Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu 0157 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP đại dương chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 70)

Hiện nay Oceanbank Chi nhánh Thăng Long đang áp dụng quy trình cho vay khách hàng cá nhân qua các bước như sau:

(1) Cán bộ tín dụng gặp gỡ khách hàng trao đổi về các thông tin liên quan đến nhu cầu vay vốn của khách hàng như: thông tin nhân thân, về nhu cầu vốn, mục đích sử dụng vốn...và yêu cầu khách hàng bổ sung các hồ sơ gồm: hồ sơ pháp lý khách hàng ( CMND, SHK); hồ sơ tài sản thế chấp ( Giấy CNQSD đất; Đăng ký xe ôtô.); hồ sơ về nhu cầu vay vốn ( các hóa đơn, hợp đồng đầu vào, đầu ra..); hồ sơ về chứng minh năng lực tài chính ( bảng lương, sổ ghi chép doanh thu bán hàng.) đồng thời CBTD chuyển cho khách hàng hồ sơ theo mẫu Ngân hàng như đề nghị vay vốn, phương án sử dụng vốn, giấy xác nhận lương để khách hàng chuẩn bị hồ sơ. Sau 02 ngày làm việc không thấy khách hàng đưa hồ sơ đến Ngân hàng thì CBTD gọi điện liên hệ xem khách hàng có nhu cầu vay vốn nữa hay không.

Khách hàng có nhu cầu vay vốn thì yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ như đã yêu cầu và liệt kê vào phiếu tiếp nhận hồ hơ theo mẫu.

(2) Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, CBTD chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo phòng quản lý để phân công CBTD thẩm định và quản lý khách hàng vay.

(3) CBTD sau khi nhận lại hồ sơ khách hàng từ Lãnh đạo phòng thì liên hệ với khách hàng và Bộ phận thẩm định giá tài sản thế chấp để hẹn ngày giờ đi thẩm định ( không quá 2 ngày làm việc) và yêu cầu khách hàng bổ sung những hồ sơ còn thiếu.

(4) Sau khi thẩm định thực tế khách hàng cùng với thẩm định giá tài sản,

CBTD tiến hành lập báo cáo thẩm định dựa trên thông tin hồ sơ khách hàng cung cấp, giá trị tài sản thế chấp. Hồ sơ làm xong trình cho lãnh đạo phòng xem;

lãnh đạo phòng có ý kiến trên báo cáo thẩm định và phê duyệt cho vay. (5) Hồ sơ được lãnh đạo phòng phê duyệt rồi trình lên cho Cán bộ

quyết định cho vay ( Ban giám đốc, Ban tín dụng Chi nhánh).

- Hồ sơ không được xét duyệt cho vay thì CBTD gửi thông báo cho khách hàng và nêu rõ lý do không cho vay; lưu hồ sơ để trả lại cho khách hàng.

- Hồ sơ được quyết định cho vay thì CBTD cũng thông báo cho khách hàng biết là hồ sơ đã được Ngân hàng đồng ý cho vay và hẹn khách hàng ngày giờ để đi làm thủ tục công chứng khoản vay tại phòng công chứng.

(6) CBTD lập hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng, khế ước và thông báo cho khách hàng các điều khoản về thời hạn vay, lãi suất, phạt trả chậm...

(7) CBTD tiến hành cùng khách hàng ký hợp đồng thế chấp, đăng ký thế chấp và nhập tài sản đảm bảo.

(8) Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, CBTD chuyển hồ sơ cho kế toán tín dụng để tiến hành giải ngân và lưu bút toán ( HĐTD, Khế ước, giấy lĩnh tiền, UNC).

(9) CBTD lưu hồ sơ để theo dõi và quản lý khoản vay: đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi đúng hạn, kiểm trả sử dụng vốn khoản vay sau khi giải ngân.

- Khách hàng đến hạn trả nợ gốc và đã hoàn tất trả nợ đầy đủ cho Ngân hàng thì tất toán khoản vay và làm thủ tục giải chấp trả lại TSTC cho khách hàng.

- Đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ gửi thông báo đến và yêu cầu khách hàng phải thanh toán nợ cho Ngân hàng

( 10) Khách hàng không chịu thanh toán nợ, Chi nhánh làm đơn lên phòng Kiểm soát nội bộ để yêu cầu làm thủ tục hồ sơ khởi kiện khách hàng

(11) Kiểm soát nội bộ gửi hồ sơ, đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

( 12) Phát mãi tài sản khách hàng để thu nợ

(13) Sau khi phát mãi tài sản của khách hàng thì tất toán khoản vay để trả nợ cho Ngân hàng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Doanh số cho vay cá nhân 96,61 90,46 91,15 152,59

Ngắn hạn 47,73 18,33 23.86 31,97

Trung dài hạn 48.88 72.13 67,29 120,62

2. Doanh số cho vay Doanh nghiệp 1.154,39 2.208,54 2.624,85 3.606,41

59

Quy trình được thể hiện qua sơ đồ như sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay cá nhân tại Oceanbank - Chi nhánh Thăng Long

2.2.4. Tình hình cho vay cá nhân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương - Chi nhánh Thăng Long

Nhìn chung nhu cầu vay tại Chi nhánh chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và tập trung chủ yếu ở các sản phẩm cho vay như: Sản xuất kinh doanh

60

( vay ngắn hạn ); cho vay liên quan đến bất động sản ( vay xây, sữa chữa nhà; vay

mua nhà, đất, căn hộ chung cu, vay đầu tư vào bất động sản...) đó là các khoản vay chủ yếu là trung, dài hạn; vay mua ôtô trả góp; vay tiêu dùng.

Để thấy rõ được thực trạng cho vay cá nhân tại Oceanbank - Chi nhánh Thăng Long ta nghiên cứu và làm rõ các vấn đề sau:

2.2.4.1. Doanh số cho vay cá nhân

Bảng 2.4: Doanh số cho vay cá nhân tại Oceanbank- CN Thăng Long

doanh số cho vay cá nhân tăng lên 0,76% so với năm 2012 và đến năm 2014 doanh số cho vay tăng 67,41% so với năm 2013, điều đó cho thấy Chi nhánh có mở rộng cho vay khách hàng cá nhân lên. Nhưng nhìn vào số liệu trên so với doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp thì năm 2011 doanh số cho vay cá nhân bằng 8,37% so với doanh số doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp, năm 2012 là 4,1% và năm 2013 là 3,47%, đến năm 2014 là 4,23% ; từ số liệu này cho thấy mặc dù doanh số cho vay cá nhân có tăng lên nhưng chưa đáng kể so với doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp. Điều đó cho thấy Chi nhánh chưa quan tâm đến vấn đề phát triển cho vay khách hàng cá nhân, mà vẫn đang chú trọng vào cho vay khách hàng doanh nghiệp, làm cho mất cơ cấu cho vay giữa khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ cá nhân 96,61 90,46 91,15 152,59 Tổng dư nợ 1251 2.299 2.716 3.759 Tỷ trọng 7,72% 3,93% 3,35% 4,06%

61

hạn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay ngắn hạn, điều này phù hợp với cơ cấu cho vay hiện nay của Oceanbank - Chi nhánh Thăng Long vì hiện nay nhu cầu của khách hàng chủ yếu là tập trung vào vay mua đầu tư bất động sản, sữa chữa nhà để ở với thời hạn vay là trung, dài hạn, hay vay mua ôtô trả góp còn cho vay ngắn hạn chỉ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh, cầm cố sổ tiết kiệm. Như vậy Chi nhánh vẫn chưa chú trọng đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân, mặc dù các sản phẩm của chi nhánh phục vụ cho cá nhân hiện nay đa dạng và rất phong phú nhưng vẫn chưa được sử dụng hết mà chủ yếu các sản phẩm phục vụ khách hàng cá nhân mang tình thời vụ, không định hướng cụ thể vào nhu cầu thực của khách hàng.

Vấn đề này được thể hiện rõ qua biểu đồ dới đây thể hiện sự mất cân đối cho vay giữa khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân như sau:

Đơn vị: tỷ đồng

■Doanh số cho vay cá nhân

■Doanh số cho vay doanh nghiệp

Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay các nhân và doanh nghiệp của Chi nhánh đạt được qua các năm

Nhìn vào biểu đồ trên cho ta thấy: đó là sự chênh lệch quá lớn giữa cho

62

vay khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Trong khi Chi nhánh chỉ tập trung phát triển khách hàng doanh nghiệp mà bỏ quên một mảng cho vay khách hàng cá nhân, làm tăng rủi ro cho vay mà không phân tán rủi ro. Mặc dù các sản phẩm cho vay của Chi nhánh đa dạng nhung Chi nhánh chưa chú trọng trong việc phát triển khách hàng cá nhân, kiểu quản lý theo cán bộ tín

dụng nào ít hồ sơ khách hàng doanh nghiệp phát sinh thì giao cho cán bộ đó quản lý thêm hồ sơ khách hàng cá nhân; sự quản lý nhân sự như vậy làm cho công tác quản lý khách hàng cá nhân còn manh mún, chưa đi vào chuyên nghiệp.

Bên cạnh những khó khăn của Chi nhánh gặp phải như trên thì khách hàng cá nhân tìm đến Ngân hàng là chủ yếu và Chi nhánh cũng chưa mở rộng khách hàng mà chủ yếu là khách hàng quen biết, việc giới thiệu về các sản phẩm cho vay cá nhân chưa được chú ý; các nhu cầu hiện tại của khách hàng cá nhân tìm đến Chi nhánh vay chủ yếu phục vụ cho việc vay liên quan đến bất động sản và ngoài ra có một số mục đích vay tiêu dùng khác.

2.2.4.2. Dư nợ cho vay

Bảng 2.5: Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

so với doanh số cho vay doanh nghiệp là rất thấp, điều đó được thể hiện cụ thể qua dư nợ cho vay cá nhân theo bảng số liệu như trên. Đặc biệt là các năm 2012, 2013,2014, điều đó chứng tỏ Oceanbank - CN Thăng Long chỉ chú trọng đến cho vay khách hàng doanh nghiệp mà chưa hề chú trọng đến cho

Chỉ tiêu Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng m 2013 Tỷ trọng Năm 2014 Tỷ trọng

1. Cho vay liên quan đến bất động sản

16,56 17,14% 35,03 38,72%

41,47 %45,5 71,34 46,75%

2. cho vay sản xuất kinh doanh

28,38 29,38% 19,99 22,09% 17,18 18,85% 23,6 5

15,5 %

63

vay khách hàng cá nhân.Nguyên nhân là những năm gần đây, OceanBank - CN Thăng Long vẫn tiếp tục chiến lược phát triển trọng tâm hướng tới nhóm khách hàng là doanh nghiệp. Ngoài chương trình ưu đãi cho vay với lãi suất thấp, OceanBank còn triển khai nhiều gói sản phẩm tài chính trọn gói dành riêng cho doanh nghiệp và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.Bên cạnh đó năm 2012,2013, 2014 có nhiều sự biến động của nền kinh tế, các khoản đầu tư cá nhân nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn không mang lại lợi nhuận cao nên khách hàng đã trả nợ nhiều làm giảm sút dư nợ các nhân của chi nhánh; việc cho vay vào các lĩnh vực như bất động sản, ôtô, tiêu dùng còn chưa được chú trọng nên các khách hàng mới phát sinh còn chưa nhiều.

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay khách cá nhân qua các năm

Để biết được sự tăng trưởng dư nợ cá nhân của chi nhánh ta xem xét chi tiết tỷ trọng dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn qua bảng biểu dưới đây.

64

Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn qua các năm

4. Cho vay tiêu dùng, phục vụ đời sống 18,39 19,04% 12,88 14,24% 8,66 9,5% 17,17 11,25% 5. Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm 12,49 12,93% 7,38 8,16 % 7,27 7,98% 13,3 5 8,75% 6. Cho vay CBCNV tổ chức khác 3,74 3,87% 1,94 %2,14 2,94 %3,23 3,28 2,15% 7. Cho vay chứng minh tài chính du học 3,38 3,5% 2,22 %2,45 3,51 %3,85 8,39 5,5%

(Nguồn: Báo cáo tình hình dư nơ cho vay cá nhân theo các mục đích sử dụng vốn qua các năm 2011,

2012, 2013, 2014 của Oceanbank - CN Thăng Long).

Nhìn vào bảng biểu 2.6 ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay liên quan đến bất

động sản chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ cá nhân và tăng dần đều qua các

năm, trong đó: năm 2011 chiếm 17,14%, năm 2012 chiếm 38,72%, năm 2013 chiếm 45,5%, năm 2014 chiếm 46,75%. Các khoản cho vay bất động sản này chủ

yếu là: vay để sửa chữa nhà để ở; mua nhà, căn hộ chung cư để ở; đầu tư vào mua

đất dự án, đất dân cư hay căn hộ chung cư để lấy chênh lệch giá. Do năm 2013,

Nợ quá hạnchungnăm 2014 là các năm mà bất động sản đang ở vào thời điểm nóng các khu82,03 248,79 359,91 2,031.72 cu, dự án nhà ở được xây dựng lên nhánh chóng; các biệt thự liền kề cũng được

hình thành và đã đem lại nguồn lợi không nhỏ cho các người dân đầu cơ để kiếm

lời nên việc luồng vốn từ ngân hàng chảy vào bất động sản là điều không tránh khỏi của các Ngân hàng và Oceanbank Thăng Long cũng nằm chung tình trạng

cho vay để người dân đầu tư vào bất động sản với các hình thức khác nhau. Bên

cạnh đó Oceanbank có các chính sách cho vay liên quan đến bất động sản rất linh

hoạt cho người vay có thể nới rộng thời hạn cho vay tối đa lên đến 25 năm thuận

lợi cho nguồn trả nợ của khách hàng,lãi suất thấp hấp dẫn vì vậy việc cho vay vào

bất động sản nó đã đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ cá nhân lên một cách đáng kể. Nhưng việc cho vay vào bất động sản này nó còn tùy thuộc vào tính thanh khoản

của thị trường bất động sản cho nên Chi nhánh cần có định hướng lâu dài, xác định được các khoản vay của khách hàng rõ ràng chứ không cho vay đầu cơ theo

khách hàng để đến lúc thị trường bất động sản đóng băng và gây ra nhiều rủi ro

cho vay của Chi nhánh trong lĩnh vực này.

Trong năm 2014 cho vay đầu tư mua ôtô trả góp được đẩy mạnh, tỷ trọng cho vay mua ôtô trả góp tăng lên một cách đáng kể. Đó là do Oeanbank đã có các chính sách phát triển cho vay ôtô trả góp bằng cách mở rộng liên kết, ký các hợp đồng hợp tác với các salon ôtô và có các chế độ đãi ngộ hợp lý; do vậy lượng khách hàng đến với Chi nhánh vay mua ôtô trả góp tài trợ cho khách hàng tối đa 70% giá trị xe theo hợp đồng mua xe. Do vậy trong năm này lượng cá nhân vay mua ôtô trả góp tăng lên nhanh chóng.

Cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống tăng lên: đó là trong các năm gần đây thì đời sống của người dân đã nâng lên và nhu cầu của các cá nhân hộ gia đình trong trang trải chi phí cho cuộc sống do vậy cũng được tăng lên như: chi phí mua sắm trang thiết bị nội thất gia đình; chi phí cho học tập chữa bệnh ở nước ngoài; chi phí mua sắm phương tiện đi lại...

Cho vay trong lĩnh vực sản xuất cũng được tăng lên trong năm nay đó là tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cho vay hộ kinh doanh cá thể như: kinh doanh hàng may mặc; kinh doanh vàng; kinh doanh các làng nghề thuộc các làng nghề Hà Tây cũ; kinh doanh ôtô cũ...

Ngoài ra các lĩnh vực cho vay khác như: cho vay cán bộ nhân viên tổ chức khác; cho vay chứng minh tài chính du học có tăng lên nhưng không đáng kể so với sự phát triển quy mô tín dụng cá nhân của Chi nhánh.

2.2.4.3. Nợ quá hạn, nợ xấu

Bảng 2.7. Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2011 - 2014

Nợ quá hạn Doanh nghiệp 81,28 246,69 356,16 2.008,32 Tổng số nợ quá hạn 82,03 248,79 359,91 2.031,72 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,77% 2,32% 4,11% 15,34%

(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro ngân hàng TMCP Đại Dương,Tổ kiểm tra,KSNB CN Thăng Long)

Biều đồ 2.6 Tỷ lệ nợ quá hạn

Qua bảng 2.7 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh Thăng Long qua các năm tăng lên một cách nhanh chóng, nợ quá hạn tăng mạnh trong năm 2014 (từ 13,25% trong năm 2013 tăng lên 54,05% trong năm 2014). Đáng chú ý là nợ có khả năng mất vốn tăng lên 1.904,46 tỷ đồng, chiếm 50,66% trong

tổng dư nợ. Đây là một biểu hiện xấu đối với chi nhánh Thăng Long.

Nguyên nhân của sự gia tăng nợ quá hạn nhanh chóng như vậy một phần là do nợ quá hạn phát sinh nhanh chóng trong năm nhưng một phần là do nợ quá hạn của năm trước chưa được xử lý thu hồi, đã được cơ cấu lại và chuyển sang năm sau. Giai đoạn 2011 - 2014 tình hình kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, làm cho các khoản vay đến hạn khách hàng không trả được nợ, dẫn đến các khoản vay liên tục

Một phần của tài liệu 0157 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP đại dương chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w