Giai đoạn 196 7 1986

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 26 - 27)

5. Bố cục luận án

1.2.1. Giai đoạn 196 7 1986

Năm 1967 có thể được coi là năm khai sinh ra hướng nghiên cứu động vật đất Oribatida của Việt Nam. Lần đầu tiên hai chuyên gia nghiên cứu thế giới người Hungari, đã xác định được 33 loài Oribatida ở hệ sinh thái đất Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Tu Lý (Hòa Bình) và Sa Pa (Lào Cai) của Việt Nam. Tất cả 33 loài ghi nhận được đều là mới cho khu hệ động vật Việt Nam, trong đó có 29 loài và 4 giống là mới cho khoa học. Vào thời điểm đó chưa có chuyên gia Việt Nam nghiên cứu về nhóm này [63].

Bảy năm sau mới tiếp tục có một công trình của tác giả nước ngoài nghiên cứu về Ve giáp Việt Nam là Rajski & Szudrowicz (1974) mô tả loài mới Dolicheremaeus bartkei sp. n. ở phía Bắc Việt Nam [134].

Năm 1980, luận văn cấp I Sau đại học của Vũ Quang Mạnh, đã được bảo vệ ở trường ĐHSP I Hà Nội, về “Nghiên cứu quần xã Ve bét (Arachnida: Acari) và Bọ nhảy (Insecta: Collembola) ở đất một số sinh cảnh ở Từ Liêm (Hà Nội) và ở An Khê (Tây Nguyên)”. Lần đầu tiên (1982) các tác giả Việt Nam, Vũ Quang Mạnh và Nguyễn Trí Tiến đã công bố kết quả nghiên cứu về thành phần nhóm phân loại và đặc điểm phân bố của các nhóm bét (Acarina: Arachnida) và bọ nhảy (Collembola: Insecta) ở Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam [18].

Nghiên cứu của Golosova (1983, 1984) ở rừng nhiệt đới phía Bắc của An Khê mô tả thêm 2 loài mới Mixacarus follifer Golosova, sp.n.; Cosmobates nobilis Golosova, sp.n. [104].

Bước đầu, đã có một số công trình khoa học của chuyên gia Việt Nam được công bố cộng tác với các tác giả quốc tế, như công trình của Hoàng Kim Hối và cs. (1983), Vu, Jeleva & Zonev (1985) [146], Jeleva & Vu (1987) công bố 7 loài Ve giáp mới ở phía Bắc Việt Nam [106].

Năm 1986, tại khoa Sinh học của trường đại học Tổng hợp Sofia, thuộc nước Cộng hòa nhân dân Bungari. Lần đầu tiên, Vũ Quang Mạnh đã ghi nhận được 73 loài Ve giáp ở miền Bắc Việt Nam, bao gồm 39 loài mới cho khu hệ động vật Việt Nam. Tác giả đã mô tả 7 loài Ve giáp mới cho khoa học. Khu hệ Ve giáp tuy mới được khảo sát sơ bộ ở miền Bắc Việt Nam, nhưng cho thấy nó rất đa dạng và phong phú, và đây là nhóm có nhiều triển vọng trong nghiên cứu. Tuy nhiên, vào thời điểm đó lần đầu tiên mới có một chuyên gia Việt Nam nghiên cứu về Oribatida [177].

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 26 - 27)