H = Giá trị phát mại/dư nợcó khả năng mất vốn
1.3.2. Bài học đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thôn
Việt Nam
Qua việc tìm hiểu công tác bảo đảm tiền vay tại Sacombank, luận văn rút ra bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào thực tiễn để có thể nâng cao chất luợng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Thứ nhất, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy định về hoạt động bảo đảm tiền vay đặc biệt là cơ chế hoạt động của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Tuy hoạt động bảo đảm tiền vay có rất nhiều văn bản pháp quy chỉ dẫn nhung sẽ khó khăn cho cán bộ tín dụng nếu thu thập, nghiên cứu và hiểu một cách đúng đắn tất cả các tài liệu này. Vì vậy nhất thiết bản thân ngân hàng phải hệ thống tất cả các luật, nghị định, thông tu thành các chính sách bảo đảm tiền vay phục vụ cho hoạt động này trong thực tế.
Thứ hai, xây dựng các khung giá riêng của ngân hàng. Với lực luợng cán bộ ngân hàng cao về trình độ sâu về chuyên môn nhu hiện nay, ngân hàng hoàn toàn có thể cử các cán bộ đi tìm hiểu và xây dựng đuợc các khung giá về tài sản bảo đảm. Đặc biệt là khung giá đất, rõ ràng khung giá do UBND các tỉnh ban hành khá xa rời thực tế trong khi thị truờng bất động sản còn rối ren, không minh bạch thì việc ngân hàng dựa vào kinh nghiệm và khả năng của mình hoàn toàn có thể xây dựng đuợc bảng giá riêng, tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng trong công tác thẩm định giá tài sản góp phần nâng cao chất luợng bảo đảm tiền vay.
Thứ ba, hoàn thiện nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác bảo đảm tiền vay. Hình thành các trang web của ngân hàng trong việc công khai các thông tin về xử lý tài sản bảo đảm, các dịch vụ liên quan đến bảo đảm tiền vay, tăng cuờng các liên kết với các ngân hàng khác thậm
chí với trung tâm thông tin tín dụng CIC, hạn chế tình trạng một tài sản được dùng làm bảo đảm cho nhiều ngân hàng khác.
Thứ tư, định hướng việc xây dựng phòng ban chuyên trách về bảo đảm tiền vay. Hoạt động của ngân hàng ngày càng đa dạng phức tạp đặc biệt là hoạt động tín dụng. Bản thân cán bộ tín dụng không thể đa di năng tất cả mọi lĩnh vực vì thế có một phòng ban đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động bảo đảm tiền vay sẽ giúp giảm tải công việc của cán bộ tín dụng cũng như nâng cao chất lượng của bảo đảm tiền vay. Phòng ban này có thể thành lập thành từng tổ đối với các phòng giao dịch hoặc chi nhánh cấp thấp hoặc thành hẳn một phòng riêng đối với các chi nhánh lớn, sở giao dịch,...