Quá trình hình thành và phát triển của hệthống Ngân hàng thương mại Việt

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. (Trang 90 - 96)

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng thươngmại Việt Nam mại Việt Nam

Kể từ khi có pháp lệnh ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp: Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước (NHNN) là ngân hàng quản lý nhà nước về tiền tệ, là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền và là ngân hàng của các ngân hàng. ngân hàng thương mại (NHTM) là ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Thời kỳ này có 4 NHTM được thành lập: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Trải qua hơn 30 năm ra đời và phát triển, hệ thống NHTM Việt Nam đã không ngừng phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Số lượng các NHTM tăng không ngừng, lúc mới thành lập chỉ có 4 NHTM nhà nước nhưng đến nay hệ thống NHTM Việt Nam có sự tham gia của ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Theo thống kê của NHNN tính đến hết 31/12/2020 hệ thống NHTM Việt Nam gồm có 4 ngân hàng thương mại nhà nước (trong đó có 3 ngân hàng TNHH một thành viên), 31 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM cổ phần), 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 2 ngân hàng liên doanh. Một số NHTM lớn đang từng bước định hướng theo mô hình tập đoàn bao gồm ngân hàng mẹ và các công ty thành viên như công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty quản lý vốn và khai thác tài sản...

Biểu đồ 3.1. Hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Nguồn: Thống kê của NHNN (www.sbv.gov.vn)

Nhìn vào Biểu đồ 3.1 cho thấy hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020 không có sự biến động lớn về số lượng nhiều. Cụ thể: hệ thống ngân hàng thực hiện đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Chính phủ giai đoạn 1 (2011-2015) theo quyết định 454/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ và giai đoạn 2 (2016- 2020) đã được Thủ tướng ký quyết định phê duyệt số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017. Một số ngân hàng thương mại Nhà nước chuyển mô hình từ Ngân hàng nhà nước (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng đồng bằng sông Cửu Long) sang NHTM cổ phần, do sự mua bán sáp nhập của các ngân hàng thương mại và mua lại giá 0 đồng của ngân hàng nhà nước với các ngân hàng yếu kém (Ngân hàng Đại dương, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Dầu khí).

Đến hết 31/12/2020 thì toàn hệ thống NHTM của Việt Nam có 46 ngân hàng trong đó có 31 ngân hàng thương mại cổ phần. Cho đến nay hệ thống ngân hàng Việt nam đã lớn mạnh cả về mặt số lượng cũng như chất lượng đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế và ngày càng khẳng định được vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế.

3.1.2. Quy mô vốn điều lệ, chi nhánh và sở giao dịch của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

3.1.2.1. Đối với ngân hàng thương mại Nhà nước

NHTM Nhà nước có sự thay đổi cả về số lượng ngân hàng và cả về quy mô. Quy mô các ngân hàng thương mại Nhà nước ngày càng lớn mạnh cả về vốn điều lệ và về số chi nhánh, Sở giao dịch. Cụ thể, các NHTM Nhà nước tính đến thời điểm 31/12/2020 có số vốn và số lượng chi nhánh như sau:

Bảng 3.1. Các Ngân hàng thương mại nhà nước tính đến 31/12/2020

TT Tên ngân hàng Vốn điều lệ

(Tỷ đồng)

Số chi nhánh và Sở GD

1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Việt Nam (Agribank) 30.709,9 940

2 Ngân hàng TNHH một thành viên Dầu khí toàn

cầu (GPBank) 3.018 15

3 Ngân hàng TNHH một thành viên Đại Dương

(OceanBank) 4.000,1 21

4 Ngân hàng TNHH một thành viên Xây dựng

(CBBank) 3.000 21

Nguồn: Thống kê của NHNN (www.sbv.gov.vn)

Giai đoạn 2011-2013 các ngân hàng gồm: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Đồng bằng Sông Cửu Long đã lần lượt chuyển loại hình sở hữu từ NHTM Nhà nước sang NHTM cổ phần nên số lượng NHTM Nhà nước đã giảm từ 5 ngân hàng (2010) xuống còn 1 ngân hàng (2013). Năm 2015 thực hiện đề án tái cấu trúc ngân hàng, ngân hàng nhà nước đã bắt buộc mua toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng 3 ngân hàng yếu kém (GPBank, OceanBank và CBBank) nên số lượng ngân hàng thương mại nhà nước là 4 ngân hàng. Đến nay, Agribank vẫn là ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất (30.709,9 tỷ đồng) và có số lượng chi nhánh, sở giao dịch nhiều nhất (940) trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với 3 ngân hàng (gồm GPBank, OceanBank và CBBank) số vốn điều lệ thể hiện trên Bảng 3.1 chỉ là con số trên danh nghĩa còn thực tế sau khi được mua lại với giá 0 đồng thì theo kết quả của kiểm toán nhà nước cho thấy gần 3 năm được NHNN mua

lại nhưng thực trạng tài chính của các ngân hàng này chưa được cải thiện, hàng năm các ngân hàng vẫn lỗ hàng ngàn tỷ đồng và bị âm vốn chủ sở hữu.

3.1.2.2. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần

Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay có 31 NHTM cổ phần, các ngân hàng ngày càng tăng cả về quy mô vốn và số chi nhánh, sở giao dịch. Số vốn điều lệ, số lượng chi nhánh và sở giao dịch của các NHTM cổ phần tính đến 31/12/2020 được chi tiết ở Bảng 3.2.

Về quy mô vốn: trong số các NHTM cổ phần hiện nay có 3 ngân hàng có số vốn điều lệ lớn kể đến đầu tiên là BIDV với số vốn điều lệ là 40.220,2 tỷ đồng, tiếp theo là Vietinbank với số vốn điều lệ là 37.234 tỷ đồng và sau nữa là Vietcombank với số vốn điều lệ là 37.088,8 tỷ đồng. Nhóm các ngân hàng có số vốn điều lệ thấp ở mức tối thiểu theo quy định của NHNN là 3.000 tỷ gồm có các ngân hàng như: Ngân hàng TMCP Bản Việt, Ngân hàng thương mại Bảo Việt, Ngân hàng Sài Gòn Công thương, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.

Về số lượng chi nhánh, sở giao dịch: các ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, số lượng chi nhánh, sở giao dịch ngày càng tăng. Tính đến hết 31/12/2020 theo thống kê của NHNN thì số lượng chi nhánh, sở giao dịch của các NHTM cổ phần thì ngân hàng có số lượng chi nhánh, sở giao dịch lớn nhất là BIDV (190 chi nhánh, sở giao dịch), tiếp theo là Vietinbank (157 chi nhánh, sở giao dịch), tiếp theo Vietcombank (116 chi nhánh, sở giao dịch) và ngân hàng có số lượng chi nhánh ít nhất là Ngân hàng PGbank (17 chi nhánh).

Bảng 3.2. Các ngân hàng thương mại cổ phần tính đến 31/12/2020

TT Tên ngân hàng Vốn điều lệ

(Tỷ đồng)

Số CN và SGD

1 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) 37.234 157 2 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 40.220,2 190 3 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 37.088,8 116

4 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 21.615 86

5 Ngân hàng TMCP An Bình (ABB) 5.713,1 35

6 Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoViet bank) 3.150 22

TT Tên ngân hàng Vốn điều lệ

(Tỷ đồng)

Số CN và SGD

8 Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) 7.086,5 44

9 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) 10.746,43 76 10 Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) 9.000 40

11 Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) 5.000 56

12 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank) 12.087,44 39

13 Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) 11.750 62

14 Ngân hàng TMCP Kiên Long (KLB) 3.237 31

15 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 35.001,4 62

16 Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A bank) 3.890 27

17 Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) 7.898,6 39

18 Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) 27.987,6 101

19 Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) 9.244,9 52

20 Ngân hàng Quốc dân (NCB) 4.101,6 24

21 Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 15.231,7 50

22 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB) 3.080 33 23 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 12.036,2 58 24 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 18.852,2 109

25 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) 10.716,7 36

26 Ngân hàng TMCP Việt Á (Viet A Bank) 3.500 24

27 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) 25.299,7 62 28 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) 4.190,2 18 29 Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) 3.000 17 30 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu (Eximbank) 12.355,2 44 31 Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

(HDBank) 16.088,48 67

3.1.2.3. Đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Hiện nay trong hệ thống NHTM Việt Nam có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, trong đó có Ngân hàng TNHH MTV UOB Việt Nam được cấp phép hoạt động năm 2017.

Bảng 3.3. Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tính đến 31/12/2020

TT Tên ngân hàng Vốn điều lệ

(Tỷ đồng)

1 Ngân hàng ANZ Việt Nam (ANZVL) 3.000

2 Ngân hàng Hong Leong Việt Nam (HLBVN) 3.000

3 Ngân hàng HSBC Việt Nam (HSBC ) 7.528

4 Ngân hàng Shinhan Việt Nam (SHBVN) 5.709,9

5 Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam (SCBVL) 4.902 6 Ngân hàng TNHH MTV Public Bank Việt Nam (PBVN) 6.000

7 Ngân hàng CIMB Việt Nam 3.467,2

8 Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam 4.600

9 Ngân hàng TNHH MTV UOB Việt Nam 3000

Nguồn: Thống kê của NHNN (www.sbv.gov.vn)

Trong số các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam thì ngân hàng HSBC Việt Nam có số vốn điều lệ lớn nhất đạt 7.528 tỷ đồng, tiếp theo là Ngân hàng TNHH MTV PublicBank Việt Nam 6.000 tỷ đồng, còn có các ngân hàng ở mức đủ yêu cầu vốn điều lệ quy định ở mức 3.000 tỷ đồng như ANZ, HLB, UOB.

3.1.2.4. Đối với ngân hàng liên doanh

Số lượng các ngân hàng liên doanh Việt Nam giai đoạn 2011-2020 có xu hướng giảm dần, năm 2008 có 5 ngân hàng đến nay còn có 2 ngân hàng đó là ngân hàng TNHH Indovina (IVB) và ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB). Các ngân hàng này đều có số vốn điều lệ thấp chỉ ở mức quy định, trong đó ngân hàng Indovina có số vốn điều lệ là 3.377,5 tỷ đồng, ngân hàng Việt Nga có số vốn điều lệ là 3.008,4 tỷ đồng.

Bảng 3.4. Các ngân hàng liên doanh tính đến 31/12/2020

TT Tên ngân hàng Vốn điều lệ

(Tỷ đồng)

1 Ngân hàng TNHH Indovina (IVB) 3.377,5

2 Ngân hàng liên doanh Việt – Nga (VRB) 3.008,4

Nguồn: Thống kê của NHNN (www.sbv.gov.vn)

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w