5. Bố cục luận án
3.2.3. Cấu trúc loài ưu thế
Trong năm sinh cảnh ở vùng nghiên cứu, đã thống kê có tổng số 16 loài Ve giáp ưu thế và rất ưu thế với tỉ lệ dao động từ 5,21% - 32,36% (bảng 3.7) cụ thể:
Sinh cảnh RTN: có hai loài Ve giáp ưu thế P. brevisetus, M. tamdao (tỉ lệ phần trăm dao động 6,11% - 8,65%), và một loài rất ưu thế P. vietnamensis (chiếm 14,25%).
Sinh cảnh RNT: có hai loài Ve giáp ưu thế P. margaritata, T. minor (tỉ lệ phần trăm dao động từ 5,85% - 8,29%) và có một loài Ve giáp rất ưu thế M. tamdao (chiếm 11,22%).
Sinh cảnh TC: có bảy loài ưu thế P. aciculatus, P. hirsutus, G. arenaria, S. fimbriatus, M.
tamdao, P. brevisetus, S. mahunkai (tỉ lệ phần trăm dao động từ 5,21% - 9,20%) và một loài rất
ưu thế M. mamillaris (chiếm 10,12%).
Sinh cảnh CLN: có bốn loài ưu thế S. africanus, J. kuhnelti, M. tamdao, T. minor (tỉ lệ dao động từ 5,45% - 8,73%) và một loài rất ưu thế S. mahunkai chiếm tỉ lệ 32,36%.
Sinh cảnh CNN: có bốn loài Ve giáp ưu thế N. silvestris, S. mahunkai, J. kuhnelti, M.
remigera (tỉ lệ dao động từ 5,56% - 7,14%) và ba loài rất ưu thế T.velatus elegans, T. minor, M. mamillaris (tỉ lệ dao động từ 12,7% - 19,05%).
Bảng 3.7. Tập hợp các loài Ve giáp ưu thế trong năm sinh cảnh
STT Loài Độ ưu thế (%)
RTN RNT TC CLN CNN
1 Multioppia tamdao Mahunka, 1988 8,65 11,12 7,98 8,73 2 Perxylobates brevisetus Mahunka, 1988 6,11 7,98
3 Perxylobates vietnamensis (Jeleva & Vũ, 1987) 14,25
4 Tectocepheus minor Berlese, 1903 8,29 8,73 15,08 5 Pergalumna margaritata Mahunka, 1989 5,85
6 Scheloribates fimbriatus Thor, 1930 6,75 7 Papillacarus hirsutus (Aoki, 1961) 5,21
8 Scheloribates mahunkai Subias, 2010 9,2 32,36 5,56 9 Masthermannia mamillaris (Berlese, 1904) 10,12 19,05 10 Graptoppia arenaria Ohkubo, 1993 5,83
11 Papilacarus aciculatus (Berlese, 1905) 5,21
12 Scheloribates africanus (Wallwork, 1964) 5,45
13 Javacarus kuhnelti Balogh, 1961 6,18 6,35
14 Malacoangelia remigera Berlese, 1913 7,14
15 Nothrus silvestris Nicolet, 1855 5,56
16 Tectocepheus velatus elegans Ohkubo, 1981 12,07
Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi; CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày.
Số liệu cho thấy không có loài nào ưu thế trong cả năm sinh cảnh của vùng nghiên cứu. Có duy nhất một loài ưu thế trong bốn sinh cảnh là M. tamdao ưu thế trong bốn sinh cảnh (RTN,
RNT, TC, CLN) với tỉ lệ dao động (7,98% - 11,12%).
Có bốn loài ưu thế trong hai và ba sinh cảnh: T. minor ưu thế trong ba sinh cảnh (RNT, CLN, CNN) với tỉ lệ dao động (8,29% - 15,08%). S. mahunkai ưu thế trong ba sinh
cảnh (TC, CLN, CNN) với tỉ lệ dao động (9,2% - 32,36%), P. brevisetus ưu thế trong hai sinh cảnh (RTN, TC), M. mamillaris ưu thế trong hai sinh cảnh (TC, CNN) với tỉ lệ dao động (10,12% - 19,05%). J. kuhnelti ưu thế trong hai sinh cảnh (CLN, CNN) với tỉ lệ dao động (6,18% - 6,35%). Còn lại các loài chỉ ưu thế trong một dạng sinh cảnh: P.
vietnamensis rất ưu thế trong sinh cảnh RTN (14,25%). P. margaritata ưu thế trong sinh
cảnh RNT với 5,85%. S. fimbriatus, G. arenaria, P. hirsutus và P. aciculatus chiếm ưu thế trong sinh cảnh TC với tỉ lệ phần trăm 6,75 %; 5,83 %; 5,21%; 5,21%. S. africanus chiếm 5,45% ưu thế trong sinh cảnh CLN. T. velatus elegans, M. remigera, N. silvestris rất ưu thế và ưu thế trong sinh cảnh CNN với tỉ lệ phần trăm lần lượt 12,07%; 7,14% và 5,56%. Đây đều là những tập hợp loài ưu thế đặc trưng, chỉ bắt gặp ở từng sinh cảnh, vì vậy rất có thể
chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ thị điều kiện sinh thái môi trường của vùng nghiên cứu.
Như vậy, mỗi sinh cảnh có một tập hợp loài Ve giáp ưu thế đặc trưng và chúng thay