NƯỚC VIỆT NAM
2.2.1 Tổ chức và hoạt động của Vụ Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Vụ Kiểm toán nội bộ là đơn vị thuộc bộ máy tổ chức của NHNN, kiểm toán mọi hoạt động của NHNN. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức được quy định tại Quyết định 2210/QĐ-NHNN ngày 06/10/2008 và Quyết định số 2522/QĐ-NHNN ngày 23/11/2011 của Thống đốc. Cụ thể như sau:
- Chức năng tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN.
- Tham mưu, giúp Thống đốc trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy trình liên quan đến công tác kiểm toán nội bộ.
- Xây dựng và trình Thống đốc phê duyệt kế hoạch kiểm toán hàng năm và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được Thống đốc phê duyệt.
- Tham gia Hội đồng kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá định kỳ tại Kho tiền Trung ương.Tham gia Hội đồng giám sát công tác tiêu huỷ tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền in, đúc hỏng, giấy in tiền, kim loại đúc tiền hỏng.
- Tổng hợp báo cáo Thống đốc về hoạt động kiểm soát nội bộ của các đơn vị thuộc NHNN; làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc NHNN giúp Thống đốc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động Kiểm toán Nhà nước hàng năm tại NHNN.
* về cơ cấu tổ chức của Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam
Cũng giống như NHTW các nước khác, Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam bao gồm 5 phòng chuyên đề chịu trách nhiệm quản lý theo lĩnh vực chuyên đề kiểm toán như: Báo cáo tài chính, dự án đầu tư, tuân thủ, hoạt động, kho quỹ, tin học, ngoại hối ...
57
- Phòng Xây dựng chương trình và thẩm định báo cáo kiểm toán (Phòng Kiểm toán I)
Nhiệm vụ chính của phòng là chịu trách nhiệm điều phối việc lập kế hoạch kiểm toán hàng năm và tham định đánh giá chất lượng của báo cáo kiểm toán, chịu trách nhiệm về hành chính, quản trị và tổ chức của Vụ. Tong hợp báo cáo kết quả tình hình thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch công tác của Vụ, tổng hợp kết quả thực hiện các kiến nghị của các đoàn kiểm toán nội bộ, làm đầu mối tham mưu cho lãnh đạo Vụ, Thống đốc trong việc cung cấp tài liệu và tổng hợp tham gia ý kiến đối với Kiểm toán Nhà nước hàng năm thực hiện kiểm toán ngân sách tiền và tài sản Nhà nước tại NHNN Việt Nam.
- Phòng kiểm toán Báo cáo tài chính và các dự án đầu tư (Phòng Kiểm toán II)
Nhiệm vụ chính là kiểm toán BCTC và kiểm toán các dự án đầu tư; Phân tích đánh giá các rủi ro liên quan đến BCTC và dự án đầu tư. Nội dung kiểm toán tập trung vào việc đánh giá tính trung thực, hợp lý của BCTC của các đơn vị NHNN và của toàn hệ thống; Đối với các dự án đầu tư kiểm toán tậ trung vào việc đánh giá tính tuân thủ quy trình thực hiện dự án, hệ thống văn bản pháp lý của dự án, tiến độ thực hiện, và giá trị quyết toán của dự án.
Theo dõi và phúc tra việc chỉnh sửa tồn tại và thực hiện kiến nghị sau kiểm toán liên quan đến chuyên đề kiểm toán BCTC và dự án đầu tư.
- Phòng kiểm toán tuân thủ và hoạt động ( Phòng Kiểm toán III)
Nhiệm vụ chính là tiến hành kiểm toán tuân thủ và hoạt động đối với các chi nhánh tỉnh, thành phố.
Kiểm toán tuân thủ và hoạt động đối với các Vụ, Cục tại Trụ sở chính NHTW.
Nội dung kiểm toán tập trung vào việc đánh giá công tác tổ chức điều hành và sử dụng nguồn lực, việc thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ được giao, đánh giá hệ thống KSNB, tính hiệu quả trong hoạt động của đơn vị đươc kiểm toán.
Theo dõi và phúc tra việc chỉnh sửa tồn tại và thực hiện kiến nghị sau kiểm toán liên quan đến chuyên đề kiểm toán tuân thủ và hoạt động.
- Phòng kiểm toán tin học và ngoại hối (Phòng Kiểm toán IV)
Nhiệm vụ chính là chịu trách nhiệm kiểm toán nghiệp vụ dự trữ ngoại hối nhà nước và kiểm toán hoạt động tin học của NHNN. Hoạt động kiểm toán nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm: Kiểm toán việc xây dựng chính sách quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước như tham mưu xây dựng hạn mức dự trũ ngoại hối nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm, việc tham mưu xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối, cơ cấu quỹ dự trữ ngoại hối, quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng, tham ưu cho Thống đốc quyết định các phương án can thiệp thị trường ngoại hối khi cần thiết.
Giám sát việc thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối Sở Giao dịch thông qua phần mềm giao dịch, kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ đầu tư, kinh doanh ngoại hối đảm bảo tuân thủ các quy định về hạn mức, phân quyền giao dịch, đối tác, tỷ giá, lãi suất ...
Hoạt động kiểm toán tin học tập trung vào kiểm toán trang bị hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn vật lý, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống tin học, chế độ kiểm soát truy cập, việc tuân thủ quy trình vận hành phần mềm, khôi phục, sao lưu dữ liệu và hệ thống tin học dự phòng.
- Phòng kiểm toán nghiệp vụ phát hành tiền và hoạt động kho quỹ (Phòng Kiểm toán V)
Nhiệm vụ chính là kiểm toán nghiệp vụ phát hành tiền của NHNN; đánh giá việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch in đúc tiền, xem xét đánh giá mức độ hợp lý đối với tỷ lệ, cơ cấu mệnh giá tiền phát hành. Việc điều hòa và lưu thông tiền mặt giữa các đơn vị Chi nhánh với Trung ương, giữa các vùng miền trong toàn quốc.
Kiểm toán đánh giá việc chấp hành các quy định liên quan đến an toàn kho, quỹ tại NHNN bao gồm các chi nhánh và các Kho tiền Trung ương.
59
Giám sát công tác tiêu hủy tiền và sản phẩm hỏng tại Kho tiền Trung ương và Nhà máy in tiền Quốc gia.
Giám sát qua mạng các báo cáo về công tác kho quỹ.
2.2.2. Hệ thống văn bản pháp lý về kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhànước Việt Nam nước Việt Nam
Hiện tại cơ sở pháp lý để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ NHNN bao gồm:
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010 đã dành riêng Chương VI quy định về Kiểm toán nội bộ điều này được xem là một bước tiến quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cho công tác kiểm toán nội bộ ( Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 chỉ quy định trong Điều 57). Luật Ngân hàng Nhà nước khẳng định lại 4 vấn đề đó là:
i) Khẳng định lại Kiểm toán nội bộ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN;
ii) Xác định chức năng, nhiệm vụ của KTNB là thực hiện kiểm toán tất cả các đơn vị thuộc hệ thống NHNN phù hợp với kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Thống đốc;
iii) Xác định mục tiêu của KTNB là đánh giá về hiệu quả hoạt động KSNB nhằm bảo đảm độ tin cậy của BCTC, hiệu lực của các hoạt động, tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình của NHNN, bảo đảm an toàn tài sản.
iv) Nguyên tắc hoạt động của KTNB là tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình, kế hoạch đã được Thống đốc phê duyệt, bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, giữ bí mật nhà nước và bí mật của đơn vị được kiểm toán; không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán; theo đó KTNB được tiếp cận tài liệu, hồ sơ, giao dịch và các tài liệu cần thiết khác của đối tượng kiểm toán để thực hiện mục tiêu kiểm toán.
- Thông tư số 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 của NHNN quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.
Thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12, ngày 17/8/2011 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư số 16/2011/TT-NHNN quy định về KSNB và KTNB Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư này thay thế các quy định về hoạt động kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ ban hành theo quyết định 486/2003/QĐ-NHNN ngày 19/5/2003. Theo đó, thông tư đã quy định cụ thể:
Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị đối với hoạt động KSNB tại đơn vị; trách nhiệm của Vụ Kiểm toán nội bộ đối với hoạt động kiểm soát, KTNB trong hệ thống NHNN.
Quy định về nguyên tắc hoạt động kiểm soát nội bộ và KTNB.
Quy định tiêu chuẩn Trưởng đoàn kiểm toán; nhiệm vụ, quyền hạn đối với Trưởng đoàn kiểm toán, thành viên đoàn kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán.
- Quy chế Kiểm soát viên NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 15/2000/QĐ-NHNN4 ngày 11/01/2000 của Thống đốc; trong đó quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ để bổ nhiệm vào ngạch Kiểm soát viên NHNN; đồng thời cũng quy định nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi của kiểm soát viên.
- Về các quy trình kiểm toán: Trên cơ sở các quy định vị trí chức năng nhiệm vụ của Kiểm toán nội bộ, Thống đốc NHNN đã ban hành một số quy trình KTNB hướng dẫn Kiểm soát viên thực hiện kiểm toán các lĩnh vực, chuyên đề cụ thể bổ sung, chỉnh sửa các quy trình nghiệp vụ đã ban hành trước đây không còn phù hợp .Quá trình xây dựng các quy trình kiểm toán đã dựa trên quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước và của NHNN, có sự kết hợp với tham khảo các quy định của NHTW một số nước trên thế giới đang áp dụng. Về cơ bản, các quy trình kiểm toán được xây dựng trên nguyên tắc quy định đầy đủ các bước của quy trình kiểm toán theo thông lệ chung tạo hành lang thuận lợi cho việc chỉ đạo và triển khai thực hiện kiểm
61
toán tại các đon vị thuộc NHNN. Các quy trình kiểm toán đã được nghiên cứu, xây dựng và ban hành bao gồm:
+ Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính NHNN số 1342/NHNN-KTNB ngày 21/02/2011 của Thống đốc NHNN.
+ Quy trình kiểm toán dự án đầu tư số 2725/QyĐ-NHNN ngày 7/5/2012 của Thống đốc NHNN.
+ Quy trình kiểm toán hoạt động quản lý, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin số 4918/QyĐ-NHNN ngày 7/8/2012 của Thống đốc NHNN.
+ Quy trình kiểm toán tuân thủ và hoạt động đối với NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố số 1343/NHNN-KTNB ngày 21/2/2011 của Thống đốc NHNN.
+ Quy trình kiểm toán hoạt động kho (quỹ) NHNN số 1344/NHNN- KTNB ngày 21/02/2011 của Thống đốc NHNN.
+ Quy trình kiểm toán tuân thủ và hoạt động đối với các đon vị Vụ, Cục NHTW số 2252//NHNN-TKS ngày 20/3/2007 của Thống đốc NHNN.
+ Quy định về việc thẩm định báo cáo kiểm toán nội bộ NHNN số 291/QĐ-TKS1 ngày 25/10/2005 của Thống đốc NHNN; theo đó đã quy định cụ thể trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm toán trong việc phối hợp với Phòng Xây dựng chưong trình và thẩm định báo cáo kiểm toán (Phòng Kiểm toán I) để thẩm định báo cáo kiểm toán đảm bảo chất lượng khi ban hành. Quy định về nội dung thẩm định, thời gian thẩm định và phát hành báo cáo kiểm toán.
+ Văn bản số 1136/HD-NHNN ngày 23/02/2013 hướng dẫn sử dụng cấu phần ghi chép dữ liệu điện tử của phần mềm quản lý và hoạt động kiểm toán TeamMate.
+ Văn bản số 1137/HD-NHNN ngày 23/02/2013 hướng dẫn quản lý, sử dụng cấu phần theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán của phần mềm quản lý và hoạt động kiểm toán TeamMate.
2.2.3. Nội dung kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
62
tác kế toán, hạch toán các nghiệp vụ theo đúng tính chất tài khoản, mở đầy đủ các loại sổ sách theo dõi tài sản theo đúng chuẩn mực kế toán và hướng dẫn của NHNN. Qua công tác kiểm toán tài chính cũng đã giúp cho các đơn vị NHNN thực hiện nghiêm túc chế độ chi tiêu và quản lý tài chính của Nhà nước và của NHNN, chấm dứt tình trạng chi và vận dụng chi không đúng chế độ quy định, tuân thủ quy trình mua sắm tài sản, hồ sơ chứng từ mua sắm, sửa chữa tài sản được hoàn thiện và lưu trữ đầy đủ đúng quy định.
Nhìn chung qua công tác kiểm toán nội bộ tại đơn vị cho thấy, các đơn vị chấp hành tương đối tốt quy định của Nhà nước và NHNN về công tác hạch toán, kế toán; quản lý tài chính; quản lý, sử dụng tài sản, tiền vốn tại đơn vị. Các đơn vị được kiểm toán đã thực hiện nghiêm túc, kịp thời và tuân thủ chế độ công tác quyết toán năm; các mẫu biểu báo cáo lập và lưu trữ đầy đủ, đúng quy định; số liệu trên các báo cáo đến 31/12 hàng năm được đối chiếu khớp đúng; thực hiện kiểm kê tài sản, hiện vật, sao kê các khoản phải thu, phải trả và đối chiếu, xác nhận số dư tiền gửi, tiền vay đầy đủ.
Trong công tác tài chính, thực hiện thu đúng và tận thu các nguồn thu; chấp hành nghiêm túc các chỉ tiêu giao khoán, các đơn vị đã có ý thức tiết kiệm chi phí, thực hiện chi trong phạm vi dự toán được NHTW phê duyệt. Tổ chức hạch toán các khoản thu, chi kịp thời vào các tài khoản thích hợp theo chế độ kế toán quy định.
Nội dung kiểm toán đã được mở rộng, ngoài việc kiểm toán các khoản mục thu nhập, chi phí còn thực hiện kiểm toán các khoản mục khác như: các khoản mục về hoạt động tín dụng, thanh toán, công nợ.... Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2011 và năm 2012 được tổng hợp như sau: Năm 2011 kiểm toán tại 13 đơn vị kiến nghị điều chỉnh tăng chênh lệch thu chi NHNN là 140.600.000 đ; Năm 2012 kiểm toán tại 18 đơn vị và kiến nghị điều chỉnh giảm chênh lệch thu chi NHNN là 448.000.000 đồng (Xem bảng 2.1: Kết quả kiểm toán thu nhập, chi phí năm 2011-2012).
T T CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 SỐ BÁO CÁO SỐ KIỂM TOÁN
CHÊNH LỆCH SỐ BÁO CÁO
SỐ KIỂM TOÁN CHÊNH LỆCH
1 _________________2_________________ 3 4 5 6 7 _______8_______
A CÁC KHOẢN THU________________ 4.949.464.4
97 97 4.949.464.4 0 131.346.352.7
93 4131.424.208.83 41 77.856.0
1
Thu về nghiệp vụ tiền gửi, cấp tín
dụng và đầu tư____________________ _______________ 0 _________________ 0_ ______________ 0_ ___________ 639.664 __________ 639.664 ________________ 0
- Thu lãi tiền gửi ______________ _______________ ______________ ___________ __________ ________________
- Thu lãi cho vay _______________ _________________ ______________ ________________ _______________ ________________
- Thu khác về hoạt động tín dụng ______________ _______________ ______________ ________________ _______________ ________________ 2 Thu về nghiệp vụ thị trường mở_____ ______________ _________________ ______________ ________________ _______________ _______________
3 Thu về h/động ngoại hối _______________ _________________ ______________ ________________ _______________ _______________
4 Thu về dịch vụ____________________ 3.289.316.1
98 98 3.289.316.1 ______________ 10.284.637.9
19 60 10.355.168.9 41 70.531.0
- Thu dịch vụ thanh toán_____________ 3.276.973.3 98
3.276.973.3
98 ______________ 10.236.715.4
19 60 10.307.246.4 41 70.531.0
- Thu dịch vụ thông tin ______________ _______________ ______________ ________________ _______________ _______________
- Thu dịch vụ ngân quỹ______________ _______ _________ ______________ ________ 47.922.500 _______________
- Thu dịch vụ khác__________________ _______________ _________________ ______________ ________________ _______________ _______________ 5 Thu phí và lệ phí _______________ _________________ ______________ __________ ________ ________________ 6 Các khoản thu khác________________ 1.660.148.2 99 99 1.660.148.2 ______________ 121.059.145.2 10 0121.066.470.21 ________ B CÁC KHOẢN CHI________________ 178.750.793.6 68 178.610.197.0 62 -140.596.606 278.818.684.8 79 279.344.628.22 6 525.943.347 1 Chi hđ ng/vụ và d/vụ NH___________ 35.826.123.5 55 35.826.123.555 ______________ 28.815.544.0 39 28.822.612.9 24 ________
- Chi trả lãi tiền gửi 5.947.789.1
09 09 5.947.789.1 ______________ 24.839.228.2
71 56 24.849.205.1 ________
- Chi trả lãi tiền vay ______________ _______________ ______________ ________________ _______________ _______________
- Chi về nghiệp vụ thị trường mở ______________ _______________ ______________ ________________ _______________ _______________
- Chi h/động ngoại hối _______________ _________________ ______________ ________________ _______________ _______________
- Chi d/vụ th/toán, th/tin______________ 29.566.913.9