Thuyết minh công nghệ
Nước thải được xử lý theo kỹ thuật “Màng vi sinh di động” với hiệu quả cao, đạt các tiêu chuẩn qui định. Nước thải được xử lý bằng phương pháp vi sinh tại bể xử lý hiếu khí.
Hệ thống xử lý nước bao gồm tổ hợp công nghệ sau:
Nước thải sản xuất được thu gom sau đó dẫn qua SCR thô vào hố thu gom nước thải sau đó nước thải tự chảy sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng nước thải đầu vào. Trong bể điều hòa có lắp hệ thống sục khí để xáo trộn đều nhằm tránh hiện tượng lắng cặn trong bể. Sau đó nước thải được bơm đến SCRM để loại bỏ lượng chất thải rắn có kích thước nhỏ hơn còn lại trước khi dẫn sang bể tách mỡ. Tại bể tách mỡ nước thải được tách các váng mỡ có trong nước thải để tăng hiệu quả xử lý cho các công trình đơn vị phía sau và tránh làm tắt đường ống trong hệ thống xử lý. Phần váng mỡ sau khi gạn lọc được vớt bỏ cùng với chất thải rắn đã lược bỏ sau khi qua SCR thô và SCR mịn. Nước thải sau đó chảy sang bể trung gian nhằm ổn định dòng chảy trước khi chảy qua bể tuyển nổi. Tại bể trung gian, nước thải được bơm bằng 2 bơm trục ngang lên bể keo tụ, đồng thời bổ sung hóa chất để điều chỉnh pH đồng thời châm thêm chất keo tụ PAC trên đường ống thông
qua thiết bị phối trộn tĩnh. Nước thải từ bể keo tụ chảy sang bể tạo bông, trong bể này sử dụng thiết bị khuấy trộn cơ khí (hệ thống cánh khuấy) nhằm tăng hiệu quả của quá trình tạo bông.
Sau quá trình này nước thải tự chảy sang bể tuyển nổi. Khí nén hòa tan được cung cấp nhằm tăng hiệu quả tuyển nổi các bông cặn có trọng lượng nhỏ và tiến hành thu váng nổi trên mặt bằng hệ thống cào di động.
Nước trong sau quá trình tuyển nổi tự chảy sang hai bể bùn hoạt tính hiếu khí để tiếp tục xử lý các chất hữu cơ có trong nước thải. Tại đây khí oxy được cung cấp vào bể thông qua hai máy thổi khí làm việc luân phiên để vi sinh vật có thể hoạt động và phát triển sinh khối. Sau khi được xử lý tại bể bùn hoạt tính hiếu khí nước tự chảy vào bể lắng đứng thông qua ống dẫn nước thải vào ống trung tâm. Bể lắng có nhiệm vụ lắng bùn vi sinh đã sinh ra trong quá trình xử lý hiếu khí trong bể bùn hoạt tính hiếu khí bằng phương pháp trọng lực. Nước sau khi lắng tự chảy vào bể tiếp xúc. Tại đây dung dịch NaOCl được bơm định lượng vào để khử trùng nước, loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trước khi xả ra môi trường. Nước thải sau xử lý đạt theo QCVN 11:2008, Cột B.
Phần bùn sau khi lắng được thanh gạt bùn tập trung vào ngăn chứa bùn, theo định kỳ bơm hút bùn bơm vào bể chứa bùn. Một phần bùn được bơm tuần hoàn trở về bể bùn hoạt tính hiếu khí để tiếp tục quy trình xử lý. Bể chứa bùn giữ lại lượng bùn từ bể lắng, bể tuyển nổi và một số cặn trong quá trình súc rửa bể. Tại bể chứa bùn xảy ra quá trình nén bùn và lượng nước sau khi lắng được đưa về bể điều hòa tiếp tục xử lý, phần bùn sau khi nén được xe hút bùn định kỳ hút vận chuyển đến bãi chôn lấp vệ sinh.
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG ĐỒNG BÀNH
3.1. Cơ sở thiết kế
3.1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014. - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hưng dã thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Quyết định 16/2008/QĐ- BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008, Quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- QCVN 08:20015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt
- TCXDVN 51:2008 của Bộ Xây Dựng, Thoát nước- Mạng lưới bên ngoài và công trình- tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 7957:2008- Thoát nước, mạng lưới và công trình bên ngoài.hoạt. - Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014. - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Quyết định 16/2008/QĐ- BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008, Quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- TCXDVN 51:2008 của Bộ Xây Dựng, Thoát nước- Mạng lưới bên ngoài và công trình- tiêu chuẩn thiết kế
3.1.2. Cơ thực tế
Chọn vị trí mặt bằng hệ thống
Bảng 3.1: Quy mô sử dụng đất của công ty xi măng Đồng Bành
STT Mục đích sử dụng đất Quy mô
1 Các lô đất công nghiệp 10,57 ha
3 Khu chứa rác thải 0,15 ha
4 Trạm xử lý nước thải tập trung 92 m2
5 Cây xanh 13.794 m2
6 Khu đất điều hành 0,107 ha
(Theo báo cáo ĐTM của công ty xi măng Đồng Bành)
Trạm xử lý nước thải được bố trí ở góc phía Đông Bắc của công ty, nằm cạnh tuyến ống thoát nước thải nằm trên lề đường phía Bắc công ty. Trạm xử lý nước thải cách khu dân cư gần nhất khoảng 1km về phía Đông.
- Công suất dự kiến: 100 m3/ngày. Trạm xử lý nước thải được xây dựng trong thời gian sớm nhất, dự kiến hoàn thiện và đi vào hoạt động đáp ứng tiếp nhận nước thải từ công ty.
- Hệ thống xử lý được xây bên cạnh nhà để xe của công ty và nhà bảo vệ, nền móng đất xây dựng là đất cát.
- Dự kiến xây dựng hệ thống xử lý với tổng chiều dài là 23m ; chiều rộng là 4m; chiều cao là 3.8m.
- Các công trình lân cận tại hệ thống xử lý là nhà bảo vệ, khu để xe oto và tường rào của công ty.
- Vị trí xả thải của hệ thống xử lý là mương thoát nước của khu vực nằm bên ngoài tường rào của công ty. Theo báo cáo ĐTM của công ty xi măng Đồng Bành vị trí xả thải này phù hợp với việc để xả thải của hệ thống xử lý.