Nghiên cứu Vegiáp tại vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 33 - 34)

5. Bố cục luận án

1.3. Nghiên cứu Vegiáp tại vùng nghiên cứu

Vùng nghiên cứu thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, thuộc khu vực Tây Bắc Việt Nam (bao gồm 4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình).

Tại địa bàn tỉnh Sơn La, đã có một số nghiên cứu của Vũ Quang Mạnh và cộng sự tiến hành, để đánh giá mật độ, đa dạng thành phần loài, đặc điểm địa động vật và vai trò của nhóm Microarthopoda Ve giáp và bọ nhảy ở vùng đồi núi Tây Bắc Việt Nam, trong giai đoạn những năm 1982, 1984, 1987, và được mở rộng nghiên cứu thêm những năm 1988 - 1996, 2000, 2003 - 2006 [11], [17]. Các nghiên cứu thực hiện tại đỉnh núi Pha Luông (cao 1507 m) thuộc xã Tân Xuân, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, bản Nà Hiếng thuộc xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Các nghiên cứu được thực hiện.

Một số công trình khoa học đã được công bố trong thời gian nghiên cứu này:

Jeleva M., và Vu Quang Manh (1987), công bố công trình nghiên cứu về một số nhóm Ve giáp bậc thấp ở miền Bắc Việt Nam, đưa ra danh sách của 11 loài Ve giáp bậc thấp thuộc 8 giống, 6 họ, trong đó có bốn loài được thu mẫu tại TP. Sơn La, Tây Bắc Việt Nam [106].

Vũ Quang Mạnh (1993), tổng kết khái đưa ra danh sách ghi nhận của 47 loài Ve giáp ở vùng đồi núi Tây Bắc Việt Nam, nâng tổng số các loài Ve giáp đã biết ở khu vực này tính đến thời điểm đó lên

53 loài. Kết quả này đã đóng góp thêm 14 loài mới cho khu hệ Ve giáp Việt Nam [11]. Các nghiên cứu được thực hiện tại bốn dạng sinh cảnh: rừng tự nhiên tại chân núi Pha Luông, bản Nà Hiếng, xã Xuân Nha, Mộc Châu; rừng thứ sinh và nhân tác tại bản Nà Hiếng, Xuân Nha, Mộc Châu; sinh cảnh trảng cỏ cây bụi và nương trồng sắn tại bản Nà Hiếng, Xuân Nha, Mộc Châu và sinh cảnh cây bụi và trảng cỏ của Tp. Sơn La. Mẫu đất được thu theo 3 tầng: tầng rêu và xác vụn thực vật cách 1m trên mặt đất, tầng thảm lá và tầng đất (-1) 0 - 10cm. Trong 47 loài Ve giáp đã xác định được, có 24 loài thu được ở rừng tự nhiên chân núi Pha Luông (1450m). 12 loài ghi nhận ở sinh cảnh rừng thứ sinh và nhân tác, 4 loài ghi nhận tại sinh cảnh trảng cỏ và cây bụi, 11 loài ghi nhận tại sinh cảnh nương trồng sắn bản Nà Hiếng và sinh cảnh cảnh cây bụi và trảng cỏ Tp. Sơn La, tỉnh Sơn La ghi nhận được 11 loài Ve giáp. Các kết quả nghiên cứu này đã được tổng kết trong công trình Động vật chí Việt Nam - Tập 21 Bộ Ve giáp của tác giả Vũ Quang Mạnh [17], [143], [144].

Như vậy tính đến thời điểm này, ở tỉnh Sơn La mới có một số nghiên cứu tại thành phố Sơn La và một số địa điểm tại huyện Mộc Châu, còn lại ở các dạng sinh cảnh khác của huyện chưa có nghiên cứu khoa học nào về đối tượng Ve giáp (Acari: Oribatida).

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 33 - 34)