Trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 9000m3/ngày, Sơn Trà – ĐN

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TIẾN hoàn chỉnh (Trang 33 - 35)

Hình 2.3 Sơ đồ công nghệ mương Oxy hóa

Thuyết minh công nghệ

Tiền xử lý:

1- Song chắn rác: nước thải đi qua song chắn rác loại bỏ các vật chất vô vơ có khích thước lớn. Mục đích ngăn cản việc các công trình phía sau bị hư hại do rác.

2- Bể tiếp nhận: có nhiệm vụ điều hòa lượng nước trước khi đi vào mương oxi hóa, định hướng dòng chảy và điều chỉnh vận tốc nước đi vào mương oxi hóa.

Xử lý sinh học:

3- Mương oxi hóa: sử dụng duy nhất một bể để oxi hoá sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ. Cơ cấu hoạt động của mương là khép kín các công đoạn xử lý ba trong một: kỵ, thiếu và hiếu khí. Nước thải được bơm lên bể trộn vi sinh selector. Các quạt hướng dòng sẽ đẩy nước thải qua các vùng thiếu khí, hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí rồi tuần hoàn lại chu trình xử lý nước thải.

4- Bể lắng ngang: nước từ bể kị khí, chảy tràn qua bể lắng ngang tăng cường tấm lắng lamenla. Nước sau bể lắng đạt độ trong như quy định sẽ chảy tràn qua bể khử trùng.

8- Máy thổi khí: nhiệm vụ cấp khí cho mương oxi hóa

Giai đoạn khử trùng:

5- Bể khử trùng: nước trong từ bể lắng chảy sang bể khử trùng được dẫn dòng qua các ngăn tiếp xúc của bể, tại đây nước thải sẽ được hòa trộn hóa chất khử trùng loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau khi đi qua bể khử trùng được đưa vào nguồn tiếp nhận.

9- Bể hóa chất: Pha hóa chất và định lượng hóa chất đưa vào bể khử trùng.

Xử lý bùn:

6- Bể chứa bùn: bùn thu từ bể lắng và mương oxi hóa được đưa vào bể chứa bùn, tại đây bùn được cô đặc nhằm giảm thể tích. Nước thải từ bể chứa bùn được tuần hoàn lại bể tiếp nhận.

2.3.2. Hệ thống xử lý nước thải Công ty XNK Thủy Sản Nam Hà Tĩnh - Nâng cấp từ công suất 150 m3/ngày lên 200 m3/ngày

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TIẾN hoàn chỉnh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)