3. Theo thành phần kinh tế 591,490 598,065 750,
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả rất khả quan thì thực tế chi nhánh vẫn tồn tại những hạn chế chua thể khắc phục đuợc. Cụ thể:
S Tỷ lệ nợ xấu còn cao: không thể không kể đến nỗ lực của chi nhánh trong việc kiểm soát chất luợng của các khoản vay nói chung và hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng nhung thực tế là chi nhánh vẫn lúng túng trong việc thu hồi nợ. Nhiều khi, với tình trạng của khách hàng là đủ điều kiện để phát mại tài sản nhung thái độ “luỡng lự” của chi nhánh đã dẫn đến việc kéo dài thời gian xử lý làm cho tài sản đảm bảo bị sụt giảm về mặt giá trị đặc biệt là tài sản thế chấp tại chi nhánh. Việc hậu hiểm sau khi nhận tài sản bảo đảm tuy đuợc quan tâm nhung bản thân chi nhánh vẫn chua thực hiện tốt. Các cán bộ tín dụng đều tuân thủ việc kiểm tra thuờng xuyên các tài sản đảm bảo là
lập biên bản theo mẫu yêu cầu của chi nhánh, nhung do thời gian kiểm tra chủ yếu là 6 tháng một lần nên nhiều truờng hợp chua đến hạn kiểm tra thì tài sản đã có những suy giảm đáng kể về mặt giá trị do cả yếu tố bên trong và tác động của bên ngoài. Tỷ lệ nợ xấu cao ảnh huởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, theo quy định của Ngân hàng NN0&PTNT, thẩm quyền cấp tín dụng phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh doanh thực tế của từng chi nhánh, điều đó có nghĩa với các chi nhánh kinh doanh không hiệu quả thì sẽ bị cắt giảm mức tín dụng dẫn đến sự sụt giảm trong doanh thu và lợi nhuận.
S Danh mục các loại tài sản bảo đảm chua đa dạng, hiện tại chủ yếu tập trung vào các loại giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, nhà ở, quyền sử dụng đất, phuơng tiện vận tải. Việc thế chấp bằng các loại máy móc thiết bị chỉ đuợc các chi nhánh áp dụng đối với những DN có quan hệ vay vốn truyền thống. Thực trạng này gây nhiều khó khăn cho các đơn vị sản xuất có giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản khi xin vay vốn, nhất là các DN có vốn đầu tu nuớc ngoài và doanh nghiệp tu nhân- những khách hàng mà chi nhánh đánh giá có mức độ rủi ro lớn hơn các đối tuợng khách hàng khác. Các DN này chủ yếu vay vốn là từ việc cầm cố giấy tờ có giá hoặc thế chấp quyền sử dụng đất, thậm chí thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của chủ sở hữu DN trong khi DN có tài sản là máy móc thiết bị có thể thế chấp nhung ít đuợc chấp thuận do khó khăn trong việc xác định giấy tờ sở hữu. Tuy chi nhánh có đua sổ tiết kiệm vào danh mục các tài sản đảm bảo, một loại tài sản đuợc coi là an toàn bậc nhất trong các tài sản, nhung thực tế việc tài sản này đuợc dùng trong các khế uớc vay vốn là rất ít. Nguyên nhân một phần do tâm lý e ngại của nguời dân, phần nữa là chi nhánh chua tu vấn cho khách hàng về những điểm mạnh giữa cầm cố bằng sổ tiết kiệm với thế chấp quyền sử dụng đất. Đây là một hạn chế lớn của chi nhánh, vì bản thân trên địa bàn hiện nay xuất hiện khá nhiều các chi nhánh của các
NHTMCP và họ đang ráo riết nhằm vào các khách hàng là cá nhân với những sản phẩm cho vay rất ưu đãi.
S Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm khoản vay còn nặng tính chủ quan, trên thực tế việc xác định giá trị TSĐB của khách hàng đều do cán bộ tín dụng của chi nhánh thực hiện mà không có sự tham gia của các cơ quan có chuyên môn về thẩm định tài sản. Mặt khác, xác định giá trị của tài sản đảm bảo vẫn nặng ở khâu xác định giá trị hiện tại chứ không tính đến giá trị trong tương lai cụ thể là giá trị của tài sản tại thời điểm đáo hạn hợp đồng tín dụng dẫn đến những thất thoát không đáng có. Việc phân tích đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, của phương án SXKD chủ yếu vẫn nặng về phân tích tài chính mà thiếu đi việc phân tích các khía cạnh thị trường, khả năng quản lý, khả năng tổ chức sản xuất.
S Với số lượng khách hàng lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, địa bàn khá rộng không chỉ trên địa bàn huyện Văn Lâm vì vậy việc thu thập thông tin về khách hàng của chi nhánh rất khó khăn, đặc biệt đối với những khách hàng là các DN ngoài quốc doanh, khách hàng cá nhân. Đồng thời, việc nhiều khách hàng chỉ vay một khoản vốn tương đối nhỏ nhưng cũng thế chấp các tài sản rất lớn gây tốn kém chi phí trong việc thẩm định, kiểm soát và xử lý tài sản đảm bảo.
S Việc xử lý phát mại tài sản bảo đảm còn nhiều khó khăn và giá trị thu hồi chưa cao. Các TSBĐ tại chi nhánh như máy móc, thiết bị thường mang tính chuyên dụng không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thêm vào đó, thủ tục phát mại phức tạp, sự không liên kết được với các cơ quan chức năng đã khiến cho chi nhánh tốn kém nhiều chi phí nên khi bán được tài sản thì hầu như chi nhánh không thu hồi được đầy đủ gốc và lãi khoản vay.
S Hạ tầng công nghệ thông tin của ngân hàng đã và đang được khai thác triệt để nhưng phần công nghệ áp dụng cho hoạt động bảo đảm tiền vay đơn thuần chỉ có: cấp mã tài sản bảo đảm theo đó mỗi tài sản được cấp một mã duy nhất trong thời hiệu bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ, mã tài sản được liên
kết với mã số khách hàng, số hồ sơ tín dụng,.. .hầu như chưa được xây dựng để khai thác những khía cạnh khác đặc biệt là chưa có sự kết nối mạng giữa các chi nhánh trong địa bàn với các địa bàn khác về tài sản bảo đảm.
2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan
S Quy trình công tác bảo đảm tiền vay của chi nhánh là chặt chẽ và đồng bộ, hai nội dung quan trọng nhất trong quy trình đó là xác định giá trị tài sản và biện pháp xử lý tài sản đảm bảo tuy có sự hướng dẫn nhưng kết luận cuối cùng về giá trị tài sản lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó nhấn mạnh là năng lực, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, bên cạnh đó việc định giá về tài sản hình thành trong lai đang bị bỏ ngỏ, chưa có văn bản quy định rõ ràng. Việc hai hay nhiều cán bộ tín dụng cùng đi thẩm định một tài sản chưa thể được coi là hiệu quả khi bản thân các cán bộ nay chưa trang bị đầy đủ các kiến thức và phương thức về định giá tài sản. Đơn cử như tài sản là bất động sản, việc xác định giá trị phụ thuộc hoàn toàn vào hợp đồng mua bán và giá trị thị trường, việc tham khảo khung giá nhà đất của UBND tỉnh là không khả quan do quá xa rời thực thế, thế nhưng trong năm trước từ 2009-2011 trên địa bàn đã xảy ra những cơn sốt đất ảo do có tin đồn sẽ sáp nhật thị trấn Như Quỳnh vào thủ đô Hà nội, dẫn đến việc các khách hàng có tài sản thế chấp là đất và nhà ở liên tục đưa ra các mức giá vô lý, điều này dẫn đến việc cán bộ tín dụng của chi nhánh không tỉnh táo đặc biệt trước sự cạnh tranh gay gắt của chi nhánh các NHTMCP đã làm cho công tác thẩm định trong những năm nay có sự sai lệch đáng kể, gây nên hậu quả lâu dài cho những năm tiếp theo. Hoặc với các tài sản là máy móc, dây chuyền thiết bị, việc xác định giá trị chủ yếu dựa vào hợp đồng mua bán đã quá cũ, bản thân cán bộ lại tính toán khấu hao không chuẩn xác (chủ yếu là khấu hao theo phương pháp đường thẳng) đã làm cho giá trị của tài sản đảm bảo bị đội lên nhiều so với công dụng sử dụng thực tế. Đây là những ví dụ thực thế cho thấy công tác định giá và quản lý tài sản của chi nhánh còn rất nhiều vấn đề cần phải thảo luận.
S Cán bộ tín dụng của chi nhánh đều có trình độ cao nhưng chuyên ngành đào tạo đơn thuần là tài chính - ngân hàng, không có cán bộ tín dụng đã học hoặc nghiên cứu qua công tác thẩm định giá - một công tác đòi hỏi nhiều ký năng, kiến thưc rộng và am hiểu rất nhiều lĩnh vực. Mặt khác, tuy cán bộ của chi nhánh rất nhiệt huyết nhưng kinh nghiệm thì chưa được trau dồi một cách vững chắc do tuổi đời còn trẻ nên tự bản thân chưa tích lũy được những kiến thức trong thời gian công tác.
S Nguồn thông tin sử dụng chủ yếu trong ngân hàng là từ hồ sơ khách hàng cung cấp, cán bộ trong chi nhánh cũng tích cực thảm khảo thông tin từ các nguồn khác nhưng chất lượng của các thông tin này không cao. Tại huyện Văn Lâm, không có nhiều công ty môi giới bất động sản, không có sàn giao dịch, việc mua bán tài sản đặc biệt là bất động sản chỉ thực hiện thông qua “truyền miệng” không đăng báo, thông tin từ website, mạng vi tính,...lại càng mù mờ dẫn đến việc nguồn thông tin thì có nhiều nhưng chất lượng gần như là không có.
S Số lượng khách hàng của chi nhánh lớn, khoảng 500 khách hàng trong khi số lượng cán bộ tín dụng chưa đến 20 người, trung bình mỗi cán bộ quản lý trung bình 25 khách hàng với một lượng thông tin về khách hàng, về phương án kinh doanh, tài sản đảm bảo đáng kể đã làm cho bản thân các cán bộ cảm thấy quá tải và khó có thể thực hiện tốt được công tác giám sát tài sản cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ. Lực lượng mỏng, văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, địa bàn hoạt động rộng và phức tạp đang thực sự là nguyên nhân khiến cho các cán bộ tín dụng không làm tốt được công tác của mình.
S Việc quản lý tài sản của chi nhánh còn nhiều bất cập. Tài sản thế chấp tuy chi nhánh nắm giữ giấy tờ gốc nhưng các tài sản này thường hay phát sinh những tranh chấp, việc khách hàng trốn khỏi nơi cư trú hoặc không chịu bàn giao tài sản cho ngân hàng đang là trở ngại cho ngân hàng trong việc phát mại, thanh lý tài sản. Đấy là chưa kể đến những tài sản thế chấp là ô tô
được giao cho khách hàng tiếp tục sử dụng dẫn đến việc hao mòn tài sản, hỏng hóc hoặc người vay bán chiếc ô tô đi mà chi nhánh không hề hay biết.
b. Nguyên nhân khách quan
S Sự biến động của môi trường kinh tế, xã hội ảnh hưởng không chỉ đến các DN mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung cũng như chất lượng của công tác bảo đảm tiền vay của ngân hàng nói riêng. Sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô là khó dự đoán, gây khó khăn trong việc định giá TSBĐ cũng như việc xử lý, phát mại tài sản để thu hồi nợ.
S Khả năng để xây dựng, đánh giá phương án, dự án sản xuất kinh doanh của các DN không phải vấn đề dễ dàng, hơn thế bản thân các khách hàng vay vốn đều muốn vay được số tiền lớn hơn số tiền mà họ cần đề bù đắp các chi phí phát sinh, vì vậy họ thường sửa đổi, chế biến số liệu làm cho giá trị TSBĐ lớn hơn giá trị thực tế. Thậm chí có nhiều khách hàng lợi dụng khâu quản lý tài sản lỏng lẻo đã đem tài sản của mình thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau, lôi kéo các ngân hàng vào các vụ kiện dây dưa không có hồi kết. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng.
S Nguyên nhân cũng được xuất phát từ các văn bản quy phạm pháp luật. Sự thiếu nhất quán, luật ngành này chồng chéo luật ngành khác, sự bất hợp lý ngay trong các văn bản luật của cùng một bộ ban hành đã tạo ra nhiều kẽ hở cho DN và cá nhân lừa đảo ngân hàng, tạo nhiều khoảng trống cho các cơ quan thực thi pháp luật dựa vào đó để cố tình kéo dài các vụ tranh chấp giữa ngân hàng, khách hàng và tài sản đảm bảo. Ngay trong các Quyết định của Ngân hàng NN0&PTNT Việt Nam cũng phải trích dẫn rất nhiều các điều khoản của các văn bản luật khác, điều này buộc các cán bộ tín dụng phải thực sự am hiểu cũng như phải tổng hợp nội dung của những điều khoản này. Thủ tục liên quan đến chứng nhận quyền sở hữu, công chứng, đăng ký giao dịch
bảo đảm còn nhiêu khê, tốn kém không chỉ gây tâm lý e ngại cho khách hàng mà còn tạo sự mệt mỏi cho bản thân ngân hàng cho vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã khái quát được tình hình hoạt động và nêu được những quan điểm đánh giá về thực trạng chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng NN0&PTNT Việt Nam chi nhánh Văn Lâm Hưng Yên. Với những kết quả thành tựu đạt được, chi nhánh nên tiếp tục duy trì và phát huy coi đó là lợi thế và điểm mạnh, với những hạn chế còn tồn tại kèm theo đó là lý giải nguyên nhân cả về khía cạnh chủ quan và khách quan sẽ là cơ sở khoa học để luận văn đưa ra những giải pháp kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng bảo đảm tiền vay tại chi nhánh trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3