Các nhân tố ảnh hưởng đếnmở rộng cho vay trong ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 0104 giải pháp mở rộng cho vay nông nghiệp nông thôn tại NHTM CP bưu điện liên việt chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 31 - 37)

thương mại

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

- Chính sách của Chính phủ

Chính sách của chính phủ là một nhân tố tác động rất lớn đến môi trường hoạt động của cả nền kinh tế. Đối với một đối tượng cụ thể hay một lĩnh vực cụ thể trong nền kinh tế thì chính sách của chính phủ càng thông thoáng, càng hỗ trợ được nhiều thì càng tạo điều kiện để lĩnh vực đó phát triển.

Nếu xét ngân hàng thương mại trên quan điểm là một thành phần của nền kinh tế và xét cụ thể hơn là hoạt động cho vay thì khi chính sách tín dụng càng được nới lỏng thì ngân hàng càng dễ dàng hơn trong việc mở rộng cho vay cho nền kinh tế, còn nếu chính sách tín dụng càng thắt chặt thì việc cho vay và mở rộng cho vay càng gặp nhiều khó khăn.

Nếu xét ngân hàng thương mại trên khía cạnh trung gian tài chính thì khi chính sách của chính phủ càng tạo những điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế của các đối tượng là khách hàng vay thì sẽ làm cho mạch máu tín dụng được khơi thông, giúp các khách hàng có thể có nguồn thu để đảm bảo khả năng trả nơ cho ngân hàng, sự khuyến khích, hỗ trợ của chính

phủ trong nguồn vốn để phát triển nền kinh tế vừa giúp cho khách hàng vừa giúp cho hoạt động của ngân hàng giảm thiều đuợc rủi ro, ổn định và phát triển hơn.

- Môi trường kinh tế

Môi truờng kinh tế hay môi truờng kinh doanh là tổng thể các hoạt động kinh tế của các đối tuợng khác nhau trong nền kinh tế, các hoạt động kinh tế này có mối tuơng quan ràng buộc, có thể ảnh huởng trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh huởng đến nhau. Hoạt động ngân hàng thuơng mại đuợc xem là mạch máu của nền kinh tế thông qua việc huy động vốn và cho vay trong nền kinh tế. Bất cứ một tác động nào trong nền kinh tế đều có thể làm cho mạch máu bị ngung đọng không thể luu thông dễ dàng đuợc. Chính vì vậy, sự ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mãnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng đặc biệt là hoạt động cho vay.

Các biến số kinh tế vĩ mô nhu lạm phát, tốc độ tăng truởng kinh tế, ảnh huởng rất lớn đến việc mở rộng cho vay của các NHTM. Trong điều kiện kinh tế ổn định và với một tỷ lệ lạm phát vừa phải, các điều kiện sản xuất, dịch vụ trong nền kinh tế đuợc đảm bảo, làm ăn có hiệu quả, nhu cầu vốn để cải tiến công nghệ, kĩ thuật mua sắm máy móc mới, mở rộng sản xuất tăng cao cho ngân hàng nên ngân hàng có thể đẩy mạnh, mở rộng đuợc cho vay. Còn trong điều kiện kinh tế khó khăn, lạm phát cao, thất nghiệp cao, sản xuất đình trệ thì nhu cầu vay vốn giảm khiến cho việc cho vay và mở rộng cho vay gặp nhiều khó khăn, nếu ngân hàng cứ mở rộng cho vay một cách dễ dãi sẽ gặp rủi ro rất lớn cho các khoản cho vay.

- Đối thủ cạnh tranh

Là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác trên cùng một địa bàn hoạt động. Đây là một trong những nhân tố có ảnh huởng mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay NNNT của các NHTM.

Nếu có càng nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn thì khả năng mở rộng cho vay về quy mô của các ngân hàng sẽ khó khăn hơn. Bởi vì, khi có nhiều đối thủ cạnh tranh thì mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, thị phần khách hàng sẽ bị phân chia nhiều hơn. Đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc tạo ra sự khác biệt vuợt trội trong chính sách, lãi suất, sản phẩm, dịch vụ.. .so với các đối thủ khác. Vì tỷ lệ phân chia khách hàng giữa các ngân hàng sẽ tuỳ thuộc vào năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng: Năng lực cạnh tranh mạnh sẽ chiếm đuợc nhiều thị phần, năng lực cạnh tranh yếu sẽ bị hạn chế thị phần. Và nguợc lại, nếu đối thủ cạnh tranh càng ít thì mức độ cạnh tranh càng thấp, các ngân hàng không phải ganh đua để giành thị phần nên việc mở rộng quy mô cho vay của ngân hàng sẽ dễ dàng hơn.

- Nhân tố khách hàng

Khách hàng là nguời lập ra phuơng án, dự án xin vay và sau khi đuợc ngân hàng chấp nhận, khách hàng trực tiếp sử dụng vốn vay để hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu vậy muốn cho vay đuợc phải dựa trên nhu cầu vốn của khách hàng. Nếu khách hàng có nhu cầu vốn cao, thuờng xuyên tìm đến ngân hàng để vay vốn thì ngân hàng mới có thể cho vay và đẩy mạnh cho vay đuợc. Nếu khách hàng không có nhu cầu sản xuất, mở rộng sản xuất, hay không có nhu cầu vốn thì ngân hàng không thể đẩy mạnh cho vay đuợc.

Khách hàng vay vốn ảnh huởng đến hoạt động cho vay thông qua những yếu tố sau:

Về trình độ và nhận thức của khách hàng: trình độ và nhận thức càng cao thì việc đáp ứng các yêu cầu trong thủ tục vay vốn giúp ngân hàng tiết kiệm các chi phí về huớng dẫn và giải thích về các thủ tục, hồ sơ vay vốn. Nguợc lại nếu trình độ dân trí còn hạn chế thì ngân hàng thuơng mại phải tốn kém chi phí hơn trong các khâu này, và càng thấy phức tạp trong thủ tục vay vốn,

càng không đáp ứng được các thủ tục vay vốn thì khách hàng càng ngần ngại trong việc vay vốn, và thường tìm đến các nguồn vốn khác để đơn giản hơn trong thủ tục cho vay. Điều này làm cho ngân hàng không thể mở rộng cho vay được khi số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn giảm.

Về năng lực của khách hàng: năng lực của khách hàng càng cao, càng có những dự án kinh doanh tốt, khách hàng sẽ vay vốn để đầu tư cho những dự án nhiều hơn. Nếu lượng khách hàng này gia tăng ngân hàng càng có điều kiện, tiền

để tốt để mở rộng cho vay. Ngược lại nếu, khách hàng không có những dự án, những kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt, ngân hàng sẽ khó có điều kiện đầu tư vốn cho khách hàng, hoặc không thể đầu tư ở quy mô lớn hơn.

Về tài sản bảo đảm: quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được quyết định cho vay. Một tài sản có tính chất pháp lý rõ ràng, dễ quản lý, dễ thanh khoản và có giá trị cao (trong mối tương quan với món vay) cũng là một yếu tố đảm bảo hơn cho chất lượng một món vay, hay tài sản bảo đảm giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc mở rộng cho vay vì càng an toàn, ngân hàng càng dễ chấp nhận cho vay hơn.

Xét cho cùng thì nhân tố khách hàng là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động cho vay và mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại.

- Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, đến bảo quản và chế biến sản phẩm.. .Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất), hỏa hoạn làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt lĩnh vực nông nghiệp nông thôn (ngành sản xuất nông nghiệp, thủy sản, hải sản) chịu ảnh hưởng gần như toàn bộ từ môi trường tự nhiên. Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì khách hàng sẽ gặp khó khăn, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay giảm, vốn đã vay sử dụng không hiệu quả, như

vậy ngân hàng thương mại sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng cho vay.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

Mở rộng cho vay là mục đích hướng tới của ngân hàng, nó vừa chịu ảnh hưởng từ các nhân tố chủ quan từ môi trường bên ngoài ngân hàng, vừa bị tác động từ các nhân tố chủ quan từ bản thân các ngân hàng thương mại. Các nhân tố chủ quan tác động tới mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại bao gồm những nhân tố sau:

- Quan điểm của ban lãnh đạo ngân hàng

Tuỳ theo định hướng mở rộng cho vay của ban lãnh đạo ngân hàng muốn hướng cho vay vào khu vực nào, loại hình cho vay nào được ưu tiên sẽ tác động đến tỷ trọng cho vay của lĩnh vực đó trong tổng dư nợ cho vay của mỗi ngân hàng là khác nhau. Nếu ban lãnh đạo ngân hàng coi cho vay NNNT là một hoạt động quan trọng, có nhiều tiềm năng để mở rộng và phát triển thì sẽ có những đường lối chính sách, sản phẩm phù hợp tương ứng để đầu tư cho hoạt động này, từ đó thúc đẩy hoạt động này được mở rộng và ngược lại, nếu ban lãnh đạo ngân hàng không coi cho vay NNNT là hoạt động chiến lược thì họ sẽ không đầu tư nhiều vào hoạt động này mà tập trung nguồn lực mở rộng và phát triển các hoạt động khác. Do vậy, quan điểm, định hướng phát triển của ban lãnh đạo và nội lực của mỗi ngân hàng là nhân tố quyết định đối với sự mở rộng của hoạt động cho vay NNNT.

- Chính sách, qui trình cho vay của ngân hàng

Chính sách cho vay được hiểu là đường lối chủ trương đảm bảo hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp cho vay. Chính sách cho vay bao gồm: hạn mức cho vay, kỳ hạn của các khoản vay,lãi suất cho vay, phí và lệ phí có liên quan, các loại hình cho vay được thực hiện.

yếu tố khách quan nhu đã đề cập ở trên và các yếu tố chủ quan khác như khả năng nguồn vốn của ngân hàng, mục tiêu hoạt động và nguyên tắc hoạt động của ngân hàng. Khi các yếu tố này thay đổi chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp, đồng thời có sự linh hoạt trong chính sách cho vay đối với các đối tượng khách hàng đó, điều này giúp dễ dàng hơn cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn và việc mở rộng cho vay của ngân hàng.

Quy trình cho vay là một yếu tố tác động không nhỏ đến quy mô cho vay NNNT của ngân hàng. Tâm lý của khách hàng là không muốn mất thời gian trong những thủ tục hành chính khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nói chung và cho vay NNNT nói riêng. Có thể nói, không một khách hàng nào muốn giao dịch tại một ngân hàng có quy trình và thủ tục cho vay rườm rà, phức tạp. Do vậy, nếu quy trình và thủ tục cho vay NNNT của ngân hàng nhanh chóng và hiệu quả sẽ thu hút rất nhiều khách hàng. Trái lại, quy trình và thủ tục cho vay của những ngân hàng đó phức tạp, phiền hà sẽ làm hạn chế lượng khách hàng. Hiện nay, các ngân hàng đều tìm cách rút ngắn quy trình và thủ tục cho vay nhằm thu hút khách hàng. Như vậy, khi tiến hành hoạt động cho vay nói chung và cho vay NNNT nói riêng, các ngân hàng cần có một hệ thống các quy trình và thủ tục cho vay hợp lý, nhanh chóng nhưng chính xác.

- Tình hình huy động vốn của ngân hàng

Tình hình huy động vốn ảnh hưởng rất lớn đến mở rộng cho vay của ngân hàng. Một ngân hàng có nguồn huy động lớn đương nhiên sẽ chủ động hơn khi xảy ra rủi ro trong hoạt động mở rộng cho vay, có thể theo đuổi những chiến lược cho vay mang tính dài hơi, đồng thời ít bị xảy ra biến động hơn khi xảy ra rủi ro trong hoạt động cho vay. Ngân hàng dựa trên nguồn vốn huy động được cả dài hạn và ngắn hạn để đề ra mục tiêu cụ thể trong các chỉ

tiêu cho vay, có thể nói nguồn vốn huy động là một trong những cơ sở và điều kiện cơ bản nhất để có thể mở rộng đuợc cho vay của ngân hàng thuơng mại.

Bên cạnh đó, quy mô nguồn vốn huy động lớn hay nhỏ cũng là một nhân tố thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Quy mô nguồn vốn lớn tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị, công nghệ ngân hàng..., từ đó tạo tiềm lực lớn cho ngân hàng.

- Chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại

Đây là một trong những yếu tố tạo lên sức mạnh của các ngân hàng thuơng mại. Nhân viên ngân hàng là nguời trực tiếp thực hiện các chiến luợc kinh doanh của NHTM. Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên ngân hàng chính là hiện hữu chủ yếu của dịch vụ. Chính vì vậy, kiến thức chuyên môn của của nhân viên ngân hàng góp phần làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp.

Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc cho vay. Nếu một cán bộ ngân hàng không có đạo đức nghề nghiệp thì nguy cơ xảy ra rủi ro cho ngân hàng cũng không phải là nhỏ. Thêm vào đó, sự nhiệt tình, phong cách phục vụ khách hàng của nhân viên ngân hàng cũng có ý nghĩa rất lớn trong thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Đó là do sự cạnh tranh rất mạnh mẽ giữa các ngân hàng nên sự phục vụ tận tình của nhân viên đối với khách hàng là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu 0104 giải pháp mở rộng cho vay nông nghiệp nông thôn tại NHTM CP bưu điện liên việt chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w