Bàn luận và nhận xét

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 87 - 88)

5. Bố cục luận án

3.1.4. Bàn luận và nhận xét

Trong thời gian nghiên cứu 2016 - 2020, tại hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La với diện tích vùng nghiên cứu khoảng gần 20 hecta, theo các dạng sinh cảnh giảm dần lớp phủ thực vật và gia tăng mức độ tác động của con người từ rừng tự nhiên  rừng nhân tác  trảng cỏ, cây bụi  đất canh tác cây lâu năm  đất canh tác cây ngắn ngày  và sinh cảnh canh tác chuyên canh cây chè (Camellia sinensis) lâu năm rất đặc trưng tại

địa phương và một số điểm thu mẫu định tính ở dạng sinh cảnh rừng nhân tác. Kết quả đã xác định được 151 loài Ve giáp, trong đó có 21 loài mới xác định đến giống “sp.”, thuộc 94 giống, 49 họ và 29 liên họ. Kết quả này đóng góp thêm 44 loài mới cho khu hệ Ve giáp Việt Nam và 62 loài mới cho vùng cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Số lượng các bậc phân loại học Ve giáp ở vùng nghiên cứu so với cả nước (2020) có mức độ đa dạng khá cao ở mức liên họ và họ chiếm hơn 50% so với cả nước, ở mức giống trong họ và loài trong giống chiếm tỉ lệ thấp hơn.

Cấu trúc các bậc phân loại học của Ve giáp ở vùng nghiên cứu có mức độ đa dạng thành phần loài không cao, đa số các liên họ có một họ, mỗi họ có một giống và mỗi giống đa số có một loài. Trong đó liên họ lớn nhất ở vùng nghiên cứu là Oripodoidea có tám họ, họ lớn nhất là Oppiidae có 14 giống, giống lớn nhất là Scheloribates có sáu loài. Theo Vũ Quang Mạnh (2005), đưa ra nhận xét rất đáng chú ý ở một số khu vực núi cao phía Bắc,

trong khu hệ động vật Ve giáp bắt gặp một số giống mang tính chất địa động vật Cổ Bắc [22], đối chiếu trong nghiên cứu của tác giả ghi nhận sự có mặt của 7/9 giống mang tính chất này: Northus Koch, 1835; Oppia Koch, 1835; Tectocepheus Berlese, 1903;

Scheloribates, Berlese, 1908; Xylobates, Jacot, 1929; Achipteria Berlese, 1885; Galumna

Heyden, 1826. Điều này phần nào thể hiện cho tính chuyên biệt trong đặc điểm thành phần loài Ve giáp của vùng nghiên cứu. Đây là nhận xét của tác giả dựa trên kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ nội dung luận án, để có dữ liệu đầy đủ hơn về mức độ đa dạng thành phần loài của khu hệ Ve giáp này cần triển khai thêm nhiều nghiên cứu.

So sánh với ba khu vực liên quan như Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, vùng cao nguyên Mộc Châu nằm trong khu vực Tây Bắc, và có số lượng các taxon khá cao ở bậc họ và giống đạt trên 50%, và thấp hơn về số lượng các taxon bậc loài dưới 40%.

Với mức tương đồng thành phần loài chỉ đạt trung bình 39,48%, cho thấy sự tách biệt khá rõ về thành phần loài của khu vực Tây Bắc (bao gồm vùng nghiên cứu) so với ba khu vực Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ. Kết quả phần nào cho thấy mặc dù với thành phần loài Ve giáp ghi nhận được có số lượng không quá phong phú nhưng phần nào thể hiện tính độc đáo riêng biệt.

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w