo toàn dự trữ nhà nước, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, chính điều đó đã tạo ra đặc thù trong quản lý và hoạt động của NHNN Việt Nam.

2.1.1.3. Tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thực hiện theo Nghị định 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức NHNN. Theo đó, cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam bao gồm có Ban Lãnh đạo điều hành chung là Thống đốc, giúp việc cho Thống đốc có 6 Phó Thống đốc, 24 đơn vị trực thuộc trong đó có 18 Vụ, Cục, thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước và chức năng NHTW, Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, 5 đơn vị sự nghiệp và 63 Chi nhánh tỉnh, thành phố. (Xem hình 2.1)

53

2.1.2. Những nguy cơ rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam Việt Nam

NHNN Việt nam là cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và là NHTW với chức năng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Với chức năng như trên thì hoạt động của NHNN Việt Nam trên hai phương diện quản lý Nhà nước và nghiệp vụ NHTW gặp phải rất nhiều nguy cơ rủi ro; các nguy cơ rủi ro xuất phát từ bên trong và bên ngoài NHTW; có thể liệt kê các nguy cơ rủi ro dưới các nhóm sau:

2.1.2.1 Nhóm các nguy cơ rủi ro về tài chính

Là những nguy cơ liên quan đến việc thiệt hại tài chính, nhóm này thuộc dạng thiệt hại về vật chất phát sinh trong hoạt động tác nghiệp cụ thể như:

- Thất thoát trong sử dụng ngân sách hoạt động thường xuyên, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản; phát hành và vận chuyển tiền mặt ...

- Thất thoát trong đầu tư dữ trữ ngoại hối của nhà nước do có sự biến động của thị trường, gian lận trong thực hiện nghiệp vụ mà không có sự kiểm soát, giám sát.

- Nguy cơ không thu hồi được các khoản cho vay tín dụng đối với các tổ chức tín dụng thông qua các hoạt động tái cấp vốn, cho vay thanh khoản; bên cạnh đó là ảnh các khoản thu nhập của NHNN.

2.1.2.2. Nhóm các nguy cơ rủi ro về hoạt động

Là nhóm nguy cơ rủi ro xuất phát từ hoạt động NHTW bao gồm:

- Nguy cơ rủi ro trong hệ thống thanh toán: với những rủi ro như hệ thống thanh toán quốc gia không được thông suốt, gián đoạn hoặc ngừng hoạt động trong một thời gian mà không thể khắc phục gây thiệt hại cho nền kinh tế.

- Nguy cơ rủi ro trong các giao dịch đấu thầu trái phiếu chính phủ và thực hiện nghiệp vụ thị trường mở được thể hiện dưới dạng thông đồng trong giao dịch, sai sót, thiếu sự hỗ trợ của hệ thống kỹ thuật tương ứng.

- Nguy cơ rủi ro trong quản lý phát hành tiền từ khâu lập kế hoạch đến việc thực thi phát hành và điều chuyển trong đó quan tâm đến rủi ro thiếu, gián đoạn khả năng cung cấp, chất lượng tiền không đảm bảo vi phạm các điều kiện bảo an, không hoàn chỉnh và sự gian lận trong các khâu in, đúc...

2.1.2.3. Nhóm các nguy cơ rủi ro liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước

- Nguy cơ rủi ro trong việc ban hành chính sách tiền tệ: Các chính sách đưa ra không phù hợp, có tác động tiêu cực đến nền kinh tế bao gồm chính sách lãi suất, tỷ giá, ngoại hối, tín dụng và điều hành lượng cung tiền...

- Nguy cơ rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống tài chính tiền tệ nói chung và hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng được thể hiện ở trình độ, năng lực cán bộ thực thi nhiệm vụ, các kết luận, báo cáo thiếu chính xác, việc phân tích, giám sát từ xa không phù hợp ...

2.1.2.4. Nhóm các nguy cơ rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin bao gồm:

- Nguy cơ trạng bị hệ thống công nghệ thông tin không đầy đủ thiếu về mặt số lượng, không đảm bảo về chất lượng thiết bị, lạc hậu về công nghệ không có khả năng đáp ứng yêu cầu trong tương lai.

- Thiết kế hệ thống không phù hợp, gián đoạn của hệ thống xử lý, truyền thông, thông tin và/hoặc do các phần mềm /các chương trình hỗ trợ cài đặt trong hệ thống lỗi thời, hỏng hóc hoặc không hoạt động.

- Độ an toàn bảo mật của hệ thống xử lý thông tin, các phần mềm chương trình giao dịch hoạt động thường xuyên hàng ngày.

- Dữ liệu không đầy đủ hoặc hệ thống bảo mật thống tin không an toàn. Rủi ro về mặt an toàn bảo mật dữ liệu liên quan đến kiểm soát việc truy cập vào hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống kế toán của ngân hàng, nguy cơ mất

Một phần của tài liệu 0062 giải pháp hoàn thiện kiểm toán nội bộ trên cơ sở đánh giá rủi ro tại NH nhà nước VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w