0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Các bước tiến hành

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỚT OTA BẰNG LASER YAG Q-SWITCHED TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI (Trang 37 -42 )

2.2.4.1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng bớt Ota

Thu thập thông tin từ bệnh án đủ tiêu chuẩn, có ảnh chụp thương tổn của bệnh nhân lưu tại Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội từ 1/2008-12/2009. Điền các thông tin vào mẫu bệnh án nghiên cứu.

Hỏi bệnh, khám bệnh, chụp ảnh trực tiếp bệnh nhân bớt Ota đến khám tại Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội từ 1/2010-10/2011 sau đó điền thông tin vào bệnh án mẫu nghiên cứu.

. Các biến số nghiên cứu:

o Khảo sát các đặc điểm lâm sàng bớt Ota: Tuổi bắt đầu bị bệnh

Màu sắc bớt Ota Vị trí bớt Ota

Kích thước (diện tích) bớt Ota Tổn thương niêm mạc kèm theo Tiến triển bớt Ota

Liên quan giữa tuổi khởi phát với tiến triển bệnh

2.2.4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị bớt Ota bằng Laser YAG

- Chuẩn bị bệnh nhân

+ Tư vấn bệnh nhân và làm bệnh án theo dõi

+ Khám đánh giá mức độ tổn thương trước điều trị

o Xác định kích thước thương tổn: dựa vào phương pháp Rolfpeter- Zaumseil, Klaun-Grounpe [42]

Kỹ thuật theo phương pháp Rolfpeter-Zaumseil, Klaun-Grounpe là dùng giấy bóng kính đã kẻ ô sẵn (ô có cạnh 2mm) đặt lên vùng da bệnh lý sau đó đếm ô để tính ra diện tích thương tổn. Thực tế ở Viêt Nam không tìm được giấy bóng kính chuyên dụng và có kẻ ô, do vậy chúng tôi áp dụng theo phương thức: cũng đặt giấy bóng kính lên vùng da bệnh lý sau đó lấy bút dạ khoanh vùng da tổn thương trên giấy bóng kính, sau đó căng giấy bóng kính lên trang giấy kẻ ô sẵn để đếm ô và tính ra kích thước thương tổn. Với trường hợp bớt Ota rộng, có nhiều vị trí khác nhau thì đo diện tích từng vị trí rồi cộng lại để tính ra diện tích toàn bộ thương tổn.

Dù thương tổn lớn hay nhỏ khi đo kích thước thương tổn trước điều trị đều lấy chuẩn 100% [42].

Ảnh 10 và 11. Cách thức đo diện tích tổn thương

o Đánh giá màu sắc của thương tổn

Dựa vào bảng màu trên thang màu chuẩn của Von Luschan và cách phân chia mức độ tăng sắc tố của Rolfpeter-Zaumseil, Klaun-Grounpe [42].

Ảnh 12. So sánh màu sắc bớt với bảng màu của Von Luschan

Cách phân chia mức độ tăng sắc tố của Rolfpeter-Zaumseil, Klaun- Grounpe:

Độ 1: cùng màu da với da bình thường

Độ 3: tăng sắc tố mức trung bình 25-27 trên bảng màu) Độ 4: tăng sắc tố đậm (28-32 trên bảng màu)

Độ 5: tăng sắc tố rất đậm (33-36 trên bảng màu)

Khám thương tổn và đối chiếu trên bảng so màu để xác định mức độ tăng sắc tố.

Ngoài ra áp dụng cách phân chia màu sắc trong bớt Ota theo cách gọi tên màu thông thường, bao gồm các màu: nâu, nâu tím, tím xanh, xanh đen, đen.

o Chụp ảnh bệnh nhân (tiêu chuẩn ảnh: trước và sau điều trị phải cùng một vị trí chụp, cùng kích cỡ và cùng một độ sáng như nhau, máy ảnh Sony độ phân giải 10.0).

o Bôi thuốc tê tại chỗ từ 30 phút đến 60 phút bằng Emla 5% (hãng AstraZeneca: lidocaine 25 mg, prilocaine25 mg, tá dược)

o Sử dụng túi chườm lạnh để làm lạnh bề mặt da trước và sau khi điều trị Laser.

- Tiến hành điều trị

o Người làm thủ thuật mặc áo phẫu thuật, đeo khẩu trang, găng tay, kính.

o Che mắt bệnh nhân bằng gạc ẩm và kính chuyên dụng

o Cài đặt các thông số kỹ thuật trên máy Laser

o Chiếu thử laser tại 1 vùng nhỏ (khoảng 1 cm2) sau đó theo dõi biểu hiện của da tại vùng điều trị trong khoảng thời gian 10-15 phút, mục đích xem phản ứng và đáp ứng của da bệnh nhân với tia laser QS Nd:YAG. Nếu phản ứng da với laser bình thường, tiến hành điều trị laser toàn bộ bớt Ota.

- Phác đồ điều trị o Bước sóng điều trị: 1064nm o Mật độ năng lượng: 300-600mj (3-6j/cm2 ) o Kích thước chùm tia: 2-3mm o Tốc độ phát tia: 5/s

o Liệu trình điều trị 8 lần

o Khoảng cách giữa 2 lần điều trị là 1 tháng

- Chăm sóc vết thƣơng sau điều trị

o Đắp gạc lạnh (chườm lạnh) tại vết thương ngay sau điều trị

o Rửa nhẹ vết thương hàng ngày bằng Nacl 0,9%

o Bôi mỡ kháng sinh tại chỗ

o Băng tại chỗ vết thương từ 1-3 ngày, tùy theo mức độ tổn thương da sau điều trị laser

o Uống kháng sinh dự phòng nhiễm trùng, uống thuốc giảm nề hoặc giảm đau (nếu cần) với những trường hợp bớt diện tích rộng, rớm máu nhiều

o Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, bôi kem chống nắng chỉ số SPF 30 buổi sáng và buổi trưa. Bắt đầu bôi sau khi bong vảy (thường sau 5-7 ngày), bôi trong suốt quá trình điều trị.

- Đánh giá kết quả điều trị

+ Đánh giá mức độ cải thiện bớt Ota sau 2, 4, 6, 8 lần điều trị laser YAG

o Giảm kích thước thương tổn: dựa vào so sánh diện tích bớt trước và sau điều trị (đo theo phương pháp Rolfpeter-Zaumseil, Klaun-Grounpe):

Rất tốt: giảm ≥ 90% diện tích thương tổn

Tốt: giảm 70-89% diện tích thương tổn

Trung bình: giảm 50-69% diện tích

Kém: giảm < 50% diện tích

o Giảm sắc tố tại thương tổn: bằng cách so màu thương tổn trên thang màu của Von Luschan xác định mức độ giảm sắc tố sau điều trị. Sau đó chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn đánh giá về mức độ giảm sắc tố tại thương tổn trong các bệnh da có tăng sắc tố của các tác giả Rolfpeter-Zaumseil, Klaun- Grounpe [42]:

Rất tốt: khi thương tổn giảm sắc tố được ≥ 3 mức (ví dụ trước điều trị thương tổn tăng sắc tố ở mức rất đậm, sau điều trị mức độ tăng sắc tố là nhẹ,

như vậy giảm được 3 mức). Hoặc khỏi hoàn toàn tức là da trở về bình thường sau điều trị, dù chỉ giảm được 1 mức.

Tốt: thương tổn giảm sắc tố được 2 mức so với trước điều trị.

Trung bình: thương tổn giảm sắc tố 1 mức.

Kém: thương tổn giảm sắc tố dưới 1 mức so với trước điều trị.

+ Khảo sát một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị: tuổi bắt đầu điều trị của bệnh nhân, màu sắc bớt Ota, vị trí thương tổn bớt Ota với kết quả điều trị.

+ Đánh giá tác dụng không mong muốn: tăng sắc tố, giảm sắc tố, tạo sẹo.

giá: rất hài lòng, hài lòng, chưa hài lòng.


Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỚT OTA BẰNG LASER YAG Q-SWITCHED TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI (Trang 37 -42 )

×